5. Kết cấu của luận văn
3.4.6. Đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Đưa chương trình đào tạo ngành Du lịch thành một nhóm ngành riêng, tách khỏi nhóm ngành Việt Nam học.
- Thành lập Học viện Du lịch hoặc trường Đại học Du lịch có đào tạo liên thông.
- Thành lập trường hoặc Trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý ngành Du lịch.
- Tiếp tục tổ chức tốt các khóa học bồi dưỡng trong và ngoài nước cho cán bộ QLNN về du lịch ở trung ương và địa phương. Chú trọng hơn đến các khóa đào tạo, bồi dưỡng về hội nhập kinh tế quốc tế, đàm phán quốc tế... cho cán bộ chuyên trách hội nhập kinh tế quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, địa phương và các doanh nghiệp du lịch.
- Nâng cao chế độ độ bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài, để cán bộ, công chức phục vụ chuyên tâm, lâu dài cho ngành Du lịch.
3.4.7. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch
- Thành lập bộ phận tiếp nhận, đường dây nóng tại các cơ quan QLNN về du lịch và cơ chế để giải quyết những khiếu nại, phản ánh của các đối tuợng tham gia hoạt động du lịch.
-Thành lập đội ngũ cảnh sát du lịch tại các địa bàn có hoạt động du lịch phát triển hoặc các địa bàn du lịch vào mùa cao điểm.
KẾT LUẬN
QLNN về du lịch được hiểu là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể để đạt được mục tiêu phát triển ngành mà Nhà nước đặt ra. Trong nền kinh tế thị trường, QLNN về du lịch chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc chung của hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế. QLNN về du lịch được thực thi thông qua các công cụ nhà nước như hệ thống pháp luật, chính sách, hệ thống kế hoạch, bộ máy cơ quan quản lý và đội ngũ công chức. Bên cạnh đó, QLNN về du lịch mang đặc điểm riêng của một ngành kinh tế dịch vụ có tính tổng hợp, liên ngành và liên vùng, ngành mang tính xã hội, chịu nhiều tác động của yếu tố môi trường, mùa vụ… Khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), du lịch Việt Nam chịu những tác động của các yếu tố tích cực và tiêu cực mang tính toàn cầu. Hoạt động QLNN về du lịch vừa phải đảm bảo tuân thủ định hướng của nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa phải thực hiện những cam kết du lịch song phương, đa phương mà Việt Nam đã tham gia.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, công tác QLNN về du lịch đã có bước chuyển biến rõ rệt, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành về cả mặt số lượng và chất lượng. Số lượng khách du lịch quốc tế trong và ngoài nước ngày một tăng. Cơ sở vật chất của ngành được tăng lên đáng kể do huy động được nguồn vốn trong và ngoài nước. Du lịch được khẳng định như một ngành kinh tế độc lập, có hệ thống pháp luật chuyên ngành để điều chỉnh, có các chính sách phát triển đặc thù. Tuy nhiên, ngành Du lịch chỉ thực sự phát triển từ khi Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa, xuất phát điểm của ngành thấp, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, bộ máy quản lý còn nhiều bất cập…
Để hội nhập thực sự đem lại hiệu quả cho sự phát triển của du lịch Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước hoạt động QLNN về du lịch phải được tăng cường về mọi mặt. Trong đó tập trung vào các giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật du lịch nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng; Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch linh hoạt,
kịp thời, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch nâng cao khả năng cạnh tranh, khắc phục sự thiếu đồng bộ, rời rạc trong phối hợp liên ngành; Đổi mới phương pháp xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp với các điều kiện hội nhập; Kiện toàn và củng cố bộ máy tổ chức; Xây dựng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập trong đó chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch; Tăng cường công tác tuyên truyền về hội nhập trong lĩnh vực du lịch...
