Sự phối hợp trong khâu tổ chức sản xuất còn chưa đồng bộ, thiếu tính chuyên nghiệp: Cơ chế duyệt kịch bản, duyệt băng phát sóng khá phức tạp, qua

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 68 - 74)

Chất lượng sản phẩm Cả hai trường đều có những tác phẩm, hoặc từng phần tốt nhưng tất

2.3.2.6Sự phối hợp trong khâu tổ chức sản xuất còn chưa đồng bộ, thiếu tính chuyên nghiệp: Cơ chế duyệt kịch bản, duyệt băng phát sóng khá phức tạp, qua

chuyên nghiệp: Cơ chế duyệt kịch bản, duyệt băng phát sóng khá phức tạp, qua nhiều lần sửa chữa. Có kịch bản do chờ duyệt nên mất tính thời sự, sự kiện đã có những chuyển biến mới. Thậm chí có một số chương trình bị chậm ngày phát sóng chỉ vì sửa băng quá nhiều lần. Bên cạnh đó, lực lượng sản xuất chương trình là các bạn sinh viên nên cũng có nhiều hạn chế trong quá trình tác nghiệp, chưa chủ động được về tiến độ thực hiện chương trình. Chính vì vậy, có những kế hoạch bị đổ vỡ, chương trình khó có thể hoàn thiện. Và cũng chưa có quy định nào để phạt các chương trình nộp muộn, chậm phát sóng. Trường hợp số 28, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện đầy đủ cả 4 phần. Tuy nhiên, phần Chia sẻ cùng tôi về nhóm nhạc Rock sinh viên nhưng khi duyệt băng, ban biên tập đã không đồng ý. Mà lại không có phương án dự phòng nên chương trình chỉ còn 3 phần: Tôi thấy, Tôi tranh luận, Tôi có. Sau đó, do sinh viên của các trường ôn thi cũng như nghỉ Tết Nguyên Đán nên các biên tập viên của chương trình phải tự sản xuất. Tuy nhiên chương trình bị gián đoạn một thời gian, đến tháng 2 mới tiếp tục lên sóng với những thay đổi mới.

Sinh viên có khả năng thực hiện các chương trình. Tuy vậy cần cân đối với việc học. Và quan trọng nhất phải đảm bảo kỷ luật phát sóng – yêu cầu quan trọng nhất khi làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam.

Tại các đơn vị sản xuất, đều tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm lần 1 qua cán bộ tổ chức sản xuất của đơn vị mình, và qua chấm điểm của Đài Truyền hình Việt Nam. Một số cán bộ trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện chương trình đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác sản xuất chương trình, tạo điều kiện cho sinh viên tác nghiệp.

Tuy vậy, công việc tổ chức sản xuất – công việc quan trọng truyền hình, tại các đơn vị đào tạo chưa được thực hiện tốt, chưa tạo thành một bộ máy thực sự.

Một số điều chỉnh trong khâu tổ chức thực hiện chương trình: Nhận thấy nhiều hạn chế trong cách hợp tác giữa các trường trong quá trình sản xuất chương trình nên từ tháng 2/2008 ban biên tập đã có đã điều chỉnh cho phù hợp. Để hạn chế tình trạng chậm trễ trong việc nộp băng của các trường và không quá phụ thuộc vào các đơn vị sản xuất bên ngoài nên phương thức hợp tác có sự thay đổi. Thay vì để các trường thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối và chỉ nộp cho chương trình băng hoàn chỉnh thì bây giờ các trường chỉ thực hiện từng phần của chương trình. Ở đây chủ yếu là mục “Chia sẻ cùng tôi”. Phần này có thể do VTV6 đặt hàng hoặc tự các trường đề suất ý tưởng sau đó nếu phù hợp sẽ sản xuất. Các phóng viên, biên tập viên của “Thế hệ Tôi” sẽ thực hiện phần Tôi thấyTôi tranh luận, thực hiện việc dẫn kết nối cùng các thủ tục để phát sóng chương trình. Ngoài ra, băng nộp cho VTV6 của các trường chỉ là băng đã dựng, chưa đọc lời bình, chưa hòa âm. Lời bình được gửi qua email cho VTV6 biên tập lại rồi hoàn chỉnh tác phẩm. Kế hoạch nộp băng, duyệt băng của các trường được lên cực kì chi tiết bao gồm các mốc thời gian nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất chương trình: Các trường nộp kịch bản, VTV6 sẽ phản hồi kịch bản hoàn chỉnh, Các trường nộp băng.

