Xây dựng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 128)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.6.Xây dựng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập

Xây dựng và thực thi chiến lược dài hạn để đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ và tay nghề cao, theo hướng chuyên nghiệp hóa. Nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mở cửa thị trường, cạnh tranh gay gắt.

Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch. Cần định hướng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực cả đội ngũ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đội ngũ quản lý doanh nghiệp đóng vai trò then chốt, đảm bảo sự lớn mạnh của các doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Gắn đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia và chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động tham gia xã hội hoá đào tạo du lịch. Phát triển mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Hình thành hệ thống cơ sở đào tạo du lịch phân bố hợp lý trong phạm vi cả nước ở các cấp dậy nghề, trung cấp, cao đẳng nghề, đại học và trên đại học về du lịch. Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo về du lịch các cấp đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghề. Đưa nội dung hợp tác kinh tế quốc tế, các nội dung liên quan tới thương mại dịch vụ du lịch quốc tế vào trong các chương trình

giảng dạy du lịch. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN phải được nâng cao về trình độ và kĩ năng nghiệp vụ, thông thạo pháp luật quốc gia và quốc tế, thông thạo ngoại ngữ và tin học, có phẩm chất tốt, ý thức trách nhiệm cao, linh hoạt, nhạy bén trước những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế, có khả năng đưa ra được những giải pháp khắc phục khó khăn trước những biến động bất lợi của môi trường kinh tế- xã hội.

3.3.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch có vai trò quan trọng nhằm tăng cường kỷ cương trong hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch lành mạnh và bền vững. Do đó, cần phải xây dựng hệ thống thanh tra chuyên ngành Du lịch chặt chẽ nhằm vào mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và đảm bảo lợi ích cho du khách. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải bám sát hoạt động kinh doanh du lịch, môi trường du lịch, hoạt động hành nghề của hướng dẫn viên du lịch, các lái xe chuyên chở khách… Đối với những khách sạn cũng được thanh tra ở nhiều mặt tiêu chuẩn vật chất kỹ thuật, tiêu chuẩn người phục vụ, vệ sinh, môi trường...

Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện pháp luật du lịch; chiến lược, quy hoạch; kế hoạch, Chương trình hành động Quốc gia về du lịch để đồng thời có sự rà soát, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

3.3.8. Tăng cường công tác tuyên truyên về vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân và HNKTQT trong lĩnh vực du lịch. nền kinh tế quốc dân và HNKTQT trong lĩnh vực du lịch.

Do nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò của ngành Du lịch và hội nhập kinh tế trong lĩnh vực du lịch còn rất hạn chế, do đó, cần phải tăng cường các biện pháp tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân hiểu hơn về hoạt động du lịch, phát triển du lịch bền vững. Các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân nhân có nhận thức đúng đắn về các cam kết song phương, đa phương của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch. Từ đó có những sự chủ động tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội để phát triển.

Tiến hành tuyên truyền rộng rãi trong toàn ngành Du lịch về hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là đối tượng làm công tác QLNN về du lịch ở trung ương và địa phương, các doanh nghiệp du lịch để thống nhất nhận thức về bản chất, cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với du lịch Việt Nam.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền và giới thiệu về hệ thống pháp luật du lịch, các hiệp định hợp tác du lịch đã kí kết kết hợp với thông tin, tư vấn pháp luật, đặc biệt là pháp luật thương mại, du lịch và các thông lệ kinh doanh của các quốc gia, tổ chức đã tham gia kí kết. Tổ chức thông tin, cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch về thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của quá trình hội nhập trong lĩnh vực du lịch…để họ có thể chủ động xây dựng chiến lượng phát triển của mình.

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Xây dựng pháp luật du lịch

- Đề nghị Chính phủ thống nhất quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch theo kế hoạch và có các lộ trình thực hiện cụ thể; Có sự phân công các bộ, ngành phối hợp xây dựng, ban hành; Hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó;

- Đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Du lịch làm cơ sở ban hành Thông tư hướng dẫn các Nghị định và để Luật Du lịch sớm được triển khai toàn diện.

