Khái quát chung về công ty Petrolimex Phú Khánh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty Petrolimex Phú Khánh (Trang 37)

2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của công ty

Công ty xăng dầu phú khánh (Tên Thương Mại là PETROLIMEX PHÚ KHÁNH )

Địa chỉ: 10B nguyễn thiện thuật, thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà.

Điện thoại: 0583 522171 -0583 523650 Fax: (0583) 523824

E-mail: phukhanh@petrolimex.com.vn

Chi nhánh của công ty xăng dầu Phú Khánh tại 2 tỉnh Phú Yên và Ninh Thuận:

- Chi nhánh xăng dầu Phú Yên

Trụ sở: 138C Lê Lợi – Tp.Tuy Hòa – tỉnh Phú Yên Fax: 0573.825720

Điện thoại: 0573. 823305- 823014 - Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận

Trụ sở: 24 Quang Trung – Tp.Phan Rang - tỉnh Ninh Thuận Fax:0683.824200

Điện thoại :0683.823450-823370 - Kho xăng dầu Vĩnh Nguyên

Trụ sở : Số 1 Tự Do –Vĩnh Nguyên – Tp. Nha Trang - Tỉnh Khánh Hoà Điện thoại :0583.590264-590265

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, nhưng có những mốc chính cần biết:

Cách đây 38 năm ngày 09 tháng 12 năm 1975 Trạm xăng dầu Nha Trang, tiền thân của Công ty xăng dầu phú khánh được thành lập theo quyết định số 346/XD-QD của tổng giám đốc công ty xăng dầu Việt Nam. Khi thành lập trạm xăng dầu Nha Trang với 58 cán bộ công nhân viên, nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận cơ sở vật chất của các hãng xăng dầu chế độ cũ để lại ,quản lý,tu bổ,và thực hiện việc cấp phát xăng dầu phục vụ nhu cầu kinh tế, quốc phòng dân sinh khu vực Phú Yên –Khánh Hoà theo sự chỉ đạo của Công ty xăng dầu Đà Nẵng (nay là Công ty xăng dầu khu vực V).

Ngày 15 tháng 6 năm 1980, Tập Đoàn ban hành quyết định số 149/ XD-QD về việc chuyển trạm xăng dầu Nha Trang thành Tổng kho xăng dầu Phú Khánh và tiếp nhận một số cán bộ nhân viên của Công ty vật tư Phú Khánh chuyển sang. Nhiêm vụ lúc này là tổ chức kinh doanh xăng dầu và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tại tỉnh Phú Khánh (ngày nay chia ra làm 2 tỉnh: Khánh Hoà và Phú Yên).

Đến ngày 5 tháng 7 năm 1988 Tập Đoàn tiếp tục ban hành quyết định số 66/ XD-QD chuyển Tổng kho xăng dầu Nha Trang thành xí nghiệp xăng dầu Phú Khánh trực thuộc Tập Đoàn xăng dầu Việt Nam. Tháng 3 năm 1991 xí nghiệp xăng dầu Phú Khánh được chuyển thành CÔNG TY XĂNG DẦU PHÚ KHÁNH theo quyết định số 216/TN-QD của Bộ Trưởng Bộ Thương Nghiệp (nay là Bộ Thương Mại) và ngày 31/1/1993 BỘ THƯƠNG MẠI ban hành theo quyết định số 360/TM-TCCB về việc thành lập Công ty xăng dầu Phú Khánh thuộc Tập Đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Hơn 38 năm (1975 – 2013) xây dựng và phát triển, đến nay Công ty đã có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và đồng bộ. Kho xăng dầu Vĩnh Nguyên với sức chứa hơn 40.000m3, 62 cửa hàng bán lẻ xăng dầu phân bố trên địa bàn 03 tỉnh Khánh Hòa-Phú Yên-Ninh Thuận cung cấp gần 55% nhu cầu bán lẻ trên thị trường 03 tỉnh. Công ty có một hệ thống hàng trăm khách hàng Công nghiệp, Đại lý, Tổng đại lý lớn trên địa bàn 03 tỉnh Khánh Hòa- Phú Yên -Ninh Thuận và luôn là đầu mối cung cấp xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu trên địa bàn nam Trung bộ và Tây nguyên.