Hoạt động QLNN về du lịch chỉ thực sự phát huy hiệu quả, khi có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương, để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch được thực thi thống nhất, đồng bộ trong cả nước, phấn đấu từng bước đưa ngành Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển có tầm cỡ trong khu vực.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.Tình hình lập Quy hoạch phát triển du lịch cả nƣớc [40]
TT Tỉnh, thành phố Tình hình thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch du lịch cả nước
1 Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam 1995-2010 Đã được phê duyệt 1995 2 Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam 2001-2010
Đã được phê duyệt 2002 3 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể du
lịch Việt Nam đến năm 2010
Đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng, trung tâm
1 Vùng lãnh thổ du lịch phía Bắc Đã được phê duyệt 2002 Vùng Miền trung Đã được phê duyệt 2002 Vùng Miền nam Đã được phê duyệt 2002 Hà Nội và phụ cận Đã được phê duyệt 2002 Huế - Đà nẵng và phụ cận Đã được phê duyệt 2002 Nha Trang-Ninh Chữ, Đà Lạt Đã được phê duyệt 2002 TP HCM và phụ cận Đã được phê duyệt 2002 Trung tâm Hải Phòng- Quảng Ninh Đã được phê duyệt 2002 Trung tâm Sầm Sơn - Thanh Hoá Đã được phê duyệt 2002 Hạ Long - Cát Bà Chưa được phê duyệt Văn Phong - Đại Lãnh Chưa phê duyệt Quy hoạch tổng thể PT du lịch các địa phương
Cao Bằng Đã được phê duyệt 1998 Lạng Sơn Đã được phê duyệt 1997 Hà Giang Đã được phê duyệt 2004 Bắc Kạn Đã được phê duyệt 1998 Thái Nguyên Đã được phê duyệt 1998 Lào Cai Đã được phê duyệt 2001 Điện Biên Đã được phê duyệt 2004 Lai Châu Đang thực hiện
Sơn La Đã được phê duyệt 2001 Hòa Bình Đã được phê duyệt 2003 Yên Bái Đã được phê duyệt 2001 Tuyên Quang Đã được phê duyệt 2005 Phú Thọ Đã được phê duyệt 2001 Vĩnh Phúc Đã được phê duyệt 1998 Hà Nội Đã được phê duyệt 1997 Quảng Ninh Đã được phê duyệt 2001 Hải Phòng Đã được phê duyệt 1997 Hưng Yên Đã được phê duyệt 2003 Hải Dương Đã được phê duyệt 2003 Bắc Giang Đã được phê duyệt 1998
Hà Tây Đã được phê duyệt 1996 Điều chỉnh năm 2003 Hà Nam Đã được phê duyệt 1998 Điều chỉnh năm 2001 Ninh Bình Đã được phê duyệt 1995
Nam Định Đã được phê duyệt 2003 Thái Bình Đã được phê duyệt 2003 Thanh Hóa Đã được phê duyệt 2000 Nghệ An Đã được phê duyệt 1997 Hà Tĩnh Đã được phê duyệt 1998 Quảng Bình Đã được phê duyệt 2001 Quảng Trị Đã được phê duyệt 1996
Thừa Thiên Huế Đã được phê duyệt 1996 Đang điều chỉnh Đà Nẵng Đã được phê duyệt 1996 Điều chỉnh năm 2001 Quảng Nam Đã được phê duyệt 1996 Đang điều chỉnh Quảng Ngãi Đã được phê duyệt 2002
Bình Định Đã được phê duyệt 1998 Đang điều chỉnh Phú Yên Đã được phê duyệt 1997
