TRUYỀN HÌNH THEO PHƢƠNG THỨC XHH 2.1 Mục đích và phƣơng pháp tiến hành khảo sát

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 37)

2.1 Mục đích và phƣơng pháp tiến hành khảo sát

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát, phân tích thực trạng công tác đào tạo nghiệp vụ báo hình tại một số trường ĐH, được thể hiện thông qua việc tiến hành thực hiện một số chương trình truyền hình theo phương thức XHH.

Những mục tiêu cụ thể của việc khảo sát như sau:

Nhận diện công tác đào tạo nghiệp vụ báo hình tại một số trường ĐH trong sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng, của ngành truyền hình VN.

Khẳng định xu thế XHH SXCT là một xu thế tất yếu của ngành truyền hình VN. Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực báo làm báo hình tại các trường ĐH.

Chỉ ra đặc điểm của hoạt động hợp tác giữa ĐTH và các trường: quan điểm của ĐTH và các trường về hoạt động hợp tác; mục đích, ý nghĩa, đặc trưng của các chương trình mời hợp tác, đối tượng thực hiện, các nguyên tắc xây dựng chương trình và mối quan hệ hợp tác sản xuất.

Khảo sát hoạt động hợp tác, cụ thể thông qua: khảo sát chương trình đào tạo nghiệp vụ báo hình để thấy được quy mô, nội dung kiến thức trang bị cho sinh viên; khảo sát cơ sở vật chất, điều kiện thiết bị kĩ thuật phục vụ tác nghiệp; khảo sát cách thức tiến hành tổ chức sản xuất của các trường; khả năng tác nghiệp của đội ngũ thực hiện; đánh giá chất lượng sản phẩm, tính khả thi và hiệu quả của hoạt động hợp tác…

Phân tích những kết quả đạt được và những vấn đề hạn chế còn tồn tại của công tác đào tạo nghiệp vụ báo hình được thể hiện qua hoạt động hợp tác này.

Đưa ra những kiến nghị, đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả của việc hợp tác thực hiện chương trình truyền hình theo phương thức XHH nói riêng và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghiệp vụ báo hình nói chung.

Phương pháp khảo sát:

Phương pháp quan sát thực nghiệm: tác giả luận văn trực tiếp quan sát thực tế tại các cơ sở đào tạo, các giờ thực hành, thực tập. Đồng thời tiến hành tham gia trực tiếp trong quy trình sản xuất chương trình cùng đội ngũ thực hiện của các đơn vị với tư cách là điều phối viên, biên tập viên.

Phương pháp điều tra bảng hỏi: luận văn chỉ tiến hành phát phiếu (120 phiếu) phỏng vấn anket cho 120 sinh viên năm thứ 4 của hai khoa – Khoa Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN), Khoa Phát thanh – Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Đây là 2 đơn vị đào tạo bậc Đại học và Sau Đại học ngành Báo chí và Truyền thông lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là những đơn vị có hoạt động hợp tác với Đài Truyền hình theo phương thức XHH rõ nét nhất. Trường Cao đẳng Truyền hình thuộc Đài Truyền hình Việt Nam cũng tham gia hợp tác nhưng không thường xuyên, đồng thời mô hình đào tạo khác biệt nên luận văn không tiến hành khảo sát. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi thu được các nhận định, thông tin mang tính chất định lượng như: số lượng, quy mô, tần suất, thời lượng, mức độ của các yếu tố liên quan đến công tác đào tạo....

Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 5 chuyên gia bao gồm: Lãnh đạo kênh VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam, lãnh đạo các khoa đào tạo báo chí truyền hình của 4 cơ sở đào tạo trên cả nước. Đây là những ý kiến quý giá và đáng tin cậy cho thấy được hiện trạng của công tác đào tạo nghiệp vụ báo chí truyền hình tại các cơ sở đào tạo; thấy được quan điểm từ phía Nhà trường và đơn vị sử dụng lao động về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ sinh viên tốt nghiệp ra trường. Đặc biệt, các chuyên gia đã cho thấy được quan điểm và thực tế

triển khai việc hợp tác giữa Nhà trường với ĐTH, có những kết quả đáng ghi nhận và những vấn đề còn tồn tại. Đồng thời tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu 6 sinh viên năm thứ 4 của hai khoa – Khoa Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN), Khoa Phát thanh – Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Đây là ý kiến của đội ngũ sinh viên đại diện cho đối tượng trực tiếp được thụ hưởng quá trình đào tạo tri thức, kĩ năng chuyên môn và sự hợp tác với ĐTH.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 37)