Những vấn đề còn tồn tại của công tác đào tạo nghiệp vụ báo hình tại các trƣờng ĐH

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 74)

Chất lượng sản phẩm Cả hai trường đều có những tác phẩm, hoặc từng phần tốt nhưng tất

3.1Những vấn đề còn tồn tại của công tác đào tạo nghiệp vụ báo hình tại các trƣờng ĐH

trƣờng ĐH

Công tác đào tạo nghiệp vụ truyền hình hiện nay đòi hỏi tìm cách đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, thậm chỉ là cải cách về nội dung chương trình, về phương thức – công nghệ đào tạo.

Ở VN hiện nay có khoảng 15.000 nhà báo chuyên nghiệp song có tới 60% chưa được đào tạo chuyên ngành BC hoặc chưa được đào tạo lại. Cách thức tuyển phóng viên của nhiều tòa soạn báo là chọn đội ngũ cộng tác viên đã trải qua thời gian cộng tác với báo và có những sản phẩm khẳng định được khả năng có thể làm nghề. Điều này cho thấy một thực tế hiển nhiên của đào tạo đại học nói chung: phải “đào tạo lại” mới dùng được. Nguyên nhân học chính quy báo chí tới 4 năm mà vẫn phải đào tạo lại thi có nhiều, nhưng nguyên nhân chính là ở cách dạy và học. Giáo trình, phương pháp, đội ngũ giảng viên hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế. Tình trạng chung là trên phạm vi toàn quốc vẫn chưa có một giáo trình chuẩn để đào tạo. Đa số giảng viên tự xây dựng giáo trình theo hiểu biết, kinh nghiệm của mình, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.

Cán bộ giảng dạy có vai trò rất quan trọng. Phần lớn các trường thiếu về lực lượng này, giảng viên dạy các môn chuyên ngành chỉ thông thạo về kiến thức, lý luận mà chưa qua cọ xát thực tế làm báo. Rất ít giảng viên là nhà báo hay có kinh nghiệm làm báo. Dù có mời phóng viên “gạo cội” về giảng dạy theo phương thức thỉnh giảng cũng hạn chế nhiều mặt.

Kinh tế thị trường phát triển là môi trường tốt cho báo chí phát triển. Ngay giữa các vùng miền của cả nước, nơi nào có kinh tế thị trường phát triển thì ở đó

báo chí phát triển. Việt Nam là nước đang phát triển, đòi hỏi rất lớn nguồn nhân lực trình độ cao cho nên công nghệ đào tạo đang rất có nhiều cơ hội để phát triển; mặt khác giới trẻ VN lại rất ham thích nghề báo chí – truyền thông. Nghề truyền thông nước ta lại đang mới bắt đầu và khoảng trống thị trường này rất rộng lớn – là cơ hội tốt cho đào tạo phát triển.

Nhiều trường, nhiều trung tâm khác mọc lên, các tập đoàn BC sẽ tự đào tạo nguồn nhân lực theo điều kiện, yêu cầu của họ; cách quản lý SV theo phương thức tín chỉ không như hiện nay.

Tư duy, công nghệ và nguồn lực đào tạo báo chí – truyền thông (trên tất cả các khâu từ quản lý, tài chính, công nghệ đến dạy và học) chưa tương thích với đòi hỏi thực tiễn của thực tiễn báo chí – truyền thông thời kỳ hội nhập toàn cầu và phát triển bền vững;

Khoảng cách giữa sản phẩm đào tạo với thực tế yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp ngày càng lớn ra trong khi cơ chế tuyển dụng và cách thức sử dụng nguồn lực được đào tạo không nhất quán, chưa thành một chính thể để trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo tập trung hướng tới mục tiêu.

Thị trường cung ứng nguồn lực ngày cành đòi hỏi cao ở sản phẩm đào tạo, trong khi việc nghiên cứu, nắm bắt thị trường nhân lực lại chưa được chú ý.

