nghiệp vụ báo hình tại các trƣờng Đại học
Trong Điều 9 của Điều lệ trường Đại học, nói về Nhiệm vụ của trƣờng Đại học được nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải kí quyết định ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2003 đã nêu rõ: Các trường Đại học có nhiệm vụ
“Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng
lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bo vệ Tổ quốc … Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.”[ 4, tr.4 ]
Điều 23, 24 của Điều lệ này cũng quy định về Trách nhiệm và quan hệ của trƣờng đại học đối với gia đình và xã hội nhƣ sau: “. Trường đại học thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện để xã hội có thể tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho nhà trường về quy hoạch phát triển, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo; hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp; giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.” [4, tr10] và “Trường đại học có trách nhiệm chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho người học tham quan, thực hành, thực tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp; gắn việc giảng dạy, học tập với môi trường xã hội.”[4, tr11 ]
Văn bản trên cho thấy, việc các trường đại học hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp bên ngoài với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và đội ngũ cử nhân sau khi ra trường là việc làm cần thiết và là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các cơ sở đào tạo. Việc hợp tác, phối hợp với các đơn vị, tổ chức nghề nghiệp bên ngoài nhà trường trở thành nhu cầu tự thân của các khoa chuyên ngành đào tạo. Việc làm này cần được khuyến khích, tạo điều kiện, xây dựng kế hoạch thực hiện một cách có hệ thống và khoa học.
Ngày 20-8-2008, tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo quốc gia “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp” dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, mối quan hệ sinh viên - doanh nghiệp (nhà sử dụng lao động) - nhà trường phải được thể hiện gắn bó, đồng đều và phải phát huy được đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mỗi bên”[ 29 ]
Đối với các cơ sở đào tạo cử nhân báo chí, mối quan hệ hợp tác này càng tỏ rõ được vai trò trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nghề báo là nghề mang tính xã hội cao và có những đặc thù riêng biệt. Tính chất này đòi hỏi công tác đào tạo đội ngũ người làm báo cần phải kết hợp lý thuyết hàn lâm và thực hành tác nghiệp. Mục tiêu của các cơ sở đào tạo báo chí là xây dựng được một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, lành nghề, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. Môi trường thực hành, tác nghiệp được tổ chức ngay trong quá trình đào tạo giúp cho sinh viên – người làm báo tương lai không bỡ ngỡ với thao tác, kĩ năng, sớm hình thành được những cách ứng sử nghề nghiệp hợp lí.
Trong một số kì thi tuyển công chức vừa qua của Đài THVN, ngoại trừ chức danh phóng viên được quy định là phải tốt nghiệp đại học báo chí, còn ở hầu hết các chức danh khác như biên tập viên, đạo diễn, người dẫn chương trình thì đông đảo thí sinh đến từ đại học khác như Văn hóa, Ngoại ngữ, Ngoại giao, Kinh tế… thậm chí còn có các trường thuộc lĩnh vực khoa học- kĩ thuật. ngay cả ở nhiều tờ báo, các cây bút xông xáo cũng không chỉ tốt nghiệp báo chí hay ngữ văn. Như vậy, tính chất và hàm lượng thông tin báo chí phát triển đòi hỏi các trường, các khoa đào tạo báo chí cũng phải đổi mới nội dung, cách thức đào tạo. Điều này không hề làm mất đi vai trò quan trọng của công tác đào tạo báo chí mà
có ý nghĩa đòi hỏi làm phong phú thêm, sinh động hơn tính chuyên nghiệp cao về nội dung cũng như cách thức đào tạo.
VN hiện nay có khoảng 15.000 nhà báo chuyên nghiệp song có tới 60% chưa được đào tạo chuyên ngành BC hoặc chưa được đào tạo lại. Cách thức tuyển phóng viên của nhiều tòa soạn báo là chọn đội ngũ cộng tác viên đã trải qua thời gian cộng tác với báo và có những sản phẩm khẳng định được khả năng có thể làm nghề. Điều này cho thấy một thực tế hiển nhiên của đào tạo đại học nói chung: phải “đào tạo lại” mới sử dụng nhân lực được.
Thách thức đặt ra đối với các cơ sở đào tạo nghề báo nói chung và truyền hình nói riêng là:
Tư duy, công nghệ và nguồn lực đào tạo báo chí – truyền thông (trên tất cả các khâu từ quản lý, tài chính, công nghệ đến dạy và học) chưa tương thích với đòi hỏi thực tiễn của thực tiễn báo chí – truyền thông thời kỳ hội nhập toàn cầu và phát triển bền vững;
Khoảng cách giữa sản phẩm đào tạo với thực tế yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp ngày càng lớn ra trong khi cơ chế tuyển dụng và cách thức sử dụng nguồn lực được đào tạo không nhất quán, chưa thành một chính thể để trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo tập trung hướng tới mục tiêu.
Thị trường cung ứng nguồn lực ngày càng đòi hỏi cao ở sản phẩm đào tạo, trong khi việc nghiên cứu, nắm bắt thị trường nhân lực lại chưa được chú ý.
