Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đông Đô (Trang 62)

2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan Môi trường pháp lý

Hiện nay, hệ thống các NHTM đang hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, văn bản dưới luật của Chính phủ và NHNN. Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã có nhiều đổi mới tích cực song vẫn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, các luật định còn chồng chéo gây khó khăn cho ngân hàng khi áp dụng.

Ngày 08/03/2012, NHNN ban hành thông tư 03/2012/TT-NHNN, hiệu lực thi hành từ ngày 02/05/2012 về việc cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú. Theo đó, những khách hàng là người cư trú được phép vay ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất – kinh doanh để trả nợ vay. Từ khi thông tư này có hiệu lực triển khai, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho đến nay đã phần nào gây khó khăn cho DN, đặc biệt là DN NK trong việc tiếp cận dòng vốn rẻ. Vì thế mà các doanh nghiệp sẽ hạn chế vay vốn ngân hàng hơn mà thay vào đó là tăng cường sử dụng vốn tự có để giảm thiểu chi phí. Từ đó gián tiếp hạn chế hiệu quả hoạt động cho vay DN XNK của ngân hàng. Ngoài ra, từ khi thông tư nêu trên của NHNN có hiệu lực, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của Sacombank Đông Đô cũng giảm xuống do hệ khách hàng XNK của chi nhánh chủ yếu là DN NK, không có nguồn thu ngoại tệ, nằm ngoài đối tượng cho vay ngoại tệ của NHNN.

Do chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ và Nhà nước, ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó là sự gia tăng về số lượng ngân hàng trong nước dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để dành thị phần. Về hoạt động cho vay XNK, cũng có rất nhiều ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này đặc biệt là Vietcombank, Eximbank... và một số ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Standard Chartered Bank là những ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động cho vay XNK cũng như TTQT.

Tỷ giá ngoại tệ, trong đó cặp ngoại tệ có giao dịch nhiều nhất là USD/VND trong thời gian qua có nhiều biến động. Điều này khiến cho các DN XNK dễ gặp phải rủi ro về tỷ giá. Ngoài ra, chính sách tỷ giá vẫn chưa thực sự phản ánh đúng theo quy luật cung cầu của thị trường nên xảy ra tình trạng tỷ giá USD trên thị trường tự do cao hơn so với tỷ giá do NHTM công bố, các doanh nghiệp và người dân giữ ngoại tệ nhiều hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngoại tệ cuả chi nhánh.

Nguyên nhân từ phía các DN XNK

Trong quá trình làm việc thực tế, nhận thấy nhiều DN XNK vẫn còn thiếu kinh nghiệm va hiểu biết trong hoạt động thương mại quốc tế, chưa am hiểu sâu sắc về luật pháp cũng như các thông lệ quốc tế nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động XNK. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, giá cả biến đọng, khó dự báo dễ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, theo đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DN XNK.

Những năm gần đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam rất phát triển. Kim ngạch XK tăng, năm sau cao hơn năm trước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN XK. Đồng thời cũng là nền tảng để mở rộng hoạt

động cho vay DN XK của ngân hàng. Tuy nhiện hoạt động tín dụng tài trợ XK của chi nhánh lại chưa đạt hiệu quả cao, hệ khách hàng XK rất mỏng. Điều này là do việc tiếp cận hệ khách hàng này của chi nhánh còn nhiều hạn chế.

2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Đội ngũ chuyên viên khách hàng, đặc biệt là chuyên viên khách hàng doanh nghiệp có kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực XNK còn ít. Tính đến hết năm 2014, tổng số chuyên viên khách hàng của chi nhánh là 16 người, tương đương 13% nhân sự của toàn chi nhánh. Đây là một tỷ lệ tương đối thấp, trong khi đội ngũ bán hàng là đội ngũ đem lại lợi nhuận chính cho chi nhánh.

Đối với công tác marketing, tiếp thị khách hàng địa bàn, chi nhánh mới tập trung phát triển và quảng bá các sản phẩm dịch vụ cá nhân như tiền gửi, tài khoản thanh toán, ủy thác thanh toán, tiết kiệm phù đổng...thông qua hệ thống đài phát thanh địa phương, bandroll, quảng cáo qua tinh nhắn... Chưa có nhiều chương trình marketing, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng DN XNK trên địa bàn trú đóng. Vì thế nhiều chương trình ưu đãi, gói sản phẩm dịch vụ tiện ích vẫn chưa được các khách hàng doanh nghiệp biết đến.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đông Đô (Trang 62)