Hiệu quả cho vay DNXNK tại Sacombank –Chi nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đông Đô (Trang 55)

2.3.3.1 Lợi nhuận cho vay DNXNK

NHTM xét cho cùng cũng là một đơn vị kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, mọi hoạt động kinh doanh của NHTM cũng nhằm mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận. Phân tích sự đóng góp của lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp XNK vào tổng lợi nhuận của chi nhánh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay doanh nghiệp XNK.

Bảng2.5: Lợi nhuận cho vay doanh nghiệp XNK

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2012Năm 2013Năm 2014Năm

Tổng lợi nhuận của chi nhánh Đông Đô 16.940 12.855 5.895 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DN XNK 6.214 6.722 7.866 Dư nợ cho vay DN XNK 154.000 168.000 201.000 Lợi nhuận cho vay DN XNK/ Tổng lợi

nhuận của chi nhánh 36,69% 52,29% 133,43% Lợi nhuận cho vay DN XNK/ Dư nợ cho

vay DN XNK 0,040 0,040 0,039

(Nguồn: Báo cáo tín dụng thường niên của Sacombank – Đông Đô) Lợi nhuận cho vay DN XNK/ Tổng lợi nhuận của chi nhánh

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lợi nhuận cho vay DN XNK/ Tổng lợi nhuận ngân hàng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng lợi nhuận của chi nhánh. Năm 2012 chỉ tiêu này là 36,69%, sang đến 2013 là 52,29%, và đến 2014 đột biến đạt 133,43%. Sở dĩ năm 2013 và 2014 tăng cao và đạt trên 100% năm 2014 là do tổng lợi nhuận của chi nhánh giảm qua các năm. Nguyên nhân sâu sa là từ nợ quá hạn kéo dài, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của chi nhánh. Xét về giá trị tuyệt đối, lợi nhuận đem lại từ hoạt động cho vay DN XNK của chi nhánh có sự tăng trưởng: năm 2012 đạt 6.214 trđồng, đến năm 2014 tăng 1.652 trđồng, đạt 7.866 trđồng.

Lợi nhuận cho vay DN XNK/ Dư nợ cho vay DN XNK

Mặc dù dư nợ cho vay DN XNK tăng lên qua các năm nhưng chỉ tiêu lợi nhuận cho vay DN XNK/ Dư nợ cho vay DN XNK lại có sự giảm nhẹ. Nguyên nhân là do margin lãi suất cho vay ngày càng bị thu hẹp do sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng, và chính sách kích thích sản xuất kinh doanh của nhà nước, Sacombank Đông Đô cũng áp dụng nhiều gói cho vay ưu đãi đối với khách hàng. Điều này làm cho thu nhập từ lãi vay giảm xuống.

Mặc dù khả năng sinh lợi của hoạt động cho vay DN XNK có phần giảm sút trong giai đoạn 2012 – 2014, nhưng lợi nhuận đem lại từ hệ khách hàng này vẫn tăng qua từng năm và đóng góp không nhỏ vào tổng lợi nhuận của chi nhánh. Điều này cho thấy hoạt động cho vay DN XNK vẫn đem lại hiệu quả cho ngân hàng.

Bảng2.6: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động cho vay DN XNK

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Tổng lợi nhuận của chi

nhánh Đông Đô 16.940 100 12.855 100 5.895 100 Lợi nhuận từ hoạt động

cho vay DN XNK 6.214 36,69 6.722 52,29 7.866 133,43 Thu thuần từ lãi cho vay 4.851 28,64 5.124 39,86 5.990 101,61

Thu TTQT 832 4,91 975 7,58 1.144 19,41

Thu KDNH 531 3,13 623 4,85 732 12,42

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Sacombank Đông Đô) Dư nợ cho vay DN XNK gia tăng qua các kỳ kinh doanh dẫn đến nguồn thu nhập từ hê khách hàng này cũng tăng lên.

Hệ khách hàng DN XNK được đánh giá là hệ khách hàng hiện đại, sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ, đem lại nhiều nguồn thu cho ngân hàng. Việc cho vay một khách hàng DN XNK, song song với hoạt động cấp phát tín dụng, chi nhánh còn có thể bán chéo được một số sản phẩm cơ bản như: TTQT, kinh doanh ngoại hối... Nguồn thu nhập cơ bản từ một khách hàng DN XNK đến từ thu thuần lãi cho vay, thu phí TTQT và lợi nhuận kinh doanh ngoại hối. Trong đó, thu thuần từ lãi vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay DN XNK. Thu từ phí TTQT và lợi nhuận kinhdoanh ngoại hối chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng cũng tăng dần về tỷ trọng trong tổng thu nhập của chi nhánh thời gian qua.

