Về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triểndu lịch

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 115)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.3. Về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triểndu lịch

Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với yêu cầu của thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, cần phải xây dựng Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Du lịch làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược ngành của từng địa phương và các doanh nghiệp du lịch.

Chiến lược phát triển du lịch phải xác định được hệ thống các mục tiêu mang tính dài hạn, cơ bản nhất, gia tăng các mục tiêu định lượng, hạn chế các mục tiêu chung chung, đảm bảo sự phát triển hiệu quả và bền vững. Trong chiến lược phát triển du lịch cần quan tâm tới việc bổ sung các các biện pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch bảo đảm nâng cao tính định hướng và dự báo, gắn quy hoạch, kế hoạch với xu hướng vận động của thị trường trong nước và quốc tế, phát huy tối ưu nội lực, khai thác tiềm năng du lịch của địa phương nhưng đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững.

3.2.2.4. Yêu cầu về bộ máy QLNN về du lịch

- Bộ máy QLNN về du lịch phải đảm bảo giải quyết được mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong hoạt động du lịch. Cần thiết có sự điều hành, chỉ đạo tập

trung từ phía Chính phủ, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan trong bộ máy tổ chức, giữa trung ương và địa phương.

- Nhanh chóng kiện toàn cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương và địa phương. Địa vị pháp lý, chức năng thẩm quyền của cơ quan QLNN về du lịch phải rõ ràng, tương xứng để có thể chủ động giải quyết được vấn đề liên ngành và các hoạt động liên quan đến du lịch mang tính quốc tế. Cần sớm hình thành một cơ quan quản lý chuyên ngành đủ năng lực làm đầu mối phối hợp các bộ, ngành chức năng trong nước, vừa đủ năng lực để thực hiện hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch.

- Cơ quan QLNN về du lịch ở trung ương cần có đủ thẩm quyền, đủ năng lực để đảm đương được các nhiệm vụ: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chiến lược phát triển du lịch quốc gia; Chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Cơ quan QLNN về du lịch cấp quốc gia phải là đầu mối để tập hợp các doanh nghiệp trong nước, chủ động đề xuất với Chính phủ ban hành chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Làm đầu mối phối hợp với các ngành khác như hàng không, thương mại… để xây dựng sản phẩm có tính cạnh tranh; Đồng thời cơ quan QLNN về du lịch phải đưa ra những giải pháp kịp thời thích ứng được với những biến động của tình hình khu vực và trên thế giới, cũng như tranh thủ những cơ hội tốt để thúc đẩy du lịch phát triển; Thực hiện tốt công tác quảng bá du lịch Việt Nam như một điểm đến, xây dựng chiến lựợc sản phẩm của du lịch Việt Nam.

- Các cơ quan quản lý du lịch địa phương phải được tổ chức thống nhất dưới sự điều hành của cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương. Các cơ quan này có trách nhiệm thực hiện chiến lược du lịch do cơ quan QLNN về du lịch ở trung ương xây dựng và quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn. Phối hợp với cơ quan QLNN về du lịch ở trung ương trong việc cấp phép cho các đại lý, doanh nghiệp lữ hành cũng như việc quảng bá các di sản.

3.2.2.5. Nhà nước phải đảm bảo điều hòa lợi ích của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển bền vững hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển bền vững

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thách thức và bất bình đẳng,

Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò điều hòa lợi ích của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phát triển du lịch theo hướng

bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với khách du lịch, Nhà nước phải bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của khách du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài, đồng thời có những quy định và cơ chế giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của khách du lịch tại Việt Nam. Đối

với doanh nghiệp du lịch, Nhà nước phải đảm bảo các doanh nghiệp du lịch cạnh

tranh bình đẳng với nhau. Đối với cộng đồng dân cư, Nhà nước phải đảm bảo hoạt động du lịch phải tạo ra được việc làm, tạo thu nhập, nâng cao mức sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa nơi có hoạt động du lịch diễn ra. Đối với địa phương, du lịch phải đóng góp vào thu nhập của địa

phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xét ở phạm vi rộng hơn - phạm vi quốc gia, Nhà nước phải đảm bảo khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phát triển

du lịch theo hướng bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước phải kiểm soát và hạn chế được nguy cơ lợi nhuận từ du lịch bị thất thoát ra nước ngoài.

