0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Báo chí (ví dụ như: Chính trị học, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản lý giáo dục ) nhằm

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 101 -101 )

Báo chí (ví dụ như: Chính trị học, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản lý giáo dục ...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc khối ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiển ngành chính (Major) – ngành phụ (Minor). Trong đó, ngành chính là Báo chí..

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thoả mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chƣơng trình đƣợc biên soạn theo hướng tinh giảm số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trƣởng các trƣờng Đại học ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành Báo chí để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình. ngành Báo chí để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.

BỘ TRƢỞNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TỪ GÓC ĐỘ CỰU SINH VIÊN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

GVC. ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan

Khoa Quản lý Công nghiệp - Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM Email: <ntqloan@sim.hcmut.edu.vn>

CN. Nguyễn Thị Thanh Thoản

Ban Đảm bảo Chất lượng - Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM Email: <thanh_thoan@yahoo.com>

Tóm tắt

Khảo sát ý kiến cựu sinh viên về chất lượng đào tạo là phần không thể thiếu được trong công tác đảm bảo chất lượng của trường đại học. Do đó, bài viết này trình bày kết quả đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường Đại học Bách khoa Tp.HCM ở các khía cạnh: chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và kết quả đào tạo. 479 bảng câu hỏi phản hồi của cựu sinh viên đã được xử lý và phân tích trong nghiên cứu này. Từ kết quả đánh giá, bài viết đưa ra những mặt mạnh và mặt yếu trong công tác đào tạo của nhà trường và đề xuất một số cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo.

Giới thiệu

Hiện nay, chất lượng đang được quan tâm nhiều trên thế giới. Mọi người bàn luận về chất lượng trong mọi lĩnh vực của xã hội: trong các ngành công nghiệp, dịch vụ,… và trong cả lĩnh vực giáo dục. Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trường đại học. Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào.

Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng khác so với người kia. Do đó, khái niệm chất lượng trong giáo dục đã được đưa ra từ nhiều góc độ khác nhau (Vroeijenstijn, Nguyễn Hội Nghĩa (người dịch), 2002):

Khi chính phủ xem xét chất lượng, trước hết họ nhìn vào tỉ lệ đậu/rớt, những người bỏ học và thời gian học tập. Chất lượng dưới con mắt của chính phủ có thể miêu tả như “càng nhiều sinh viên kết thúc chương trình theo đúng hạn quy định, với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, và với chi phí thấp nhất”

Những người sử dụng, khi nói về chất lượng, sẽ nói về kiến thức, kỹ năng và đạo đức trong suốt quá trình học tập: “sản phẩm” bị thử thách chính là những cử nhân, kỹ sư.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy sẽ định nghĩa chất lượng như là “đào tạo hàn lâm tốt trên cơ sở chuyển giao kiến thức tốt, môi trường học tập tốt và quan hệ tốt giữa giảng dạy và nghiên cứu”.

Đối với sinh viên, chất lượng liên hệ đến việc đóng góp vào sự phát triển cá nhân và việc chuẩn bị cho một vị trí xã hội. Giáo dục phải kết nối với mối quan tâm cá nhân của người sinh viên.

Vì vậy chúng ta có thể nói rằng “chất lượng được xác định bởi sự thỏa thuận giữa các bên liên quan về những yêu cầu mong muốn. Giáo dục đại học phải cố gắng hoàn thành càng nhiều ước muốn càng tốt và điều này phải thể hiện trong những mục đích và mục tiêu đào tạo”.

Đảm bảo chất lượng cho giáo dục đại học là hoạt động cần thiết nhằm cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Vì vậy, kết quả của cuộc khảo sát sinh viên đã tốt nghiệp sẽ phản ánh mức độ thích ứng của sản phẩm đào tạo của trường với nhu cầu của thị trường lao động và được tổng hợp cho toàn bộ hệ thống.

Trong vài năm gần đây, trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM (ĐHBK) cũng tiến hành không định kỳ lấy ý kiến của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo trong đợt họ về nhận bằng tốt nghiệp. Tuy nhiên, họ mới chỉ tốt nghiệp mới ba tháng nên chưa đủ thời gian để phản ánh đúng chất lượng đào tạo của trường. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng trường đại học, việc lấy ý kiến phản hồi của cựu sinh viên cũng là một trong những hoạt động cần thiết để minh chứng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Do đó, trong khoảng thời gian tháng 9 – 12/2005 chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường ĐHBK Tp.HCM với các mục tiêu cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BÁO HÌNH TRONG XU THẾ XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH (Trang 101 -101 )

×