Hợp tác du lịch song phương

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 96)

5. Kết cấu của luận văn

2.9.1. Hợp tác du lịch song phương

Đến năm 2006, Việt Nam đã kí được tổng số 37 các thỏa thuận hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch [30]. Đây là cơ sở thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác, tăng cường mối quan hệ song phương giữa du lịch Việt Nam với các nước trong và ngoài khu vực. Nội dung hợp tác tập trung vào các hoạt động trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đầu tư gắn với quy hoạch và khai thác khách du lịch. Nhiều chương trình, dự án hợp tác du lịch song phương đã hỗ trợ thiết thực cho du lịch Việt Nam như dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Luxemburg, dự án hỗ trợ đào tạo cán bộ QLNN của Bỉ, dự án hỗ trợ quy hoạch phát triển du lịch miền Trung Việt Nam của Nhật Bản…

Việc khai thác khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trên cơ sở các cam kết hợp tác song phương có nhiều tiến bộ, đặc biệt là với các nước được xác định là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thái Lan, Singapore…

Một trong những cam kết song phương có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch Việt Nam đó là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ kí kết năm 2000. Lượng khách Mỹ đến Việt Nam đã có sự tăng trưởng. Năm 2005, Việt Nam đón được 333,6 nghìn lượt tăng 60,4% so với năm 2000 (208 nghìn lượt). Tuy nhiên, năm 2005 lượng khách Mỹ đến Việt Nam chỉ chiếm gần 0,8% lượng từ khách Mỹ ra nước ngoài du lịch (khoảng 50 triệu lượt) và chiếm khoảng 14% tổng số khách Mỹ đến khu vực Đông Nam Á, bằng 1/2 lượng khách Mỹ đến Thái Lan [43]. Năm 2006, Mỹ là một trong 3 thị trường hàng đầu của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc), chiếm gần 11% lượng khách quốc tế đến Việt Nam [31]. Cam kết giữa Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực du lịch như sau:

- Dịch vụ lưu trú, cung cấp thực phẩm đồ uống: Các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ cùng với đầu tư xây dựng khách sạn nhà hàng, được phép thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc công ty 100% vốn nước ngoài.

- Dịch vụ lữ hành, điều hành tour du lịch: công ty Hoa Kỳ được liên doanh với đối tác Việt Nam. Vốn góp của phía Hoa Kỳ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh và 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, hạn chế này sẽ được loại bỏ. Trong nội dung đối xử quốc gia: Hướng dẫn viên du lịch trong liên doanh phải là công dân Việt Nam. Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch có vốn đầu tư của Hoa Kỳ chỉ được kinh doanh dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam [30] (phụ lục 4).

Việt Nam chưa khai thác được nhiều từ những hiệp định, hợp tác du lịch song phương. Nhiều hiệp định mới dừng ở việc kí thỏa thuận, chưa có hoạt động triển khai cụ thể. Du lịch Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong khai thác thị trường Mỹ do hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam còn nhiều điều chưa phù hợp với những cam kết đã quy định. Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược và giải pháp cụ thể để có thể khai thác được thị trường khách Mỹ và thu hút nguồn vốn đầu tư từ Mỹ vào du lịch.

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)