3.2.2.6. Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch

- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát triển thông qua các hoạt động mà các doanh nghiệp không thực hiện được như :

+ Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (hạ tầng giao thông, điện, nước, cửa khẩu, sân bay, bến cảng...) nhằm thúc đẩy các hoạt động du lịch trên địa bàn.

+ Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, mang thương hiệu Việt Nam. Chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu du lịch, hình thành các tour, tuyến điểm du lịch, các sản phẩm dịch vụ đa dạng, đặc thù. Định hướng các địa phương, doanh nghiệp trong nước xây dựng các sản phẩm du lịch riêng phù hợp với các thị trường mục tiêu.

+ Tăng cường hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức nhằm tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam, thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường khách đặc biệt là thị trường trọng điểm. Cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp để định hướng việc xây dựng các sản phẩm du lịch

cũng như có các biện pháp xúc tiến quảng bá và tiếp cận thị trường phù hợp. Nhanh chóng thành lập các đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập.

+ Cơ quan QLNN về du lịch cấp trung ương đẩy mạnh thiết lập các quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan du lịch quốc gia trong khu vực, tạo điều kiện cho các công ty du lịch Việt Nam mở rộng phạm vi hoạt động, củng cố mạng lưới phân phối và khả năng cạnh tranh về sản phẩm du lịch.

- Nhà nước phải hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh:

+ Đổi mới và sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp du lịch nhà nước, xây dựng các tập đoàn du lịch lớn mạnh. Tạo cơ hội cho các thành phần kinh tế khác kinh doanh bình đẳng.

+ Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản từ phía Nhà nước để các doanh nghiệp du lịch trong nước phát triển và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường nước ngoài. Đồng thời dựng lên những rào cản hợp pháp để bảo hộ các doanh nghiệp du lịch trong nước như mở cửa tự do hóa theo lộ trình, đưa ra một số yêu cầu đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài để các doanh nghiệp có thời gian củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng vai trò QLNN về du lịch trong bối cảnh hội nhập

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và HNKTQT của Việt Nam, tăng cường pháp chế thực hiện hệ thống pháp luật liên quan đến du lịch.

- Tiếp tục đẩy mạnh rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch theo hướng minh bạch, nhất quán, phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch và những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia

Luật Du lịch được ban hành và có hiệu lực thực hiện 01/1/2006, do đó, các văn bản hướng dẫn Luật cần phải được nhanh chóng ban hành, nhằm cụ thể hóa và đảm bảo việc thực thi các quy định trong Luật. Đặc biệt cần chú trọng hướng dẫn các vấn đề mới liên quan đến quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch;

quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trong khu tuyến điểm du lịch; hướng dẫn viên du lịch; quy hoạch, quản lý đầu tư, kinh doanh và phát triển du lịch theo quy hoạch; bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch…; Ban hành các chế tài xử phạt làm cơ sở để các hạn chế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch.

Nhanh chóng nghiên cứu và ban hành các các tiêu chuẩn, quy phạm ngành như tiêu chuẩn về quy hoạch khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch; hệ thống tiêu chuẩn nghề du lịch; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch… Các tiêu chuẩn này phải căn cứ trên tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn thế giới quốc tế và phù hợp với các điều kiện thực tế của Việt Nam.

Việc xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Du lịch phải kịp thời, cụ thể, đầy đủ, tránh sự chồng chéo và quy định chung chung. Các văn bản hướng dẫn dưới luật phải có các quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan liên ngành trong giải quyết các vấn đề liên quan đến du lịch.