- Đề nghị các bộ, ngành tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành quản lý có liên quan đến du lịch.

- Đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến du lịch và kiến nghị điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp với cam kết quốc tế trong lĩnh vực du lịch

3.4.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

- Tiếp tục hoàn chỉnh và xây dựng chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, trong đó chú trọng tới các mục tiêu dài hạn, các giải pháp cụ thể, khả thi, bổ sung các yếu tố của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đề nghị Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tơi năm 2020; Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng; Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch khu vực miền Trung và Tây Nguyên…

- Công khai hóa chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch sau khi được phê duyệt; Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó.

- Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Lồng ghép chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của ngành. - Đề nghị việc triển khai và áp dụng Hệ thống tài khoản vệ tinh (TSA) trong thống kê du lịch

3.4.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch

- Cần nhanh chóng xây dựng và ban hành Quy chế ưu đãi thuế (VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu cho một số doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện vận chuyển, trang thiết bị đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vật chất, kĩ thuật…) như một số quốc gia trong khu vực đã thực hiện và phù hợp với cam kết gia nhập WTO để khuyến khích đầu tư vào du lịch.

- Thực hiện chính sách hoàn thuế cho khách du lịch quốc tế.

- Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Có cơ chế tạo nguồn cho hỗ trợ phát triển du lịch. Nguồn kí quỹ của các doanh nghiệp lữ hành cần được tập trung vào một tài khoản, xây dựng cơ chế phù hợp để xử dụng hợp lý nguồn quỹ đó nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành phát triển

- Nhanh chóng ban hành Quy chế thuê nước ngoài thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch và thực hiện quy hoạch du lịch

- Khẩn trương kí kết các hiệp định song phương về miễn thị thực nhập cảnh cho các nước trong khu vực ASEAN nhằm triển khai Hiệp định chung trong ASEAN đã được kí kết và khai thác tốt hơn thị trường khách này.

- Đề nghị Chính phủ cho phép công dân Lào, Campuchia được sử dụng giấy thông hành, xuất nhập cảnh vào Việt Nam du lịch qua các cửa khẩu đường bộ (như

đã áp dụng đối với khách du lịch Trung Quốc) nhằm tăng cường lượng khách du lịch đường bộ vào Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.4. Kiện toàn bộ máy, cơ quan QLNN về du lịch

- Nhanh chóng ổn định tổ chức của cơ quan Tổng cục Du lịch

- Nghiên cứu mô hình cơ quan QLNN về du lịch ở trung ương, đảm bảo mối quan hệ liên vùng, liên ngành như: nâng cấp Tổng cục Du lịch thành Bộ Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên phạm vi cả nước, hoặc một cơ quan độc lập trực thuộc Bộ, ngành với các đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc như: Tổ chức Cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, Pháp chế, Lữ hành, Vụ Khách sạn, Đào tạo và Giáo dục du lịch, Văn phòng, Thanh tra, Cục Xúc tiến, Thi đua-Khen thưởng, hệ thống văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại nước ngoài đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc. Thành lập đơn vị chuyên trách hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch…

- Củng cố và nâng cao năng lực của các và các đơn vị sự nghiệp, gồm: Học viện Du lịch (Học viện gồm Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Trường Đại học Du lịch, các Trung tâm nghiên cứu ứng dụng triển khai; Trường bồi dưỡng cán bộ du lịch); Các trường đào tạo cao đẳng, trung học, dạy nghề du lịch; Báo Du lịch; Tạp chí Du lịch; Nhà xuất bản du lịch; Các đơn vị sự nghiệp khác.

- Bổ sung, tuyển dụng đối ngũ công chức như: cán bộ quy hoạch du lịch, xúc

tiến du lịch, thanh tra du lịch, cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường du lịch.