Khánh Hòa Đã được phê duyệt 1995 Điều chỉnh năm 2000 Ninh Thuận Đã được phê duyệt 1995 Đang điều chỉnh Bình Thuận Đã được phê duyệt 2002
Kon Tum Đã được phê duyệt 1996 Gia Lai Đã được phê duyệt 1999 Đăk Lăk Chưa có
Đăk Nông Đang thực hiện
Lâm Đồng Đã được phê duyệt 1996 Đang điều chỉnh Bình Phước Đã được phê duyệt 2001
Bình Dương Đã được phê duyệt 1997 Đồng Nai Đang thực hiện
Bà Rịa - Vũng Tàu Đã được phê duyệt 1995 Điều chỉnh năm 2003 TP Hồ Chí Minh Đã được phê duyệt 1996
Tây Ninh Đã được phê duyệt 1995 Long An Đã được phê duyệt 1998
Tiền Giang Đã được phê duyệt 1998 Điều chỉnh năm 2001 Bến Tre Đã được phê duyệt 1997
Vĩnh Long Đã được phê duyệt 2001 Đồng Tháp Đã được phê duyệt 2003 An Giang Chờ phê duyệt
Kiên Giang Đã phê duyệt 1998 TP Cần Thơ Đã có QH chung khi
chưa tách tỉnh
Đang điều chỉnh Hậu Giang Đang điều chỉnh Trà Vinh Đã phê duyệt 2001
Sóc Trăng Đã phê duyệt 1999 Bạc Liêu Đã phê duyệt Cà Mau Đã phê duyệt 1996
Phụ lục 2. Cam kết tự do hóa thƣơng mại dịch vụ theo phân ngành của các nƣớc thành viên WTO (Tài liệu tổng hợp hậu vòng đàm phán Uruguay - Nghiên cứu đặc biệt số 6) [1]
46 48 52 54 63 74 84 99 103 106 128 0 20 40 60 80 100 120 140 Gi¸o dôc Y tÕ/Søckháe Ph©n phèi M«i tr-êng Gi¶i trÝ, v¨n hãa, thÓ thao X©y dùng Giao th«ng Th«ng tin liªn l¹c Kinh doanh Tµi chÝnh Du lÞch Sè n-íc cam kÕt
Phụ lục 3. Các cam kết của 112 nƣớc đã cam kết về dịch vụ du lịch trong WTO (Tài liệu tổng hợp hậu vòng đàm phán Uruguay - Nghiên cứu số 6) [1]
Phương thức cung cấp
dịch vụ
Tiếp cận thị trường Đối xử quốc gia Cam kết toàn bộ Cam kết một phần Không cam kết Cam kết toàn bộ Cam kết một phần Không cam kết 1. Cung cấp qua biên
giới 33 (29%) 49 (44%) 30 (37%) 37 (33%) 48 (43%) 37 (42%) 2. Tiêu dùng ở nước ngoài 55 (49%) 47 (42%) 10 (9%) 58 (52%) 42 (38%) 12 (11%) 3. Hiện diện thương
mại ở nước ngoài
25 (22%) 86 (77%) 1 (1%) 49 (44%) 61 (54%) 2 (3%) 4. Hiện diện của thể
nhân ở nước ngoài
1 (1%) 105 (94%) 6 (5%) 12 (11%) 90 (80%) 10 (9%)
Phụ lục 4. Lộ trình cam kết thƣơng mại dịch vụ của Việt Nam với Hoa Kỳ (năm 2000) [29]
I. Các cam kết nền chung Các lĩnh vực -
ngành
Các giới hạn về tiếp cận thị trường Các giới hạn về đối xử quốc gia
Áp dụng cho tất cả
(1) & (2) Như được qui định tại từng lĩnh vực/ngành của mục II.
(3) Trừ khi được qui định khác trong
(1) & (2) Như được qui định tại mục II và tại từng lĩnh vực/ngành của mục II.
từng lĩnh vực và ngành cụ thể của Phụ lục này:
Công ty Hoa Kỳ được tiến hành hoạt động thương mại tại Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn Hoa Kỳ, BOT và BTO.
Đối với hiện diện thương mại đã được thành lập tại Việt Nam vào ngày Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam dành sự đối xử được qui định tại giấy phép của hiện diện thương mại vào ngày Hiệp định có hiệu lực hay sự đối xử tại Phụ lục này, tuỳ thuộc sự đối xử nào tốt hơn.