Cơ chế thanh toán cũng là một vấn đề đặt ra đối với quá trình hợp tác này. Do các Khoa chưa có tài khoản và con dấu riêng nên việc thanh toán chi phí sản xuất và quỹ lương cho các nhóm sản xuất gặp nhiều vướng mắc. Th.S Đỗ Bạch Dương cho biết: “Khung kinh phí áp dụng như các chương trình sản xuất của Đài. Tính thêm chi phí thuê sử dụng các thiết bị kỹ thuật vì thực tế cảc trường phải đi thuê. Kinh phí của Đài theo phản ảnh là quá thấp (các biên tập viên chính thức của Đài cũng nhận được thấp thế thôi ). Nhưng đa phần các trường nhận thấy là họ khó trang trải với kinh phí này nên không thể tiếp tục tham gia sản

xuất. Ghi chú là các btv của Đài vẫn sông được với kinh phí này vì họ lấy công làm lãi, làm nhiều chương trình khác nhau để có thêm những thu nhập khác,ngoài ra, họ còn có thêm 1 phần lương cơ bản bên cạnh lương sản phẩm.VTV 6 chỉ là 1 đon vị trong đài, có rất nhiều vấn đề VTV6 không thể tự giải quyết mà là những vấn đề chung liên quan đến chủ trương chung của ĐTH Việt Nam như: chấp nhận sinh viên làm sản phẩm chính thức hay không, giải quyết chế độ lương, thẻ ra vào, ... sự bắt tay dài hơi có tính cam kết giữa đầi TH với các cơ sở đào tạo báo chí...”

Việc tổ chức thực hiện chương trình tạo cơ hội lớn cho sinh viên trong vịêc thực hành, tiếp cận công việc sau này. Đơn vị phối hợp phát huy được sự sáng tạo của sinh viên trong các sản phẩm phát sóng. Tuy vậy, đơn vị phối hợp gặp nhiều khó khăn trong kỷ luật phát sóng, (hạn nộp đề tài, hạn nộp băng, nội dung chương trình….). Đôi khi, các đơn vị phối hợp mất đi sự chủ động trong phối hợp sản xuất. Hạn chế của việc đào tạo tại Khoa là hệ thống lý thuyết không được cập nhật, khả năng thực hành chưa được đáp ứng.

Thế mạnh của các đơn vị đào tạo không phải là tính cập nhật của thông tin. Bởi vì đây là chương trình tạp chí, phát hàng tuần. Thế mạnh của chương trình chính là cách nhìn nhận, cách lý giải các vấn đề được đặt ra. Chính những sinh viên đang theo học ngành Báo chí của các trường, những người trực tiếp thực hiện chương trình với con mắt của người trẻ tuổi sẽ có cách nhìn nhận vấn đề rất riêng. Họ chính là những người trong cuộc, thậm chí tham dự vào các vấn đề, sự kiện ấy. Thế hệ Tôi ngừng phát sóng sau 2 năm thực hiện và kết thúc sự hợp tác sản xuất chương trình TH của các đơn vị và Đài TH. Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra sau quá trình hợp tác này. “Bản thân mỗi cơ sở đào tạo nếu có đủ năng lực sản xuất chương trình truyền hình để phát sóng là một đầu mối theo mô hình xã hội hóa. Tuy nhiên để làm được việc này thì cần hệ thống cơ sở vật chất và con người đi kèm. Mà điều này thì không phải cơ sở đào tạo nào cũng có được” (Th.S Đinh Ngọc Sơn), “Đã có 1 chương trình Thế hệ tôi tôt, đươc khán giả nhất là sinh

viên, học sinh đón nhận và quý mến, bước đầu cái tên được nhớ, sinh viên và thày cô các trường đã có cơ hội được thể hiện và chứng tỏ năng lực tiềm tàng. Khẳng định một điều sinh viên rất có tiềm năng và công tác đào tạo báo chí truyên hình đã có những hiệu quả nhất định” (Th.S Đỗ Bạch Dương), “Việc hợp tác của Khoa với VTV chỉ là bước đi ban đầu, nó chưa phải là một hình thức hợp tác lâu dài, để có thể đưa nhà trường như một đầu mối sản xuất chương trình truyền hình thì cần có một cơ chế và hình thức hợp tác bài bản hơn trong đó đặc biệt là hệ thống thiết bị phải đồng bộ để đảm bảo tiêu chuẩn phát sóng” (Sinh viên Nguyễn Thu Yến).