Thực tiễn tuyển dụng và sử dụng nguồn lực theo yêu cầu thị trường trong khi đào tạo lại bao cấp bởi những chế định chưa tương thích với yêu cầu thực tế. Nhược điểm của đào tạo lớn nhất là người học tốt nghiệp ra trường lý thuyết chưa sâu mà thực hành cũng chưa vững; số sinh viên sau khi tốt nghngiệp ra trường có năng lực tác nghiệp vững vàng chưa nhiều, chưa được như mong đợi. Nói đến chất lượng đào tạo đại học, không thể không bàn đến các yếu tố chi phối sau đây: chương trình và giáo trình giảng dạy; tuyển sinh đầu vào, đội ngũ giảng viên; việc học nghề, giảng dạy và đánh giá sinh viên; cơ sở vật chất, kỹ thuật và quản lý đào tạo. Chương trình đào tạo: sinh viên học quá nhiều môn song kiến thức thu được

sau 4 năm đào tạo lại rất mỏng. Cần sắp xếp lại và tăng cường các bộ môn có tính chất lý luận cơ bản, bổ sung những quan điểm tri thức, những nghiên cứu về nghề báo chí và tác động của báo chí liên quan đến xã hội, văn hóa và con người. Như vậy, tính chất và hàm lượng thông tin báo chí phát triển đòi hỏi các trường, các khoa đào tạo báo chí cũng phải đổi mới nội dung, cách thức đào tạo. Điều này không hề làm mất đi vai trò quan trọng của công tác đào tạo báo chí mà có ý nghĩa đòi hỏi làm phong phú thêm, sinh động hơn tính chuyên nghiệp cao về nội dung cũng như cách thức đào tạo. Từ trước đến nay, các khoa báo chí chỉ xem việc đi thực tế (thực tập) ở các đơn vị báo chí như là một đợt ngoại khóa. Trong một thời gian ngắn, sinh viên mới chỉ làm quen với công tác tòa soạn hoặc thực hiện một vài bài viết, chương trình truyền hình. Thời gian ngắn ngủi đó chưa đủ để tạo nên cho sinh viên một tư duy mới về nghề nghiệp, chưa suy nghĩ thấu đáo về các điều thầy cô giảng trong nhà trường. Đó là chưa nói đến tâm lí coi thường ngoại khóa của một số ít thâỳ cô, không “kiểm kê, kiểm soát” tốt kết qủa học hỏi của sinh viên khi thực hành, học tập ngoại khóa.

Thiết bị các trường chưa đồng bộ nên hay có những bất cập về kỹ thuật. Hệ thống máy móc phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của các khoa chỉ mới đáp ứng được yêu cầu giúp sinh viên có ý niệm về sản xuất truyền hình, bước đầu thao tác cùng máy móc. Việc đầu tư cho các Khoa mới chỉ là những đợt nhỏ lẻ, lại không có sự tư vấn hợp lí nên không hệ thống, thiếu đồng bộ. Máy móc lạc hậu, không có điều kiện đầu tư hiện đại để theo kịp với thực tế. Bên cạnh đó, các đơn vị đào tạo không được tạo điều kiện để tuyển nhân lực chuyên trách hướng dẫn kĩ thuật, sửa chữa máy móc mỗi khi gặp vấn đề trục trặc. Vì vậy, thiết bị đã lạc hậu, dễ sảy ra hư hỏng lại không có khả năng kiểm tra, sửa chữa nên ngày càng xuống cấp. Thực tế cho thấy, chỉ khi có được một hệ thống thiết bị đồng bộ, có chất lượng đảm bảo thì các nội dung môn học mới được triển khai một cách

hiệu quả. Khi máy móc ì trệ, tình trạng học “chay”, lý thuyết nhiều, thực hành hạn chế là điều dễ hiểu.