Với trên 450 Cán bộ công nhân viên (2012) được đào tạo đúng chuyên ngành, hiện Công ty đang tổ chức kinh doanh trên 300.000m3 xăng dầu/năm. Bên cạnh đó Công ty còn đẩy mạnh phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như : Dầu mỡ nhờn, LPG, kiểm định dung tích xe xitec, thẻ Flexicard...

Từ đó đến nay, trải qua gần một phần ba thế kỷ phấn đấu và trưởng thành, nhiều điểm mốc quan trọng, những mốc phát triển của đơn vị gắn liền với lịch sử phát triển của nghành xăng dầu Việt Nam.

Phát huy truyền thống của Đơn vị, mỗi Cán bộ công nhân viên Công ty xăng dầu Phú Khánh hôm nay luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong công tác và chấp hành nghiêm kỷ luật lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực xây dựng Công ty xăng dầu Phú Khánh phát triển ngày càng bền vững.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu

2.1.2.1. Chức năng của công ty Petrolimex Phú Khánh

Công ty xăng dầu Phú Khánh là doanh nghiệp Nhà Nứơc có những chức năng sau đây:

- Căn cứ quyết định số : 351/ NT-QĐ ngày 21 tháng 6 năm 1983 của Bộ vật tư (cũ). Qui định Chức năng và nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tập Đoàn xăng dầu.

- Căn cứ quyết định số : 388/ HĐBT qui định và thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước.

- Công ty xăng dầu Phú Khánh là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tập Đoàn xăng dầu Việt Nam.

- Mục đích kinh doanh của Công ty là đáp ứng nhu cầu về xăng dầu và sản phẩm hoá xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống của nền kinh tế Quốc dân và quốc phòng, bình ổn thị trường.

- Mặt hàng kinh doanh chính của công ty là xăng dầu với các hình thức bán buôn, bản lẻ, bán qua đại lý ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác dùng để bổ trợ cho việc kinh doanh chính của mình như giử hộ xăng dầu, vận tải bằng đường bộ đại lý bảo hiểm VV…

- Công ty xăng dầu Phú Khánh là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập có tài khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ tại ngân hàng, có con dấu riêng.

- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán toàn diện trong Tập Đoàn, chịu sự quản lí chỉ đạo của Tập Đoàn theo chế độ phân cấp hiện hành, đồng thời chịu sự kiểm tra của Ủy ban nhân dân địa phương.

2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của công ty Petrolimex Phú Khánh

Với những chức năng trên thì Công ty xăng dầu Phú Khánh có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau đây:

- Căn cứ vào nhu cầu thị trường và sự chỉ đạo của Tập Đoàn xăng dầu Việt Nam lên kế hoạch hoá toàn bộ hoạt động của Công ty và thực hiện kế hoạch đó nhằm thực hiện mục đích và nội dung kinh doanh bán

buôn, bán lẻ, bán thông qua đại lý các loại xăng dầu và sản phẩm hoá dầu.

- Thực hiện hạch toán kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng hợp lí tài sản, lao động, tiền vốn …đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao, chấp hành kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ nghiã vụ đối với Nhà Nước , phát triển vốn…

- Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ chính sách, chế độ của Nhà Nước, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế kí kết với khách hàng.

- Xây dựng, phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật để tăng năng lực và mở rộng mạng lưới kinh doanh, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo vệ môi trường.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng nhu cầu kinh doanh , thực hiện đầy đủ các chế đọ về lương, bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, giảm thiểu bệnh nghề nghiệp.

- Quản lí và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo quy chế hiện hành của Nhà Nước và của Tập Đoàn.

- Tận dụng năng lực cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị, lực lượng lao động, tổ chức sản xuất phụ, làm dịch vụ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

- Được giao dịch, đàm phán, kí kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng ngoại thương, các hợp đồng nghiên cứu khoa học kĩ thuật, hợp đồng liên doanh liên kết.

- Được quản lí, sử dụng các nguồn lao động, vật tư, tài sản, tiền vốn theo chế độ hiện hànhvà phân cấp quản lí của Tập Đoàn (kể cả vốn ngoại tệ) ở trong nước, được mua ngoại tệ tại ngân hàng.

