Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triểndu lịch

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 131)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3.Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triểndu lịch

- Cần nhanh chóng xây dựng và ban hành Quy chế ưu đãi thuế (VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu cho một số doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện vận chuyển, trang thiết bị đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vật chất, kĩ thuật…) như một số quốc gia trong khu vực đã thực hiện và phù hợp với cam kết gia nhập WTO để khuyến khích đầu tư vào du lịch.

- Thực hiện chính sách hoàn thuế cho khách du lịch quốc tế.

- Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Có cơ chế tạo nguồn cho hỗ trợ phát triển du lịch. Nguồn kí quỹ của các doanh nghiệp lữ hành cần được tập trung vào một tài khoản, xây dựng cơ chế phù hợp để xử dụng hợp lý nguồn quỹ đó nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành phát triển

- Nhanh chóng ban hành Quy chế thuê nước ngoài thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch và thực hiện quy hoạch du lịch

- Khẩn trương kí kết các hiệp định song phương về miễn thị thực nhập cảnh cho các nước trong khu vực ASEAN nhằm triển khai Hiệp định chung trong ASEAN đã được kí kết và khai thác tốt hơn thị trường khách này.

- Đề nghị Chính phủ cho phép công dân Lào, Campuchia được sử dụng giấy thông hành, xuất nhập cảnh vào Việt Nam du lịch qua các cửa khẩu đường bộ (như

đã áp dụng đối với khách du lịch Trung Quốc) nhằm tăng cường lượng khách du lịch đường bộ vào Việt Nam.

3.4.4. Kiện toàn bộ máy, cơ quan QLNN về du lịch

- Nhanh chóng ổn định tổ chức của cơ quan Tổng cục Du lịch

- Nghiên cứu mô hình cơ quan QLNN về du lịch ở trung ương, đảm bảo mối quan hệ liên vùng, liên ngành như: nâng cấp Tổng cục Du lịch thành Bộ Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên phạm vi cả nước, hoặc một cơ quan độc lập trực thuộc Bộ, ngành với các đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc như: Tổ chức Cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, Pháp chế, Lữ hành, Vụ Khách sạn, Đào tạo và Giáo dục du lịch, Văn phòng, Thanh tra, Cục Xúc tiến, Thi đua-Khen thưởng, hệ thống văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại nước ngoài đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc. Thành lập đơn vị chuyên trách hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch…

- Củng cố và nâng cao năng lực của các và các đơn vị sự nghiệp, gồm: Học viện Du lịch (Học viện gồm Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Trường Đại học Du lịch, các Trung tâm nghiên cứu ứng dụng triển khai; Trường bồi dưỡng cán bộ du lịch); Các trường đào tạo cao đẳng, trung học, dạy nghề du lịch; Báo Du lịch; Tạp chí Du lịch; Nhà xuất bản du lịch; Các đơn vị sự nghiệp khác.

- Bổ sung, tuyển dụng đối ngũ công chức như: cán bộ quy hoạch du lịch, xúc

tiến du lịch, thanh tra du lịch, cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường du lịch.

3.4.5. Tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành

Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp liên ngành trong QLNN về du lịch trong đó cần sự chỉ đạo tập trung, nhất quán của Chính phủ. Tiếp tục duy trì và kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch trên cơ sở có cơ chế phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan đến du lịch như: Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch-Đầu tư; Bộ Tài chính.

Trong thời gian sắp tới cần phối hợp với các bộ, ngành nhằm triển khai chính sách phát triển du lịch trước bối cảnh hội nhập. Cụ thể:

- Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế xây dựng kế hoạch tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Du lịch với lộ trình hợp lý. Xây dựng đề án đánh giá tổng thể và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam; Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường du lịch mà Việt Nam đã tham gia kí kết như Hiệp định Du lịch ASEAN, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Cam kết gia nhập WTO… nhằm thống nhất nhận thức về bản chất, cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.

- Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, trình Chính phủ việc đưa các danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và danh mục dự án quốc gia kêu gọi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Nghiên cứu, trình Chính phủ cho phép các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch tổng hợp quốc gia và khu du lịch chuyên đề hưởng các ưu đãi đầu tư như đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu vào chế xuất và khu công nghiệp; Nghiên cứu, đề án xây dựng thí điểm tập đoàn kinh doanh du lịch theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

- Phối hợp Bộ Tài chính nghiên cứu, triển khai việc hoàn thuế VAT khách du lịch khi xuất cảnh và thành lập Quỹ Hỗ trợ du lịch.

- Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng kế hoạch tổng thể xúc tiến du lịch nghiên cứu, triển khai việc lồng ghép xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến thương mại và du lịch ở các thị trường du lịch trọng điểm. Khẩn trương hoàn chỉnh và triển khai đề án đặt văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường du lịch trọng điểm.

- Phối hợp Bộ Ngoại giao xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ về thông tin, xúc tiến du lịch ở thị trường nước ngoài, trước hết tập trung vào các thị trường du lịch trọng điểm.

