Các hình thức thƣởng:

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xi măng Hòn Khói (Trang 40)

Hiện nay có rất nhiều hình thức thƣởng đƣợc các doanh nghiệp áp dụng. Ví dụ nhƣ: - Thƣởng tiết kiệm

- Thƣởng năng suất chất lƣợng - Thƣởng sáng kiến

- Thƣởng theo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Thƣởng tìm đƣợc nơi cung ứng tiêu thụ sản phẩm

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÒN KHÓI: 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần xi măng Hòn Khói: 2.1.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty:

Tên công ty: Công ty cổ phần xi măng Hòn Khói.

Địa chỉ: Tổ dân phố Mỹ Á, Phƣờng Ninh Thủy, Thị xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: (058) 3676 120

Fax: (058) 3676 277

Mã số thuế: 4200527390, ngày cấp: 17/07/2003 Tên viết tắt: HOCECO

Ngành nghề chính: sản xuất kinh doanh xi măng, vôi và thạch cao Vốn điều lệ: 9,7 tỷ

2.1.1.2. Quá trình hình thành của công ty:

Sau ngày đất nƣớc thống nhất, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nƣớc ta hết sức cần thiết và cấp bách, nhu cầu cung cấp vật liệu cho cả nƣớc nói chung và cho miền Trung rất lớn, để góp phần đáp ứng nhu cầu trên, ngày 04/04/1978 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Phú Khánh (hiện nay tách ra 2 tỉnh là Phú Yên và Khánh Hòa) ra quyết định thành lập xí nghiệp xi măng Hòn Khói (tiền thân của công ty cổ phần xi măng Hòn Khói). Xí nghiệp xi măng Hòn Khói là một doanh nghiệp nhà nƣớc, cơ quan quản lý cấp trên là sở xây dựng. Nhiệm vụ chính là sản xuất xi măng, có tƣ cách pháp nhân, hoạt động theo phƣơng thức hạch toán độc lập. Lúc này thôn Mỹ Á, Ninh Thủy, Ninh Hòa, Khánh Hòa đƣợc chọn làm nơi đặt trụ sở chính. Bởi vì Mỹ Á là một dải đất ven biển, gần nguồn san hô đã đƣợc biển bồi đắp từ hàng ngàn năm có trữ lƣợng lớn, việc gần nguồn nguyên liệu tự nhiên này giúp cho việc khai thác đƣợc thực hiện dễ dàng.

2.1.1.3. Quá trình phát triển của công ty:

Quá trình phát triển của công ty đƣợc chia ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1978-1985:

Đây là giai đoạn khởi đầu, do mới đi vào hoạt động và còn quá non trẻ nên ở giai đoạn này xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trên đủ các mặt, về vốn, về thị

trƣờng, về trang thiết bị , về kỹ thuật,… Song với tinh thần quyết tâm cao, ban lãnh đạo công ty cùng các công nhân xí nghiệp đã cố gắng khắc phục khó khăn. Giai đoạn này nƣớc ta vẫn còn đang trong thời kỳ bao cấp nên hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động theo chỉ tiêu, theo kế hoạch cấp trên đƣa xuống, tất cả đều đƣợc bao tiêu từ đầu vào đến đầu ra.

Giai đoạn 1986-1990:

Đây là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng. Xí nghiệp đƣợc tự hạch toán, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Tình hình chung ở giai đoạn này hầu hết các xí nghiệp gặp khó khăn, đã có rất nhiều nhà máy đã giải thể do không thể tiếp tục hoạt động đƣợc và ngày càng thua lỗ. Trƣớc tình hình đó, cán bộ cùng công nhân viên của xí nghiệp đã kiên trì bám trụ, tranh thủ đƣợc sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tỉnh và sự giúp đỡ từ ngân sách của các ngân hàng, xí nghiệp đã thay đổi, sắp xếp lại, tự tìm cho mình một con đƣờng đi riêng trong cơn bão táp của khó khăn. Chính nhờ sự quyết tâm của cán bộ công nhân xí nghiệp đã giúp cho xí nghiệp đứng vững và từng bƣớc phát triển đi lên.