Căn cứ vào hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới luật được ban hành, các cơ quan QLNN về du lịch, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể chỉ đạo việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện kịp thời các hoạt động phát triển và quy hoạch du lịch trên địa bàn do mình phụ trách. Việc thực hiện các quy định trong Luật Du lịch sẽ thống nhất trên toàn quốc và có tính pháp lý cao.

- Rà soát, điều chỉnh hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến du lịch cho phù hợp với cam kết gia nhập WTO và các cam kết song phương, đa phương trong lĩnh vực du lịch.

Cần phải lồng ghép, cụ thể hóa những nội dung của cam kết quốc tế trong lĩnh vực du lịch vào nội dung của các văn bản pháp luật về du lịch.

Các điều khoản của nội dung các hiệp định quốc tế liên quan đến du lịch đã tham gia kí kết cần phải được công khai và cụ thể hoá.

Cơ quan QLNN về du lịch ở trung ương cần tiến hành nghiên cứu, rà soát, đối chiếu hệ thống các văn bản có liên quan đến du lịch của Việt Nam với hệ thống luật lệ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia có kí kết hợp tác song phương. Đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh hệ thống văn bản luật của Việt Nam cho phù hợp với các quy định quốc tế đồng thời đưa ra được những khuyến cáo đối với doanh nghiệp, cùng những chuẩn bị ứng phó với hệ thống luật nước ngoài trong quá trình hội nhập.

Nhanh chóng bổ sung những nội dung cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực du lịch nhưng chưa được quy định trong Luật Du lịch như không hạn chế phần vốn nước ngoài trong liên doanh du lịch, đối tác nước ngoài khi tham gia liên doanh du lịch phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp du lịch có vốn đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh dịch vụ outbound…

Các địa phương cũng cần phải tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy định liên quan đến du lịch đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư để đảm bảo tính thống nhất với các văn bản của Nhà nước và cam kết quốc tế.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch

Để hệ thống pháp luật du lịch và liên quan đến du lịch thực sự hiệu quả, thuận lợi cho công tác QLNN, việc tuyên truyền, phổ biến luật giáo dục toàn dân về pháp luật du lịch, nâng cao ý thức pháp luật, ý thức giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch cần tiến hành thường xuyên.

Nội dung của 37 Hiệp định du lịch song phương, các cam kết đa phương mà Việt Nam đã tham gia kí kết cần phải được phổ biến rộng rãi đến các địa phương và doanh nghiệp, đặc biệt các nội dung, lộ trình cam kết quan trọng của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Hiệp định du lịch ASEAN, cam kết gia nhập WTO, cam kết với một số thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.

Cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương phải phân tích nội dung các cam kết, những tác động tích cực, tiêu cực đưa ra các định hướng khai thác, cảnh báo cho các doanh nghiệp của quá trình thực hiện cam kết.

3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch

- Chính sách đầu tư:

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, ổn định; đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào phát triển du lịch. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước. Mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.

Xây dựng chính sách ưu đãi (thuế, tài chính, bảo lãnh tín dụng…), khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. Công khai và minh bạch các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, khu du lịch quốc gia, điểm du lịch và các hạng mục đầu tư khác trong lĩnh vực du lịch vào danh mục dự án khuyến khích đầu tư; danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch ở vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn; các dự án xây dựng sản phẩm mới và các dự án du lịch bảo đảm mang lại hiệu quả về bảo vệ tài nguyên môi trường.

Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý cho phát triển du lịch đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm, các khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia, các điểm du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, địa phương; đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến, quảng bá; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao… Cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch phải gắn với chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đảm bảo sự phát triển bền vững và phải gắn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Du lịch và của Việt Nam.

Nghiên cứu các chính sách đầu tư hợp lý cho sự phát triển các cơ sở hạ tầng liên quan tới du lịch như hàng không, ngân hàng, viễn thông...

Tiếp tục ưu tiên sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần được đầu tư theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm tránh đầu tư dàn trải. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)