Thực tiễn tuyển dụng và sử dụng nguồn lực theo yêu cầu thị trường trong khi đào tạo lại bao cấp bởi những chế định chưa tương thích với yêu cầu thực tế.
Nhược điểm của đào tạo lớn nhất là người học tốt nghiệp ra trường lý thuyết chưa sâu mà thực hành cũng chưa vững; số sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có năng lực tác nghiệp vững vàng chưa nhiều, chưa được như mong đợi. Nói đến chất lượng đào tạo đại học, không thể không bàn đến các yếu tố chi phối sau đây: chương trình và giáo trình giảng dạy; tuyển sinh đầu vào, đội ngũ giảng
viên; việc học nghề, giảng dạy và đánh giá sinh viên; cơ sở vật chất, kỹ thuật và công tác quản lý đào tạo.
Xu thế XHHSXCTT tạo ra nhiều cơ hội đối với các cơ sở đào tạo truyền hình.
Thứ nhất, xu thế này giúp các trường mở rộng hơn mối quan hệ hợp tác với các cơ quan báo chí, tổ chức truyền thông bên ngoài nhà trường. Nhà trường và môi trường tuyển dụng, sử dụng nhân lực xích lại gần hơn, có tác động tích cực tới nhau. Nói cách khác, các cơ sở đào tạo sẽ hiểu rõ hơn thực tế ngành mình đào tạo đang phát triển ra sao, đòi hỏi những yêu cầu gì. Một thực tế cho thấy, trước đây, mối quan hệ này chưa thực sự gắn kết, dẫn đến tình trạng hai bên không hiểu, không phối hợp được với nhau, ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đội ngũ lao động.
Thứ hai, môi trường thực hành tác nghiệp của cán bộ và sinh viên sẽ được cải thiện rõ rệt. Bằng việc thực hiện các chương trình truyền hình phát sóng, sinh viên có khả năng vận dụng tốt hơn và liền ngay sau khi được học lý thuyết. Không còn tình trạng dạy “chay” đối với môn thực hành. Sinh viên được tiếp xúc với quy trình sản xuất, được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp ngay từ khi còn đang học tại trường
Thứ ba, xu thế này góp phần tạo cơ hội bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng dạy truyền hình tại các trường đào tạo. Chất lượng đội ngũ giảng viên được nâng cao sẽ ảnh hưởng tích cực tới chất lượng đào tạo. Đồng thời đây là một sự phối hợp chặt chẽ, mang tính thường xuyên nên sẽ góp phần giải quyết nhu cầu được làm việc cộng tác trong các cơ quan báo chí truyền hình mà thực tế vẫn tiếp tục đảm nhiệm được công việc giảng dạy ngay tại trường.
Tuy nhiên, xu thế này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong tương quan giữa cơ sở đào tạo nghề báo hình và thực tế sản xuất : Đó là tư duy, công nghệ và nguồn lực đào tạo báo chí – truyền thông (trên tất cả các khâu từ quản lý,
tài chính, công nghệ đến dạy và học) so với yêu cầu của hoạt động hợp tác theo phương thức XHH; cơ chế để cho hoạt động này có thể tiến hành và duy trì lâu dài, có điều kiện phát triển; sự đổi mới phương pháp đào tạo nghề báo hình cần phải có những bước đi khoa học, vừa mang tính đột phá trong mỗi giai đoạn, vừa có tính chiến lược lâu dài…
Tóm lại,công tác đào tạo nghiệp vụ báo chí truyền hình đang đứng trước những cơ hội và thách thức về nâng cao chất lượng trong thời kì mới. Một trong những xu thế phát triển của truyền thông tác tác động tác công tác đào tạo nghiệp vụ truyền hình đó là XHHSXCTTC. Tuy vấn đề XHHSXCTTH mới xuất hiện ở Việt Nam và trong quá trình tiến hành còn nhiều bất cập nhưng cần thấy rằng nếu có thể ứng dụng và khai thác tốt thì sẽ có những hiệu quả nhất định cho công tác đào tạo. Vấn đề đổi mới chất lượng đào tạo là cấp thiết. Tuy nhiên, việc tham gia vào xu thế XHHSXCTTH không vì thế mà nóng vội, chủ quan, thiếu khoa học. Những quan điểm, tư duy mới đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở bậc Đại học của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang tác động mạnh mẽ đến công tác đào tạo nghề báo hình. Đó là quan điểm về đánh giá chất lượng đào tạo, về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong giáo dục Đại học. Chính những thay đổi căn bản và tích cực trong quan điểm đào tạo, trong cơ chế quản lý đã tạo điều kiện cho xu thế XHHSXCTTH thâm nhập vào môi trường đào tạo nghề báo hình tại một số trường đại học. Có thể nói, “ hạt mầm” của sự đổi mới phương pháp đào tạo nghề báo hình tại các trường đại học đã gặp những điều kiện khách quan thuận lợi, có khả năng “kích thích” để phát triển theo hướng mới, tiếp cận với yêu cầu của sự phát triển ngành nghề và xã hội nói chung.
CHƢƠNG 2