Giai đoạn 1991 đến nay:

Ở giai đoạn này tình hình chung của doanh nghiệp tƣơng đối ổn định và có chiều hƣớng phát triển đi lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc. Đặc biệt vào những năm gần đây xi măng của xí nghiệp đã đƣợc ngƣời tiêu dùng ở một số thị trƣờng biết nhƣ Ninh Hòa, Đăk Lăk,…

Năm 1997 để tiếp tục nâng cao uy tín và chất lƣợng của sản phẩm, xí nghiệp đã thay đổi công nghệ: công nghệ sản xuất xi măng lò đứng Trung Quốc - công suất thiết kế 50.000 tấn/năm (thay vì 30.000 tấn/năm). Sau một năm thi công, dây chuyền sản xuất mới đã đƣợc đƣa vào hoạt động. Ngày 19/05/1997 mẻ clinker đầu tiên đƣợc ra lò, xi măng năng suất chất lƣợng nhƣ PCB30 (hay còn goi P300), PCB40 (hay còn gọi P400) đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thực hiện chủ trƣơng của nhà nƣớc về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc, xí nghiệp xi măng Hòn Khói đã đƣợc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa quyết định

chuyển xí nghiệp xi măng Hòn Khói thành công ty cổ phần xi măng Hòn Khói theo quyết định số 6598/QĐ – UB ngày 21/03/2003.

Để công ty có thể đi vào vận hành sản xuất, và có chỗ đứng nhƣ ngày nay thì phải kể đến công lao của những ngƣời lãnh đạo công ty. Từ khi thành lập đến nay công ty đƣợc dẫn dắt bởi 4 giám đốc khác nhau, lần lƣợt là: Phan Minh Diệp, Nguyễn Trọng Hòa, Nguyễn Văn Lang, Lê Quốc Phong, Tổng giám đốc: Đào Xuân Tình.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần xi măng Hòn Khói: 2.1.2.1. Chức năng: 2.1.2.1. Chức năng:

- Cung cấp vật liệu có chất lƣợng cho đô thị, khu công nghiệp và dân dụng. Mỗi năm, công ty đã cung cấp cho thị trƣờng khoảng trên 50.000 tấn xi măng. Trong đó có hơn 8.000 tấn đƣợc thực hiện cho công tác kiên cố hóa kênh mƣơng nội đồng và chƣơng trình giao thông của tỉnh nhà.

- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động tại địa phƣơng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ:

- Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập của công ty. - Chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc.

- Chấp hành nghiêm chỉnh về bảo mệ môi trƣờng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dƣỡng và nâng cao trình độ văn hóa cũng nhƣ khoa học kỹ thuật.

- Thực hiện chế độ đãi ngộ, tiền lƣơng, tiền thƣởng đối với ngƣời lao động theo đúng quy định của nhà nƣớc.

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xi măng Hòn Khói: 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý: 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý:

Công ty cổ phần xi măng Hòn Khói có lực lƣợng lao động tại chỗ khá đông đƣợc phân bổ công tác làm việc tại 4 phòng và 2 phân xƣởng bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng-kiểu mô hình thƣờng đƣợc các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ áp dụng phổ biến. Theo cơ cấu này phát huy đƣợc ƣu điểm của mô hình trực tuyến là phân quyền để chỉ huy và ƣu điểm của mô hình chức năng là đi sâu vào

chuyên môn nghiệp vụ. Đứng đầu công ty là Hội đồng quản trị, dƣới Hội đồng quản trị là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 4 phòng chức năng, chỉ đạo trực tiếp xuống 2 phân xƣởng. Cơ cấu tổ chức trên đạt sự thống nhất trong mệnh lệnh, tuân thủ nguyên tắc 1 thủ trƣởng, phân công nhiệm vụ, công việc rõ ràng phân quyền cho các trƣởng bộ phận, quản đốc phân xƣởng để chỉ huy kịp thời, đúng chức năng, chuyên môn, không chồng chéo, có cơ sở căn cứ để đƣa ra các quyết định, hƣớng dẫn thực hiện các quyết định, do đó nâng cao đƣợc chất lƣợng quản lý. Bố trí cơ cấu quản lý theo mô hình này phù hợp với đặc điểm của công ty.