Có thể thấy rằng, việc hợp tác thực hiện chương trình Thế hệ Tôi đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ đối với các trường tham gia. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã nảy ra nhiều vấn đề hạn chế, trong đó có nhiều nguyên nhân xuất phát từ công tác đào tạo nghiệp vụ truyền hình hiện nay. Về quan điểm và sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các đơn vị trong vấn đề hợp tác sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra trước hết là năng lực tổ chức sản xuất của các trường. Đội ngũ nhân lực chủ yếu là sinh viên có nhiều ưu điểm và hạn chế, song quan trọng là cách thức tổ chức, xây dựng lực lượng sao cho có được số lượng và chất lượng ổn định. Nhân tố con người được đào tạo và tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện cho việc sản xuất chương trình hiệu quả. Thực tế, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đảm nhiệm các vị trí như phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, tổ chức sản xuất… chứ không đơn thuần là làm việc kĩ thuật. Vì vậy, đào tạo và chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để sinh viên có thể trở thành một lực lượng có chất lượng thực hiện chương trình đảm bảo yêu cầu của Đài TH là vấn đề tiên quyết. Để làm tốt được điều này, cần xem xét tổng thể lại chương trình đào tạo, nội dung các môn học, chất lượng giáo trình bài giảng…

Trang thiết bị là một vướng mắc trong đào tạo nghiệp vụ truyền hình nói chung và thể hiện rõ nét những bất cập trong quá trình tiến hành hợp tác sản xuất.

Vấn đề về tư cách khi các đơn vị tiến hành liên hệ thực hiện chương trình cũng chưa được Đài TH giải quyết một cách thỏa đáng, khiến nhiều khi các đơn vị lúng túng. Bên cạnh đó, vấn đề về cơ chế thanh toán kinh phí cho các trường cũng chưa tìm được phương thức thuận tiện và nhanh chóng.

Tiến hành khảo sát quá trình hợp tác sản xuất chương trình Thế hệ Tôi của Đài THVN do 2 Khoa thực hiện là một điều kiện thuận lợi và có cơ sở để góp phần nhìn nhận, đánh giá chất lượng đào tạo của các đơn vị. XHHSXCTTH đã thâm nhập vào hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo nghiệp vụ báo hình. Mỗi đơn vị tuy có khả năng tham gia với mức độ khác nhau, nhưng trên thực tế, chất lượng đào tạo phần nào được phản ánh qua quá trình và kết quả của sự hợp tác này.

Tóm lại, xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đối tượng là các cơ quan chuyên môn, các tổ chức truyền thông được biết đến rộng rãi, phải kể đến việc hợp tác giữa Đài truyền hình với các cơ sở đào tạo báo chí Việt Nam. Sự hợp tác này thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau: hợp tác thường xuyên hay không thường xuyên, hợp tác thực hiện từng công việc hay cả chương trình, hợp tác theo hình thức cộng tác viên truyền thống hay theo phương thức tài chính của xã hội hóa ….

Các chương trình truyền hình do các cơ sở đào tạo thực hiện chủ yếu dựa trên chính nguồn lực về cơ sở vật chất và năng lực của mình –đội ngũ cán bộ và sinh viên và hệ thống máy móc Nhà trường được trang bị phục vụ học tập. Thế mạnh của nguồn lực này là đội ngũ làm việc có năng lực chuyên môn nhất định và phẩm chất nghề nghiệp được đào tạo, rèn luyện khá bài bản. Thực hiện các chương trình truyền hình để phát sóng là nhu cầu tự thân, thúc đẩy tinh thần làm

việc, học hỏi của cán bộ và sinh viên chuyên ngành truyền hình. Vì vậy giữa các Đài truyền hình và các cơ sở đào tạo có sự gần gũi về mặt chuyên môn và mối quan hệ truyền thống, tạo nên những thuận lợi nhất định cho quá trình hợp tác. Tuy nhiên, hạn chế của các cơ sở đào tạo cũng xuất phát từ chính đặc điểm tình hình của mình: nhân lực không ổn định, máy móc lạc hậu, không đồng bộ, chưa có cơ chế phù hợp để hội nhập vào xu thế xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam … Và quan trọng hơn, điểm mấu chốt chính là công tác đào tạo nghiệp vụ truyền hình ở các trường hiện nay còn đang có nhiều bất cập và thiếu đồng bộ về: chương trình, nội dung đào tạo, phân phối kiến thức, tổ chức thực hành, thực tập … Chính những điều này trở thành rào cản trong quá trình tiến hành hợp tác với các cơ quan truyền thông bên ngoài, với mục tiêu là “đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Chính vì vậy, việc đổi mới công tác đào tạo nghiệp vụ truyền hình tại các trường đại học báo chí hiện nay là rất cần thiết, không chỉ là để có thể đạt hiệu quả hơn, hội nhập tốt hơn trong xu thế xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, mà chính bởi sự phát triển bền vững trong tương lai của ngành truyền hình Việt Nam.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 68 - 74)