- Được quyền quyết định giá bán sản phẩm xăng dầu nhưng phải nằm trong khung giá của Tập Đoàn.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Petrolimex Phú Khánh

Sơ đồ: 2.1 Bộ máy tổ chức của công ty

Ban Giám Đốc:

Là bộ phận điều hành cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề sau cùng của Công ty. Tổ chức kinh doanh theo kế hoạch, thay mặt Công ty hợp tác kinh tế với các đơn vị kinh tế khác. Điều hàng các bộ phận, phòng ban

CHI NHÁNH XĂNG DẦU PHÚ YÊN CHI NHÁNH XĂNG DẦU NINH THUẬN ĐỘI XE Vận chuyển xăng dầu ĐỘI Bảo vệ- PCCC KHO xăng dầu Vĩnh Nguyên KHO Gas, dầu mỡ nhờn KHỐI CỬA HÀNG BÁN LẺ PHÒNG Tổ chức hành chính PHÒNG Quản lý kỹ thuật PHÒNG Kinh doanh PHÒNG Kế toán Tài chính BAN GIÁM ĐỐC

chức năng, chịu trách nhiệm với các cơ quan chủ quản về hoạt dộng sản xuất kinh doanh và bảo toàn vốn do Nhà nước giao.

Phòng tổ chức hành chính:

Tổ chức, quản lí, sắp sếp cơ cấu nhân sự, tiền lương. Giải quyết các sự vụ giấy tờ cho công ty, là bộ mặt của công ty để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Phòng Quản lý kỹ thuật:

Thực hiện công việc sửa chữa, xây dựng cửa hàng, mở rộng mạng lưới, kiểm tra chất lượng xăng dầu. Là phòng được công ty gửi sự an toàn đến cho khách hàng vì thế đội ngũ nhân viên ở đây được đào tạo bài bản để phục vụ khách hàng được tối đa cũng như để làm tốt nhiệm vụ tại kho.

Phòng kinh doanh:

Tổ chức thực hiện các công việc bán hàng, nhập hàng, giao dịch với khách hàng, tìm kiếm, mở rộng khách hàng mới. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh rất quan trọng vì đây là nơi tạo ra tiền cho công ty vì thế rất được công ty quan tâm và dành cho những ưu đãi rất lớn. Có thể trong những năm sau công ty sẽ thành lập thêm một phòng kinh doanh nữa để giảm tải bớt áp lực khi mặt hàng kình doanh của công ty ngày càng được mở rộng

Phòng kế toán tài chính:

Thực hiện các công việc cân đối tình hình kế toán của đơn vị, giúp cho công ty luôn cân bằng được các khoản tiền của mình, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, chi tiêu quá đà vào những hoạt động không sinh lãi.

Đội xe vận chuyển:

Thực hiện chức năng vận chuyển xăng dầu đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, đến các đại lí, tổng đại lí, đến các chi nhánh.

Bảo vệ kho xăng dầu Vĩnh Nguyên, xử lí các sự cố cháy nổ, phối hợp với các đơn vị trên địa bàn bảo vệ an toàn PCCC.

2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Petrolimex Phú Khánh

2.1.4.1 Môi trường vĩ mô của công ty

a. Môi trường kinh tế

Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây luôn ở mức cao và có xu hướng tăng lên, thu nhập bình quân đầu người là 1300 USD/người/năm, tổng sản phẩm Quốc nội là 119 tỉ USD. Xuất khẩu 200 tỉ USD, nhập khẩu 10 tỉ USD. Việt Nam hiện có số đơn vị xuất khẩu là 30.600 đơn vị (số liệu thống kê năm 2011) và đang tăng nhanh với tốc độ 30% /năm, mở rộng thị trường buôn bán với 142 Quốc Gia, kí kết các hiệp định song phương, đa phương... đạt tốc độ xuất khẩu tăng 32% /năm. Với các mặt hàng chủ lực như: Dầu thô, dệt may,thủy hải sản, dày,dép, đồ gỗ, gạo, hàng điện tử, linh kiện máy vi tính. Tuy nhiên cơ cấu xuất khẩu của chúng ta còn chậm chuyển dịch về chất như: Xuất than thì nhập điện, xuất dầu thô thì nhập Xăng dầu thành phẩm, xuất cao su thô thì nhập vỏ ruột xe... nhìn chung khi Việt Nam mở rộng giao thương buôn bán ra nước ngoài cùng với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế thì sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu.