2.1.3.2. Sơ đồ bộ máy quản lý:

MẪU GIÁO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH KẾ HOẠCH KINH DOANH KỸ THUẬT SẢN XUẤT KẾ TOÁN - THỐNG KÊ BẢO VỆ TỔ KỸ THUẬT P.THÍ NGHIỆM ĐỘI XE THỦ KHO PHÂN XƢỞNG CƠ ĐIỆN PHÂN XƢỞNG XI MĂNG VẬN HÀNH SỬA CHỮA BP NGHIỀN BP ĐÓNG BAO

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ đối chiếu

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty cổ phần xi măng Hòn Khói: a)Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị của công ty gồm có 5 thành viên: - Ông ĐàoXuân Tình: chủ tịch Hội đồng quản trị. - Ông Lê Quốc Phong: phó chủ tịch Hội đồng quản trị. - Ông Phạm Ngọc Phúc: ủy viên

- Ông Nguyễn Văn Huệ: ủy viên - Bà Trịnh Thị Tƣơi: ủy viên

Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị:

- Là cơ quan quản lý của công ty do đại hội đồng cổ đông bầu ra, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh cũng nhƣ trách nhiệm pháp lý trƣớc cấp trên và Nhà nƣớc. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

- Có nhiệm vụ xây dựng chiến lƣợc phát triển lâu dài cho toàn bộ công ty. - Ký, giám sát, chỉ đạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc, phó giám đốc.

b)Ban giám đốc: gồm 3 thành viên: - Ông Đào Xuân Tình: Tổng giám đốc. - Ông Lê Quốc Phong: Giám đốc.

- Ông Nguyễn Văn Phúc: Phó giám đốc. + Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc của công ty đồng thời cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị, là ngƣời tổ chức điều hành các quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm cho hoạt động của công ty theo Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; là ngƣời đại diện cho công ty trong các vụ kiện về quyền lợi của công ty; quyết định khen thƣởng, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các trƣởng phòng ban, cán bộ công nhân

viên dƣới quyền; quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị và các biện pháp mở rộng sản xuất.

+ Giám đốc:

Là ngƣời do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có quyền điều hành công ty dƣới sự chỉ đạo của chủ tịch Hội đồng quản trị, cũng nhƣ tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, phƣơng án đầu tƣ của công ty. Giám đốc phải có nhiệm vụ báo cáo trƣớc Hội đồng quản trị về tình hình và kết quả hoạt động của công ty cũng nhƣ chịu trách nhiệm về việc quản lý điều hành của mình. Ngoài ra, giám đốc còn có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

+ Phó giám đốc:

Cũng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Phó giám đốc sẽ hỗ trợ cho giám đốc, giúp giám đốc giải quyết các công việc nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc diễn ra thông suốt. Trong một số trƣờng hợp thì quyết định của phó giám đốc cũng có hiệu lực nhƣ quyết định của giám đốc, tuy nhiên phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc và Hội đồng quản trị về việc làm của mình.

c)Phòng tổ chức hành chính:

- Tham mƣu cho giám đốc về tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm công tác cho cán bộ công nhân viên chức.

- Thực hiện quản lý nhân sự và lãnh đạo, lập kế hoạch đào tạo trình giám đốc và tổ chức đào tạo.

- Kiểm tra việc thực hiện quy nội quy, kỷ luật của toàn công ty, đề xuất biện pháp quản lý vi phạm và khen thƣởng kịp thời.

- Tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu theo quy định của công ty. d)Phòng kế hoạch - kinh doanh:

- Tổ chức điều hành, tiêu thụ sản phẩm của công ty, tìm hiểu nghiên cứu thị trƣờng. - Đề nghị với ban giám đốc biện pháp tốt nhất để việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng.