Trong quá trình đào tạo, do có một lượng thiết bị sản xuất truyền hình nhất định, cũng như những mối liên hệ tự thân giữa đơn vị đào tạo và các cơ quan ĐTH nên việc tiến hành hợp tác trong việc thực hiện chương tình đã có từ lâu. Tuy nhiên, việc làm này không tiến hành thường xuyên, có cam kết, chưa được xây dựng trên những nguyên tắc chặt chẽ, đảm bảo lợi ích cũng như trách nhiệm giữa các bên. Đặc biệt là chưa có ý thức về những tác động của sự hợp tác này đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Một số trường đã tiên phong hợp tác với Đài Truyền hình thực hiện các chương trình dài hạn, có hợp đồng chặt chẽ trên cơ sở tinh thần này. Tuy nhiên, cần thấy rằng, việc hợp tác ban đầu này do ĐTH chủ động mời hợp tác khi có chủ trương xây dựng một số chương trình theo phương thức XHH, như Thời sự học đường (VTV1), Thế hệ Tôi (VTV6). Nội dung, đối tượng của các chương trình này hướng tới giới trẻ, vì vậy, ĐTH tìm tới các Khoa Báo chí. Tại đây, các đơn vị có sự liên hệ tự thân, sử dụng nguồn trang thiết bị và nhân lực khá tương đồng. Trong quá trình thực hiện, cả ĐTH và bản thân các đơn vị đều vấp phải những khó khăn và cần tìm cách khắc phục, rút kinh nghiệm.

Về phía cơ sở đào tạo, các khoa mới dừng lại ở việc hợp tác một cách thụ động, đáp ứng những yêu cầu đặt ra bằng những gì mình có: nguồn nhân lực là cán bộ và sinh viên – sản phẩm của chương trình đào tạo vốn còn nhiều bất cập, tính chất đặc thù trong lịch học, thi cử, trường quy, cách quản lý trang thiết bị … không phù hợp với mô hình sản xuất của một đơn vị sản xuất CTTH chuyên nghiệp; trang thiết bị chưa đồng bộ, cản trở quá trình tác nghiệp; cách quản lý, tổ chức sản xuất chưa theo kịp tiến độ công việc; hạn chế trong việc thanh toán, bồi dưỡng; tính kỷ luật trong sản xuất còn thấp.

Về phía ĐTH, tuy đã định trước được những thuận lợi và khó khăn trong việc hợp tác với các khoa Báo chí để sản xuất chương trình phát sóng nhưng vẫn chưa có cách khắc phục phù hợp khi gặp phải vướng mắc, như: danh nghĩa cho các đơn vị khi tác nghiệp; chất lượng chương trình phải đảm bảo yêu cầu phát sóng; hình thức thanh toán phù hợp; chất lượng kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu …

Vì những nguyên nhân trên, việc hợp tác giữa hai bên không được ổn định, lâu dài. Giai đoạn cuối, hợp tác lỏng lẻo, gặp nhiều khó khăn, tinh thần sản xuất giảm sút. Các đơn vị sản xuất gần như không thể tiếp tục đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc hợp tác này, theo cả hai bên, tuy có được những kết quả đáng ghi nhận nhưng mới chỉ là bước đầu. Để có thể tiến hành hợp tác khác cần có sự rút kinh nghiệm, tổ chức lại một cách cẩn trọng, hợp lí và khoa học hơn.

Việc hợp tác của các Khoa Báo chí với ĐTH chỉ là bước đi ban đầu, nó chưa phải là một hình thức hợp tác lâu dài để có thể đưa nhà trường như một đầu mối sản xuất chương trình truyền hình thì cần có một cơ chế và hình thức hợp tác bài bản hơn trong đó đặc biệt là hệ thống thiết bị phải đồng bộ để đảm bảo tiêu chuẩn phát sóng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, sự tiên phong bao giờ cũng gặp nhiều vướng mắc, nhưng đã để lại những tiền đề thuận lợi cho những hướng đi tiếp theo.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 74)