3.4.5. Tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành

Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp liên ngành trong QLNN về du lịch trong đó cần sự chỉ đạo tập trung, nhất quán của Chính phủ. Tiếp tục duy trì và kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch trên cơ sở có cơ chế phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan đến du lịch như: Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch-Đầu tư; Bộ Tài chính.

Trong thời gian sắp tới cần phối hợp với các bộ, ngành nhằm triển khai chính sách phát triển du lịch trước bối cảnh hội nhập. Cụ thể:

- Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế xây dựng kế hoạch tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Du lịch với lộ trình hợp lý. Xây dựng đề án đánh giá tổng thể và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam; Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường du lịch mà Việt Nam đã tham gia kí kết như Hiệp định Du lịch ASEAN, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Cam kết gia nhập WTO… nhằm thống nhất nhận thức về bản chất, cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.

- Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, trình Chính phủ việc đưa các danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và danh mục dự án quốc gia kêu gọi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Nghiên cứu, trình Chính phủ cho phép các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch tổng hợp quốc gia và khu du lịch chuyên đề hưởng các ưu đãi đầu tư như đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu vào chế xuất và khu công nghiệp; Nghiên cứu, đề án xây dựng thí điểm tập đoàn kinh doanh du lịch theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

- Phối hợp Bộ Tài chính nghiên cứu, triển khai việc hoàn thuế VAT khách du lịch khi xuất cảnh và thành lập Quỹ Hỗ trợ du lịch.

- Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng kế hoạch tổng thể xúc tiến du lịch nghiên cứu, triển khai việc lồng ghép xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến thương mại và du lịch ở các thị trường du lịch trọng điểm. Khẩn trương hoàn chỉnh và triển khai đề án đặt văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường du lịch trọng điểm.

- Phối hợp Bộ Ngoại giao xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ về thông tin, xúc tiến du lịch ở thị trường nước ngoài, trước hết tập trung vào các thị trường du lịch trọng điểm.

- Chỉ đạo, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: xây dựng kế hoạch tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế tại địa phương; Xây dựng, kiện toàn đơn vị chuyên trách hội nhập kinh tế quốc tế tại các Sở QLNN về du lịch

- Phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch theo hướng minh bạch, nhất quán, phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch và những cam kết quốc tế Việt Nam tham gia.

- Phối hợp với Bộ Lao động Thương binh Xã hội xây dựng, triển khai đề án tổng thể nâng cấp các trường du lịch trong hệ thống trường dạy nghề, đề xuất một số danh mục nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

- Phối hợp với Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Thương mại nghiên cứu, triển khai việc áp dụng thương mại điện tử trong du lịch

3.4.6. Đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Đưa chương trình đào tạo ngành Du lịch thành một nhóm ngành riêng, tách khỏi nhóm ngành Việt Nam học.

- Thành lập Học viện Du lịch hoặc trường Đại học Du lịch có đào tạo liên thông.

- Thành lập trường hoặc Trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý ngành Du lịch.

- Tiếp tục tổ chức tốt các khóa học bồi dưỡng trong và ngoài nước cho cán bộ QLNN về du lịch ở trung ương và địa phương. Chú trọng hơn đến các khóa đào tạo, bồi dưỡng về hội nhập kinh tế quốc tế, đàm phán quốc tế... cho cán bộ chuyên trách hội nhập kinh tế quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, địa phương và các doanh nghiệp du lịch.

- Nâng cao chế độ độ bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài, để cán bộ, công chức phục vụ chuyên tâm, lâu dài cho ngành Du lịch.

3.4.7. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch

- Thành lập bộ phận tiếp nhận, đường dây nóng tại các cơ quan QLNN về du lịch và cơ chế để giải quyết những khiếu nại, phản ánh của các đối tuợng tham gia hoạt động du lịch.

-Thành lập đội ngũ cảnh sát du lịch tại các địa bàn có hoạt động du lịch phát triển hoặc các địa bàn du lịch vào mùa cao điểm.

KẾT LUẬN

QLNN về du lịch được hiểu là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch nhằm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 128)