Việt Nam là nước phải nhập khẩu 70% sản phẩm xăng dầu (phần còn lại 30% được đáp ứng bởi nhà máy lọc dầu Dung Quất), sự tăng giá Xăng dầu trên thị trường thế giới cũng kéo theo sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên nhờ biện pháp can thiệp kịp thơì nhằm bình ổn giá cả thị trường của chính phủ nên giá xăng dầu ở nước ta chưa đến mức cao như mức giá bình quân trên thị trường thế giới, nhưng với giá xăng dầu cũng đã quá cao như hiện nay, nếu duy trì trong một thời gian dài cũng đặt ra nhiều vấn đề kinh tế đáng để các nhà hoạch định chính sách xem xét.

Những năm gần đây đặc biệt giai đoạn 2009-2010 đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng nhanh, cộng với chính sách lãi suất ngân hàng hợp lý, có tác dụng làm tăng năng lực sản xuất quốc gia. Đi cùng với xu thế này nhu cầu sử dụng xăng dầu, gas, phục vụ sản xuất sẽ tăng mạnh là yếu tố kích thích hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty Xăng dầu Phú Khánh. Đặc biệt nhu cầu sử dụng LPG là khá cao liên tục tăng từ năm 1995 – 2011 và vào năm 2012 dự kiến việc tiêu thụ LPG cũng tăng với lượng hàng tự cung cấp trong nước chiếm 41% còn lại thì phải nhập khẩu trên thị trường quốc tế (59%).

b. Tăng giá xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, khí sẽ tăng sức ép lên đời sống

Theo lý thuyết một sự gia tăng mạnh giá xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu có thể tạo ra gánh nặng đối với các nền kinh tế theo hai cách thức khác nhau, tùy thuộc vào mức độ mà một quốc gia phụ thuộc vào xăng dầu và các sản phẩm liên quan cần nhập khẩu (về phương diện này thì các nước Châu á trong đó có Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng nhiều hơn so với các nước như :Mỹ, Anh…). Việc tiêu thụ xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tương đối so với tổng sản phẩm quốc dân (về phương diện này thì các Quốc gia đang phát triển, đặc biệt là châu á trong đó có Việt Nam, chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với các Quốc gia công nghiệp do có tỷ lệ tiêu thụ xăng dầu so với tổng sản phẩm quốc dân cao hơn: ví dụ tỷ lệ này của Việt Nam là khoảng 7% so với của Mỹ chỉ là 2,5 %).

Thứ nhất, việc giá cao và ngày càng tăng làm giảm mức sống của dân cư xuống dưới mức lẽ ra đã có thể đạt được do tổng tiêu dùng cho sản phẩm xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tăng lên tương đối so với thu nhập. (ước tính sự gia tăng giá tại Việt Nam khiến cho mỗi cá nhân sử dụng phương tiện xe gắn máy mỗi tháng phải chi thêm bình quân khoảng 30.000 đ so với thời điểm đầu năm 2009; hơn nữa, mặt hàng về xăng dầu tương đối không có

nhiên liệu khác thay thế, do vậy khi giá tăng thì người tiêu dùng có ít thu nhập hơn dùng để chi tiêu cho các hàng hóa khác).

Thứ hai, sự gia tăng này có tác động đến nền kinh tế theo các cách thức mà rất khó để các nhà hoạch định chính sách có thể quản lý được: một mặt, sự gia tăng giá tạo áp lực làm gây ra lạm phát thông qua hiện tượng “chi phí đẩy”. Do xăng dầu và các sản phẩm liên quan là yếu tố đầu vào của hầu như tất cả các nghành kinh tế khác, nên giá đầu vào tăng trong điều kiện các yếu tố khác là không thay đổi sẽ kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến tỷ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng đến sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát.Trong những tháng gần đây nhiều hãng tàu quốc tế đã thông báo tăng phụ phí xăng đối với các lô hàng từ Việt Nam đi Châu âu, đi Mỹ, giá nhiên liêu nhựa các loại đã tăng khoảng 25%-30%; giá thành một số loại hàng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty Petrolimex Phú Khánh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)