- Lên kế hoạch tiêu thụ tháng, quý, năm và thông báo kế hoạch sản xuất trong tháng cho bộ phận liên quan.

e)Phòng kế toán tài vụ:

- Tổ chức công tác kế toán, ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo thực hiện đúng đắn công tác tài chính kế toán thống kê theo đúng chính sách, chế độ.

- Tham mƣu cho giám đốc và cấp trên về các chính sách tài chính của đơn vị để giám đốc kịp thời có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

- Tổ chức bảo quản, lƣu trữ chứng từ kế toán theo đúng quy định. f)Phòng kỹ thuật - vật tƣ:

- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kiểm tra nghiệm thu tất cả sản phẩm. - Tham gia xem xét nhu cầu thỏa mãn của khách hàng, đồng thời tham mƣu cho cấp trên về xây dựng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, bao bì, …

- Đặt mua hoặc hợp đồng với các chủ thầu, các đơn vị đối tác về toàn bộ nguyên vật liệu cho sản xuất và hợp đồng kiểm định đo lƣờng chất lƣợng sản phẩm.

- Lập và thực hiện kế hoạch cung cấp vật tƣ hàng tháng. g)Thủ kho:

- Theo dõi công tác nhập xuất nguyên liệu, hàng hóa,máy móc thiết bị trong kho. - Có nhiệm vụ bảo quản, và quản lý việc sắp xếp nguyên liệu, hàng hóa vào kho, để tránh việc thất thoát; chú ý công tác chống dột, nƣớc tràn vào kho trong mùa mƣa.

- Định kỳ kiểm kê kho và đối chiếu số liệu giữa kho với kế toán.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất của công ty cổ phần xi măng Hòn Khói:

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất:

Hiện tại công ty đang có 3 dây chuyền sản xuất: dây chuyền sản xuất máy 9T/h 1, dây chuyền sản xuất máy 9T/h 2, và dây chuyền sản xuất máy 2T/h. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty nhƣ sau:

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất:

Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty đƣợc chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận sản xuất chính và bộ phận phục vụ sản xuất, 2 bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có 2 nhân viên phụ trách quản lý sản xuất (hay còn gọi là trƣởng ca sản xuất) đó là chú Nguyễn Lam và chú Đặng Văn Ẩn, 1 quản đốc phân xƣởng cơ điện thực hiện quản lý việc sửa chữa, vận hành máy móc, đó là anh Trần Văn Tuyên.

- Bộ phận sản xuất chính: là phân xƣởng xi măng. Phân xƣởng xi măng có nhiệm vụ:

+ Thực hiện đầy đủ, đúng qui trình kĩ thuật - công nghệ để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định.

+ Hoàn thành tốt sản lƣợng sản xuất theo đúng kế hoạch đƣợc giao. + Chấp hành đầy đủ các quy định của công ty.

Bộ phận này có 2 bộ phận nhỏ nhƣ sau:

+ Bộ phận nghiền: cho clinker trộn với một số chất phụ gia đã đƣợc định lƣợng sẵn vào máy nghiền, để tiến hành cộng đoạn nghiền xi măng.

Phục vụ sản xuất Sản xuất chính Tổ vận hành Tổ sửa chữa Phân xƣởng xi măng Bộ phận đóng bao Bộ phận nghiền xi măng Phân xƣởng cơ điện

+ Bộ phận đóng bao: thực hiện cân và đóng bao xi măng sau khi đã đƣợc nghiền xong.

Hiện nay, công ty chỉ còn 2 tổ tham gia sản xuất. Mỗi tổ có 14 thành viên, các thành viên trong tổ sẽ đƣợc phân chia làm ở khâu nghiền, và khâu đóng bao. 2 tổ sẽ luân phiên nhau làm trong 2 ca: ca1 từ 6h sáng - 2h chiều, ca2 từ 2h chiều - 10h tối, 3 ngày đổi ca 1 lần. Mỗi tổ trong phân xƣởng có một tổ trƣởng để chịu trách nhiệm về điều động tổ sản xuất theo kế hoạch, ghi chép khối lƣợng công việc, theo dõi và chấm công cho từng công nhân trong tổ mỗi ngày.

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xi măng Hòn Khói (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)