Tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 132)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.5. Tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành

Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp liên ngành trong QLNN về du lịch trong đó cần sự chỉ đạo tập trung, nhất quán của Chính phủ. Tiếp tục duy trì và kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch trên cơ sở có cơ chế phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan đến du lịch như: Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch-Đầu tư; Bộ Tài chính.

Trong thời gian sắp tới cần phối hợp với các bộ, ngành nhằm triển khai chính sách phát triển du lịch trước bối cảnh hội nhập. Cụ thể:

- Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế xây dựng kế hoạch tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Du lịch với lộ trình hợp lý. Xây dựng đề án đánh giá tổng thể và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam; Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường du lịch mà Việt Nam đã tham gia kí kết như Hiệp định Du lịch ASEAN, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Cam kết gia nhập WTO… nhằm thống nhất nhận thức về bản chất, cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.

- Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, trình Chính phủ việc đưa các danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và danh mục dự án quốc gia kêu gọi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Nghiên cứu, trình Chính phủ cho phép các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch tổng hợp quốc gia và khu du lịch chuyên đề hưởng các ưu đãi đầu tư như đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu vào chế xuất và khu công nghiệp; Nghiên cứu, đề án xây dựng thí điểm tập đoàn kinh doanh du lịch theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

- Phối hợp Bộ Tài chính nghiên cứu, triển khai việc hoàn thuế VAT khách du lịch khi xuất cảnh và thành lập Quỹ Hỗ trợ du lịch.

- Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng kế hoạch tổng thể xúc tiến du lịch nghiên cứu, triển khai việc lồng ghép xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến thương mại và du lịch ở các thị trường du lịch trọng điểm. Khẩn trương hoàn chỉnh và triển khai đề án đặt văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường du lịch trọng điểm.

- Phối hợp Bộ Ngoại giao xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ về thông tin, xúc tiến du lịch ở thị trường nước ngoài, trước hết tập trung vào các thị trường du lịch trọng điểm.

- Chỉ đạo, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: xây dựng kế hoạch tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế tại địa phương; Xây dựng, kiện toàn đơn vị chuyên trách hội nhập kinh tế quốc tế tại các Sở QLNN về du lịch

- Phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch theo hướng minh bạch, nhất quán, phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch và những cam kết quốc tế Việt Nam tham gia.

- Phối hợp với Bộ Lao động Thương binh Xã hội xây dựng, triển khai đề án tổng thể nâng cấp các trường du lịch trong hệ thống trường dạy nghề, đề xuất một số danh mục nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

- Phối hợp với Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Thương mại nghiên cứu, triển khai việc áp dụng thương mại điện tử trong du lịch

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)