Định hướng phát triển kinhdoanh tại Sacombank Chi nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đông Đô (Trang 65)

3.1 Định hướng phát triển kinh doanh tại Sacombank - Chi nhánhĐông Đô Đông Đô

3.1.1Định hướng cho chiến lược của Sacombank giai đoạn 2011 – 2020

- Chiến lược nhân sự: vẫn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi tổ chức không chỉ riêng đối với Sacombank. Do đó, trong năm 2015 ngân hàng tiếp tục hoàn thiện và nâng cao công tác đào tạo, quản trị nhân sự nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu suất lao động cũng như năng lực bán hàng.

- Chiến lược công nghệ thông tin: duy trì mục tiêu sử dụng công nghệ thông tin làm nền tảng để hiện đại hóa hệ thống mạng lưới, mở rộng đối tác liên kết và gia tăng tiện ích sản phẩm, dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ về thẻ và ngân hàng điện tử để tạo bước đột phá trong thời gian tới. Cùng với đó là mục tiêu nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên thông qua những tiện ích của hạ tầng công nghệ

- Chiến lược kinh doanh: chú trọng phát triển hoạt động bán lẻ, phát triển hệ khách hàng cá nhân để tạo nền tảng ổn định cho hoạt động kinh doanh. Tập trung vào các chương trình bán hàng trọn gói, gia tăng tiện ích cho khách hàng để khai thác hiệu quả tối đa trên từng khách hàng. Mục tiêu hướng đến là 100% khách hàng sử dụng ít nhất hai sản phẩm dịch vụ của Sacombank. Thêm vào đó, chiến lược marketing sẽ được quản lý theo

hướng tập trung, nâng cao hoạt động truyền thông nội bộ và bên ngoài nhằm quảng bá thương hiệu và văn hóa của Sacombank.

- Chiến lược sản phẩm dịch vụ: hoàn thiện mục tiêu bán lẻ theo hướng tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập. Các sản phẩm dịch vụ phải phục vụ cho mục tiêu tối đa hóa việc sử dụng sản phẩm dịch vụ trên từng đơn vị khách hàng và phải được thiết kế đa tiện ích nhằm gia tăng tần suất sử dụng của khách hàng. Đặc biệt, sản phẩm dịch vụ phải có tính đặc thù, khác biệt để trở thành yếu tố cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Từ đó tạo sự đột phá trong chiến lược phát triển.

- Chiến lược Quản trị - Điều hành: tiếp tục công tác tái cấu trúc mô hình tổ chức theo hướng tinh gọn – hiệu quả, nâng tỷ trọng nguồn lực phục vụ công tác bán hàng để gia tăng khả năng tiếp thị và phân phối sản phẩm. Mô hình điều hành tập trung từ Hội sở đền từng điểm giao dịch sẽ tăng cường công tác quản trị. Điều quan trọng nhất ở đât là đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án khai thác dữ liệu nhằm hỗ trợ công tác quản trị, quản lý rủi ro khách hàng và phân bổ các nguồn lực hiệu quả.

- Chiến lược tài chính: tiếp tục theo quan điểm phát triển một cơ cấu tài chính an toàn – bên vững. Tái cấu trúc mạnh mẽ cơ cấu tài sản có – tài sản nợ nhằm gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời, cải thiện sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ, tài sản có và nâng cao chất lượng sử dụng vốn tập trung vào mảng kinh doanh lõi. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn phải được tính đúng – tính đủ và phân tích cụ thể vào mảng kinh doanh, từng dòng sản phẩm để phát huy các thế mạnh vốn có.

- Chiến lược kênh phân phối: hướng về mục tiêu củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới hiện hữu, đặc biệt là hệ thống PGD nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần và mở rộng thị trường. Đây là giai đoạn nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của hệ

thống phân phối. Trong ngắn hạn sẽ nâng cấp các PGD trở thành những “chi nhánh thu nhỏ” từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động trên từng địa bàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đông Đô (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w