Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ nhân lực “bán chuyên nghiệp” Trước hết, đối tượng sinh viên thực hiện chương trình trước hết đã nhận

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 57 - 60)

nghiệp”. Trước hết, đối tượng sinh viên thực hiện chương trình trước hết đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía cơ sở đào tạo vào Ban Biên tập chương trình.

“Thế mạnh là các em đều được học làm chương trình bài bản, có thày cô trực tiếp hướng dẫn, các em say nghề, có thiết bị quay và dựng đi kèm nên dễ tác nghiệp và tham gia làm được nhiều khâu,thực hiện được nhiều kỹ năng” (Th.S, nhà báo Đỗ Bạch Dương). “Đội ngũ sinh viên tham gia thực hiện chương trình có ý thức tốt, chủ động trong học tập và rèn luyện. Trong điều kiện Khoa không phân chuyên ngành, nhưng các em đã xác định được mục tiêu học tập cũng như trau dồi khả năng, khai thác triệt để trang thiết bị để thực hiện được sản phẩm đạt tiêu chuẩn phát sóng”. (PGS.TS Dương Xuân Sơn). Sinh viên theo học báo chí đặc biệt là chuyên ngành truyền hình có đặc thù là phải thực hành kĩ năng nghiệp vụ. Sinh viên phải sáng tạo các tác phẩm truyền hình ở nhiều thể loại như: tin, phóng sự, phỏng vấn, bình luận… Tuy nhiên các tác phẩm đó chỉ dừng lại ở mức các bài tập nhỏ lẻ, để chấm điểm hoặc phát nội bộ trong lớp. Khi thực hiện chương trình “Thế hệ Tôi” sinh viên các trường được làm quen với công việc như những phóng viên thực thụ. Bắt đầu từ ý tưởng, đề tài, làm kịch bản, tổ chức ghi hình cho tới dựng hậu kì… để cho tác phẩm hoàn chỉnh. Trong khi đó phải tuân thủ các nguyên tắc của Đài Truyền hình cũng như kỉ luật phát sóng. Sức ép công việc cũng như những đòi hỏi khắt khe về chuyên môn chính là những bài học ý nghĩa cho các sinh viên tham gia sản xuất chương trình. Trong quá trình tác nghiệp, va chạm với thực tế sẽ khiến cho mỗi người rút ra những kinh nghiệm bổ ích, quý báu.

Chương trình Thế hệ tôi do sinh viên tự sản xuất là chương trình phù hợp với kênh VTV6. Khi xem chương trình, có những chập chững về nghề mà người xem có thể nhận ra nhưng ở mức chấp nhận được. Điều đáng nói là chương trình đã tạo được bản sắc riêng của mình ngay từ sự chập chững ấy. Chương trình đề cấp được những vấn đề, khía cạnh rất sát thực, gần gũi với sinh viên và người trẻ với những cách thể hiện mạnh dạn, mới mẻ và hồn nhiên. Mỗi một cá nhân khác nhau, một trường khác nhau khi làm cũng mang vào đó những hơi thở, dấu ấn

riêng của mỗi tập thể, cá nhân đó. Vì vậy, mỗi chương trình đều sự đa sắc màu rất sinh động và khó nhàm chán.

Điểm mạnh nhất của các Khoa Báo chí là chỉ được cho sinh viên “ý thức nghề nghiệp”, để họ xác định một cách rõ ràng rằng mình đã lựa chọn ngành học này thì hãy theo đuổi nó đến cùng đi.

Một điểm mạnh nữa có thể nhắc tới là dạy cho sinh viên tư duy báo chí và một số kỹ năng chung. Nhưng vấn đề gặp phải, đây chỉ là hệ thống kỹ năng chung, chứ riêng cho ngành truyền hình lại chưa đáp ứng được.

Nhằm khắc phục phần nào hạn chế về kinh nghiệm thực tế, ứng xử trong khi tác nghiệp, Ban biên tập chương trình đã có tổ chức những hoạt động giao lưu, tập huấn cho sinh viên các đơn vị tham gia, tuy nhiên chưa nhiều: 01 cuộc giao lưu giữa các trường để tìm hiểu những khó khăn bàn cách tháo gỡ và chia sẻ kinh nghiệm; 01 cuộc tổ chức cho các trường ( tự trả kinh phí ) học về phương pháp làm việc nhóm. Mục đích để các bạn có thêm những kỹ năng làm việc tập thể- kĩ năng rất cần thiết trong truyền hình. Các trường đều tham gia rất sôi nổi, có ý thức tốt và nhận thức được tầm quan trọng của những hoạt động này.

Hợp tác sản xuất chương trình là cách thức tiếp cận với thực tế giúp sinh viên học từ thực tế. Tuy nhiên nó cũng là một áp lực lớn cho giảng viên và sinh viên khi phải đối mặt với những vấn đề về thời gian phát sóng, kinh phí sản xuất và thời gian sinh viên học trên lớp. Sinh viên phải là những người có ý thức học tập tốt, có khả năng mới hoàn thành các chương trình phát sóng đúng quy định. Số lượng sinh viên có khả năng độc lập làm chương trình chưa nhiều thường là sinh viên năm thứ 3, thứ 4. Thực tế tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống thiết bị sản xuất chương trình truyền hình của nhà trường chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chuyên nghiệp của truyền hình hiện đại. Những áp lực sản xuất sẽ ảnh hưởng đến lịch học và giờ giảng của giảng viên.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)