- Chỉ đạo, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: xây dựng kế hoạch tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế tại địa phương; Xây dựng, kiện toàn đơn vị chuyên trách hội nhập kinh tế quốc tế tại các Sở QLNN về du lịch

- Phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch theo hướng minh bạch, nhất quán, phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch và những cam kết quốc tế Việt Nam tham gia.

- Phối hợp với Bộ Lao động Thương binh Xã hội xây dựng, triển khai đề án tổng thể nâng cấp các trường du lịch trong hệ thống trường dạy nghề, đề xuất một số danh mục nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

- Phối hợp với Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Thương mại nghiên cứu, triển khai việc áp dụng thương mại điện tử trong du lịch

3.4.6. Đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Đưa chương trình đào tạo ngành Du lịch thành một nhóm ngành riêng, tách khỏi nhóm ngành Việt Nam học.

- Thành lập Học viện Du lịch hoặc trường Đại học Du lịch có đào tạo liên thông.

- Thành lập trường hoặc Trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý ngành Du lịch.

- Tiếp tục tổ chức tốt các khóa học bồi dưỡng trong và ngoài nước cho cán bộ QLNN về du lịch ở trung ương và địa phương. Chú trọng hơn đến các khóa đào tạo, bồi dưỡng về hội nhập kinh tế quốc tế, đàm phán quốc tế... cho cán bộ chuyên trách hội nhập kinh tế quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, địa phương và các doanh nghiệp du lịch.

- Nâng cao chế độ độ bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài, để cán bộ, công chức phục vụ chuyên tâm, lâu dài cho ngành Du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.7. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch

- Thành lập bộ phận tiếp nhận, đường dây nóng tại các cơ quan QLNN về du lịch và cơ chế để giải quyết những khiếu nại, phản ánh của các đối tuợng tham gia hoạt động du lịch.

-Thành lập đội ngũ cảnh sát du lịch tại các địa bàn có hoạt động du lịch phát triển hoặc các địa bàn du lịch vào mùa cao điểm.

KẾT LUẬN

QLNN về du lịch được hiểu là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể để đạt được mục tiêu phát triển ngành mà Nhà nước đặt ra. Trong nền kinh tế thị trường, QLNN về du lịch chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc chung của hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế. QLNN về du lịch được thực thi thông qua các công cụ nhà nước như hệ thống pháp luật, chính sách, hệ thống kế hoạch, bộ máy cơ quan quản lý và đội ngũ công chức. Bên cạnh đó, QLNN về du lịch mang đặc điểm riêng của một ngành kinh tế dịch vụ có tính tổng hợp, liên ngành và liên vùng, ngành mang tính xã hội, chịu nhiều tác động của yếu tố môi trường, mùa vụ… Khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), du lịch Việt Nam chịu những tác động của các yếu tố tích cực và tiêu cực mang tính toàn cầu. Hoạt động QLNN về du lịch vừa phải đảm bảo tuân thủ định hướng của nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa phải thực hiện những cam kết du lịch song phương, đa phương mà Việt Nam đã tham gia.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, công tác QLNN về du lịch đã có bước chuyển biến rõ rệt, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành về cả mặt số lượng và chất lượng. Số lượng khách du lịch quốc tế trong và ngoài nước ngày một tăng. Cơ sở vật chất của ngành được tăng lên đáng kể do huy động được nguồn vốn trong và ngoài nước. Du lịch được khẳng định như một ngành kinh tế độc lập, có hệ thống pháp luật chuyên ngành để điều chỉnh, có các chính sách phát triển đặc thù. Tuy nhiên, ngành Du lịch chỉ thực sự phát triển từ khi Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa, xuất phát điểm của ngành thấp, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, bộ máy quản lý còn nhiều bất cập…

Để hội nhập thực sự đem lại hiệu quả cho sự phát triển của du lịch Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước hoạt động QLNN về du lịch phải được tăng cường về mọi mặt. Trong đó tập trung vào các giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật du lịch nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng; Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch linh hoạt,

kịp thời, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch nâng cao khả năng cạnh tranh, khắc phục sự thiếu đồng bộ, rời rạc trong phối hợp liên ngành; Đổi mới phương pháp xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp với các điều kiện hội nhập; Kiện toàn và củng cố bộ máy tổ chức; Xây dựng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập trong đó chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch; Tăng cường công tác tuyên truyền về hội nhập trong lĩnh vực du lịch...

