0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Kế toán chi phí tài chính

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QỦA KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XD&LĐ THIẾT BỊ PCCC KHÁNH HÒA (Trang 52 -52 )

1.8.2.1. Nội dung

Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: các khoản chi phí hoặc khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính; chi phí cho vay và đi vay vốn; chi phí góp vốn liên doanh; lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn; chi phí giao dịch bán chứng khoán; dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác; khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…

1.8.2.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 635 – Chi phí tài chính Bên Nợ:

+ Các khoản chi phí hoạt động tài chính.

+ Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn.

+ Các khoản lỗ chênh lệch về tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ. + Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ.

+ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

Bên Có:

+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. + Kết chuyển chi phí tài chính sang Tài khoản 911.

Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.

1.8.2.3. Nguyên tắc hạch toán

Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí.

Không hạch toán vào Tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:

- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ;

- Chi phí bán hàng;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Chi phí kinh doanh bất động sản;

- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;

- Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác;

1.8.2.4. Phương pháp hạch toán

111,112,242,335 635 129,229

Trả tiền vay, phân bổ lãi mua Hoàn nhập số chênh hàng trả chậm. trả góp lệch dự phòng giảm

129,229 giá đầu tư

Dự phòng giảm giá đầu tư

911

1112,1122,222,223 Cuối kỳ kết chuyển

Lỗ về bán ngoại tệ, bán các khoản đầu tư

chi phí tài chính

1111,1121

Bán ngoại tệ, bán CP hoạt động liên các khoản đầu tư doanh, liên kết

413

K/c lỗ chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ

Sơ đồ 1.20: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí tài chính 1.9. KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC VÀ CHI PHÍ KHÁC

1.9.1. Kế toán thu nhập khác

1.9.1.1. Nội dung

Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.

- Thu từ tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. - Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ.

- Các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại. - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan tới tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.

1.9.1.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 711 – Thu nhập khác

Bên Nợ: Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác sang Tài khoản 911. Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.

1.9.1.3. Nguyên tắc hạch toán

Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thu nhập khác, kế toán ghi nhận vào bên Có Tài khoản 711, cuối kỳ kết chuyển sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

1.9.1.4. Phương pháp hạch toán

911 711 111,112

Cuối kỳ kết chuyển - Thu phạt KH vi phạm hợp đồng thu nhập khác - Thu bồi thường bảo hiểm

- Thu nợ khó đòi đã xoá sổ - Các khoản thuế được hoàn lại - Thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ

334,338 Tiền phạt trừ vào các khoản tiền

nhận ký cược, ký quỹ 152,156,211 Nhận biếu tặng hàng hoá, vật tư, tài sản 352 Hoàn nhập dự phòng CP bảo hành công trình xây lắp không sử dụng hết hoặc số thực tế nhỏ hơn số trích trước

3387 Định kỳ phân bổ doanh thu

chưa thực hiện

1.9.2. Kế toán chi phí khác

1.9.2.1. Nội dung

Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (nếu có).

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đem đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. - Bị phạt thuế, truy nộp thuế.

- Các khoản chi phí khác.

1.9.2.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 811 – Chi phí khác

Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác sang Tài khoản 911. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.

1.9.2.3. Nguyên tắc hạch toán

Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí khác, kế toán ghi nhận vào bên Nợ Tài khoản 811, cuối kỳ kết chuyển sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

1.9.2.3. Trình tự hạch toán

211,213 811 911

Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý Cuối kỳ kết chuyển chi

nhượng bán phí khác

214 GT hao mòn

111,112,331

CP phát sinh cho thanh lý, nhượng bán TSCĐ

333

Các khoản bị phạt thuế, truy nộp phạt

111,112

Các khoản bị phạt do vi phạm hợp

đồng kinh tế, vi phạm pháp luật

Sơ đồ 1.22: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí khác

1.10. KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.10.1. Nội dung 1.10.1. Nội dung

Dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

Việc tính toán và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được tuân thủ theo chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.10.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2:

- TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

1.10.3. Nguyên tắc hạch toán

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghu nhận vào tài khoản này là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc: + Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong năm.

+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.

+ Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:

+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm.

+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước.

1.10.4. Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.23: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

911

K/c CP thuế TNDN hiện hành 8211

3334

Chi tiền nộp thuế 111, 112

Hàng quý xác định số thuế TNDN tạm

nộp

Cuối năm quyết toán nộp bổ sung

Cuối năm quyết toán nộp thừa (tạm nộp > phải nộp)

Sơ đồ 1.24: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

1.11. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.11.1. Nội dung 1.11.1. Nội dung

Sau một kỳ kế toán, doanh nghiệp cần xác định kết quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác và kịp thời.

1.11.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh Bên Nợ:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí tài chính và chi phí khác. + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Số laic trước thuế của hoạt động kinh doanh trong kỳ. 8212

347

Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh

243

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ hoàn nhập

911

K/c CL số phát sinh Có lớn hơn Nợ TK 8212

347

Chênh lệch tạm thời chịu thuế hoàn nhập

243

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh

Bên Có:

+ Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. +Doanh thu tài chính và thu nhập khác.

+ Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 1.11.3. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này cần phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính.

- Kết quả kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Trong từng loại hoạt động kinh doanh, có thể hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, theo từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.

- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là doanh thu thuần và thu nhập thuần.