Việc thành lập chi nhánh của các công ty Hoa Kỳ là chưa được cam kết vì các luật và qui định về chi nhánh của các công ty nước ngoài đang trong quá trình soạn thảo.
Các công ty Hoa Kỳ được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các văn phòng này không được tiến hành hoạt động thu lợi nhuận tại Việt Nam.
Việc thành lập và hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ chịu sự cấp phép, bảo đảm rằng chế độ cấp phép đó phù hợp với Chương 3 cũng như các cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia được qui định cụ thể tại các lĩnh vực và ngành của Phụ lục này.
Các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ được Chính phủ và chính quyền địa phương Việt Nam cho thuê đất. Thời gian thuê đất phù hợp với thời gian hoạt động của các xí nghiệp này và được qui định trong giấy phép đầu tư.
(4) Chưa cam kết trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân của
(3) Như được qui định tại từng lĩnh vực/ngành của mục II và kế toán trưởng phải là công dân Việt Nam Đối với một vấn đề bất kỳ liên quan đến đầu tư trong dịch vụ mà không được nêu trong Phụ lục G, các qui định của Phụ lục H sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp có xung đột giữa một qui định trong Chương IV, Phụ lục H hoặc thư trao đổi, và một qui định ghi tại Phụ lục G thì qui định trong Phụ lục G sẽ được áp dụng đối với xung đột đó. Phụ lục H và thư trao đổi sẽ không được hiểu hay áp dụng theo cách có thể tước bỏ các quyền của một Bên được qui định tại Phụ lục G.
các nhóm sau:
Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và các chuyên gia mà người Việt Nam không thể thay thế của một công ty của Hoa Kỳ đã thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh hay công ty con trên lãnh thổ Việt Nam, lưu chuyển tạm thời trong nội bộ công ty, được phép nhập cảnh cho thời gian lưu trú ban đầu là 3 năm và sau đó được gia hạn phụ thuộc vào thời hạn hoạt động của các đơn vị này tại Việt Nam;
Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và các chuyên gia nước ngoài mà người Việt Nam không thể thay thế tham gia vào hoạt động của các xí nghiệp đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam được cấp phép nhập cảnh và cư trú dài hạn phù hợp với thời hạn của các hợp đồng đầu tư có liên quan hay cho thời gian lưu trú ban đầu là 3 năm tuỳ theo trường hợp nào ngắn hơn và sau đó được gia hạn phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng làm việc giữa họ và các đơn vị này;
Người chào bán dịch vụ - những người không sống tại Việt Nam và không nhận sự trả lương từ bất kỳ nguồn nào tại Việt Nam, và những người tham gia vào hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ với mục đích đàm phán để bán dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ đó mà (i) việc bán đó không được chào trực tiếp cho công chúng và (ii) người chào bán không trực tiếp cung cấp dịch vụ. Thời gian nhập cảnh của những người chào bán dịch vụ này không quá 90 ngày.
II Cam kêt đối với dịch vụ du lịch và lữ hành liên quan Các giới hạn về tiếp cận
thị trƣờng
Các giới hạn về đối xử quốc gia
A. Các dịch vụ khách sạn và nhà hàng bao gồm: - Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn (PCPC 64110) - Dịch vụ cung cấp thức ăn (PCPC 642) và đồ uống (PCPC 643) (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ cùng với việc đầu tư xây dựng khách sạn nhà hàng được phép cung cấp dịch vụ thông qua thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam hay xí nghiệp 100% vốn Hoa Kỳ. (4) Chưa cam kết ngoài các cam kết chung và giám đốc khách sạn hay nhà hàng phải thường trú tại Việt Nam.
(1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế
(4) Chưa cam kết ngoài các cam kết chung B. Các dịch vụ đại lý và điều phối du lịch lữ hành (PCPC 7471) (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ được cung cấp dịch vụ dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam
Phần góp vốn của phía Hoa Kỳ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh, và 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này sẽ được bãi bỏ. (4) Chưa cam kết ngoài các cam kết nền.
(1) Không hạn chế