Hoạt động QLNN về du lịch chỉ thực sự phát huy hiệu quả, khi có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương, để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch được thực thi thống nhất, đồng bộ trong cả nước, phấn đấu từng bước đưa ngành Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển có tầm cỡ trong khu vực.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.Tình hình lập Quy hoạch phát triển du lịch cả nƣớc [40]

TT Tỉnh, thành phố Tình hình thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch du lịch cả nước

1 Quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch Việt Nam 1995-2010 Đã được phê duyệt 1995 2 Chiến lược phát triển du lịch Việt

Nam 2001-2010

Đã được phê duyệt 2002 3 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể du

lịch Việt Nam đến năm 2010

Đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng, trung tâm

1 Vùng lãnh thổ du lịch phía Bắc Đã được phê duyệt 2002 Vùng Miền trung Đã được phê duyệt 2002 Vùng Miền nam Đã được phê duyệt 2002 Hà Nội và phụ cận Đã được phê duyệt 2002 Huế - Đà nẵng và phụ cận Đã được phê duyệt 2002 Nha Trang-Ninh Chữ, Đà Lạt Đã được phê duyệt 2002 TP HCM và phụ cận Đã được phê duyệt 2002 Trung tâm Hải Phòng- Quảng Ninh Đã được phê duyệt 2002 Trung tâm Sầm Sơn - Thanh Hoá Đã được phê duyệt 2002 Hạ Long - Cát Bà Chưa được phê duyệt Văn Phong - Đại Lãnh Chưa phê duyệt Quy hoạch tổng thể PT du lịch các địa phương

Cao Bằng Đã được phê duyệt 1998 Lạng Sơn Đã được phê duyệt 1997 Hà Giang Đã được phê duyệt 2004 Bắc Kạn Đã được phê duyệt 1998 Thái Nguyên Đã được phê duyệt 1998 Lào Cai Đã được phê duyệt 2001 Điện Biên Đã được phê duyệt 2004 Lai Châu Đang thực hiện

Sơn La Đã được phê duyệt 2001 Hòa Bình Đã được phê duyệt 2003 Yên Bái Đã được phê duyệt 2001 Tuyên Quang Đã được phê duyệt 2005 Phú Thọ Đã được phê duyệt 2001 Vĩnh Phúc Đã được phê duyệt 1998 Hà Nội Đã được phê duyệt 1997 Quảng Ninh Đã được phê duyệt 2001 Hải Phòng Đã được phê duyệt 1997 Hưng Yên Đã được phê duyệt 2003 Hải Dương Đã được phê duyệt 2003 Bắc Giang Đã được phê duyệt 1998

Hà Tây Đã được phê duyệt 1996 Điều chỉnh năm 2003 Hà Nam Đã được phê duyệt 1998 Điều chỉnh năm 2001 Ninh Bình Đã được phê duyệt 1995

Nam Định Đã được phê duyệt 2003 Thái Bình Đã được phê duyệt 2003 Thanh Hóa Đã được phê duyệt 2000 Nghệ An Đã được phê duyệt 1997 Hà Tĩnh Đã được phê duyệt 1998 Quảng Bình Đã được phê duyệt 2001 Quảng Trị Đã được phê duyệt 1996

Thừa Thiên Huế Đã được phê duyệt 1996 Đang điều chỉnh Đà Nẵng Đã được phê duyệt 1996 Điều chỉnh năm 2001 Quảng Nam Đã được phê duyệt 1996 Đang điều chỉnh Quảng Ngãi Đã được phê duyệt 2002

Bình Định Đã được phê duyệt 1998 Đang điều chỉnh Phú Yên Đã được phê duyệt 1997

Khánh Hòa Đã được phê duyệt 1995 Điều chỉnh năm 2000 Ninh Thuận Đã được phê duyệt 1995 Đang điều chỉnh Bình Thuận Đã được phê duyệt 2002

Kon Tum Đã được phê duyệt 1996 Gia Lai Đã được phê duyệt 1999 Đăk Lăk Chưa có

Đăk Nông Đang thực hiện

Lâm Đồng Đã được phê duyệt 1996 Đang điều chỉnh Bình Phước Đã được phê duyệt 2001 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bình Dương Đã được phê duyệt 1997 Đồng Nai Đang thực hiện

Bà Rịa - Vũng Tàu Đã được phê duyệt 1995 Điều chỉnh năm 2003 TP Hồ Chí Minh Đã được phê duyệt 1996

Tây Ninh Đã được phê duyệt 1995 Long An Đã được phê duyệt 1998

Tiền Giang Đã được phê duyệt 1998 Điều chỉnh năm 2001 Bến Tre Đã được phê duyệt 1997

Vĩnh Long Đã được phê duyệt 2001 Đồng Tháp Đã được phê duyệt 2003 An Giang Chờ phê duyệt

Kiên Giang Đã phê duyệt 1998 TP Cần Thơ Đã có QH chung khi

chưa tách tỉnh

Đang điều chỉnh Hậu Giang Đang điều chỉnh Trà Vinh Đã phê duyệt 2001

Sóc Trăng Đã phê duyệt 1999 Bạc Liêu Đã phê duyệt Cà Mau Đã phê duyệt 1996

Phụ lục 2. Cam kết tự do hóa thƣơng mại dịch vụ theo phân ngành của các nƣớc thành viên WTO (Tài liệu tổng hợp hậu vòng đàm phán Uruguay - Nghiên cứu đặc biệt số 6) [1]

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 131)