1.11.4. Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.25: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh

511

Kết chuyển doanh thu thuần vào cuối kỳ

512

Kết chuyển doanh thu nội bộ vào cuối kỳ

515 Kết chuyển doanh thu

tài chính vào cuối kỳ

821

Kết chuyển chi phí thuế TNDN vào cuối

421 Kết chuyển lỗ 711 Kết chuyển thu nhập khác vào cuối kỳ 632 Kết chuyển GVHB vào cuối kỳ 635

Kết chuyển chi phí tài chính vào cuối kỳ 641 Kết chuyển chi phí BH vào cuối kỳ 811 Kết chuyển chi phí khác vào cuối kỳ 821

Kết chuyển chi phí thuế TNDN vào cuối kì 642 Kết chuyển chi phí QLDN vào cuối kỳ 421 Kết chuyển lãi 911

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI

PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

TNHH XD & LĐ THIẾT BỊ PCCC KHÁNH HÒA


2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XD & LĐ THIẾT BỊ PCCC KHÁNH HÒA KHÁNH HÒA

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH XD & LĐ thiết bị PCCC Khánh Hòa thành lập vào ngày 10/10/2002.

- Tên công ty: Công ty TNHH XD & LĐ thiết bị PCCC Khánh Hòa. - Tên đăng kí kinh doanh: Công ty TNHH XD & LĐ thiết bị PCCC Khánh Hòa. - Trụ sở: 39 Lam Sơn – Phước Hòa – Nha Trang.

- Điện thoại: 0583. 877. 378 FAX: 0583.871.988 - Mã số thuế: 4200498647

- Vốn điều lệ: 1,250,000,000 VNĐ (Một tỷ hai trăm năm mươi triệu Việt Nam đồng).

- Số tài khoản: 8001100032002 tại Ngân hàng quân đội CN Khánh Hòa. - Giám đốc: Ông Vũ Hoàng Giang.

Từ ngày thành lập, với số vốn hơn 1 tỷ đồng đưa vào sản xuất kinh doanh, công ty đã mở rộng và phát triển vốn lên đến hơn 12 tỷ đồng. Qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng hiện nay công ty đã có những thành tựu nhất định trong việc phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nhân công. Lợi nhuận từng bước được nâng lên đi đôi với hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.1.2.1. Chức năng:

- Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước.

- Tư vấn thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy – hệ thống chống đột nhập tự động.

- Hệ thống chữa cháy tự động dùng nước, khí, bột, hóa chất. - Hệ thống camera quan sát, hệ thống thông tin liên lạc. - Lắp đặt mạng điện thoại nội bộ.

- Giải pháp toàn bộ và thiết bị chống sét trực tiếp và cảm ứng lan truyền. - Bảo trì các phương tiện, thiết bị báo cháy, chữa cháy.

- Chiết nạp các loại bình chữa cháy, hóa chất, bột, bột ansul, nitơ, CO2. - Xây dựng công trình dân dụng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng đăng ký trước pháp luật.

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh theo ngắn, trung và dài hạn nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường.

- Không ngừng cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng. Mở rộng quy mô hoạt động của công ty góp phần gia tăng thu nhập quốc dân, đẩy mạnh tốc độ phát triển của doanh nghiệp.

- Quản lý và sử dụng vốn của công ty một cách có hiệu quả. Đồng thời huy động thêm các nguồn lực khác từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện mọi chế độ nghĩa vụ với doanh nghiệp và Nhà nước.

- Tổ chức kiểm soát chất lượng vật tư, hàng hóa đầu vào đảm bảo chất lượng, tạo sản phẩm đúng quy cách, yêu cầu kĩ thuật đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc các điều khoản cam kết đối với tất cả các hợp đồng mà công ty ký kết.

- Đảm bảo ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhân viên thông qua các chính sách phúc lợi, bảo hiểm.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH XD&LĐ thiết bị PCCC Khánh Hòa được thiết kế theo mô hình trực tiếp chức năng. Đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là phó giám đốc.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Giám đốc và phó giám đốc:

Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trên phương diện vĩ mô, đồng thời tổ chức thu thập, xử lý thông tin để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển công ty trong thời gian ngắn và dài hạn.

- Phòng kinh doanh:

Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc thực hiện các chức năng kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới tiêu thụ sản phẩm cho công ty, khai thác và mở rộng thị trường, cùng với ban giám đốc ký kết hợp đồng với khách hàng.

- Phòng Tài chính – Kế toán:

Có trách nhiệm về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty:

+ Tiến hành công tác kế toán trong doanh nghiệp theo đúng quy định nhà nước ban hành như: ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu…

+ Định kỳ lập bán cáo kế toán thống kê theo yêu cầu của ban giám đốc, các cơ quan nhà nước và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do bộ phận khác lập.

GIÁM ĐÔC

PHÓ GIÁM ĐÔC

PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH

– KÊ TOÁN

+ Giúp ban giám đốc tổ chức thông tin kinh tế, hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và cung cấp thông tin kinh tế cho ban giám đốc, hội đồng thành viên và các cơ quan nhà nước có yêu cầu.

+ Lưu trữ và bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung số liệu kế toán thống kê.

- Phòng dự án:

Lập dự án đầu tư các công trình phù hợp với chức năng hoạt động của công ty, bao gồm các loại hình công việc sau:

+ Lập báo cáo đầu tư.

+ Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình. + Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Phòng kỹ thuật:

PhòngKỹ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QỦA KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XD&LĐ THIẾT BỊ PCCC KHÁNH HÒA (Trang 52 -52 )

×