Như vậy, hoạt động cho vay DN XNK mang lại cho chi nhánh nhiều nguồn thu nhập khá hiệu quả, giúp cho chi nhánh đa dạng hóa về nguồn thu.

2.3.3.2 Phân tích chỉ tiêu về tăng trưởng cho vay DN XNK

Bảng 2.7: Tăng trưởng dư nợ cho vay DN XNK

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ 479 362 459

Dư nợ cho vay DN XNK 154 168 201 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ tăng trưởng dư nợ DN

XNK / 9,09 19,64

Dư nợ DN XNK/ tổng Dư nợ (%) 32,15 46,41 43,79 (Nguồn: Báo cáo tín dụng thường niên của Sacombank – Đông Đô) Tỷ trọng dư nợ cho vay DN XNK so với dư nợ tín dụng qua các năm của nhi nhánh có xu hướng tăng dần. Trong đó năm 2014 đạt 43,79%. Điều này một phần là do chi nhánh bán một phần lớn nợ quá hạn cho VAMC làm cho tổng dư nợ trên bảng cân đối kế toán giảm xuống (đây chủ yếu là dư nợ tài trợ trong nước). Tuy nhiên xét về tỷ trọng dư nợ cho vay DN XNK tại chi

nhánh cũng chiếm khoảng 35% tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DN XNK còn chậm, chưa đạt được như kỳ vọng của ban lãnh đạo ngân hàng.

Bảng 2.8: Doanh số cho vay DN XNK

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số cho vay DN XNK 378 443 520

Tốc độ tăng trưởng doanh

số(%) / 17,20 17,38

(Nguồn: Báo cáo tín dụng thường niên của Sacombank – Đông Đô) Doanh số cho vay DN XNK thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động cho vay DN XNK. Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay DN XNK của chi nhánh tăng ở mức độ trung bình. Năm 2013 và 2014 duy trì ở mức ~ 17%, Điều này cho thấy hoạt động cho vay DN XNK chưa thực sự phát triển mạnh ở chi nhánh Đông Đô.

Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng hoạt động cho vay DN XNK

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tín dụng thường niên của Sacombank – Đông Đô) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy dư nợ cho vay DN XNK của chi nhánh tăng chậm, doanh số cho vay DN XNK tăng nhanh hơn, do các khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị thương mại, vòng quay vốn nhanh nên doanh số giải ngân cũng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ cho vay.

2.3.3.3 Chất lượng cho vay DN XNK

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy rằng các chỉ tiêu tăng trưởng doanh số cho vay, dư nợ cho vay doanh nghiệp XNK của chi nhánh đểu ở mức độ trung bình, chưa thực sự tương xứng vơi tiềm năng phát

triển. Để thấy rõ hơn về hiệu quả cho vay DN XNK của chi nhánh Đông Đô, cần phải bàn thêm về chất lượng tín dụng của mảng cho vay này.

Chất lượng tín dụng tài trợ XNK thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và được đánh giá qua chỉ tiêu về nợ quá hạn.

Bảng 2.9: Nợ quá hạn cho vay DN XNK

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ cho vay DN XNK 154 168 201

Nợ quá hạn cho vay DN XNK 3 3 3

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DN XNK/ Tổng dư nợ cho vay DN

XNK (%) 1,9% 1,7% 1,5%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng thườg niên của Sacombank – Đông Đô) Bảng số liệu trên phản ánh tình hình nợ quá hạn của các khoản cho vay doanh nghiệp XNK của chi nhánh so với tổng dư nợ cho vay DN XNK. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng, dùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay DN XNK.

Như trình bày ở trên, chi nhánh Đông Đô đã có một giai đoạn khó khăn khi rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Nhóm khách hàng chính là một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong cụm làng nghề kim khí Phùng Xá. Tính đến hết năm 2014, chi nhánh đã bán nợ cho VAMC tổng số nợ trị gúa 77 tỷ đổng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp XNK so với tổng dư nợ cho vay DN XNK nói riêng và tổng dư nợ của chi nhánh nói chung tương đối thấp. Hiện tại chỉ có một khách hàng XNK quá hạn nhóm 5 là Công ty cổ phần thép Tân Hưng, nhập khẩu sắt thép. Nguyên nhân quá hạn là do thị trường sắt thép 2011 có nhiều biến động ảnh hưởng đến khoản phải thu của khách hàng, dẫn đến quá hạn thanh toán tại ngân hàng.

Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp XNK là tương đối tốt.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đông Đô (Trang 55)