5. Kết cấu của luận văn
3.2.2.2. Về cơ chế, chính sách phát triểndu lịch
Các chính sách phát triển du lịch phải đồng bộ, hiệu quả, giải quyết tốt mối quan hệ liên ngành, liên vùng. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp đòi hỏi chiến lược đầu tư và điều hành cấp quốc gia, do đó cần có sự chỉ đạo tập trung, xuyên suốt, nhất quán và hiệu quả từ phía Chính phủ. Chính phủ tạo ra cơ chế phối hợp thống nhất giữa các ngành, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Du lịch chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tác động và là ngành mang tính mùa vụ cao, do đó chính sách phát triển du lịch phải linh hoạt, kịp thời nhằm ứng phó được với những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội đang ngày càng phức tạp trên phạm vi toàn cầu vừa tranh thủ tốt được những cơ hội để phát triển du lịch.
- Tăng cường thu hút khách quốc tế vào Việt Nam du lịch. Đơn phương bỏ thị thực nhập cảnh cho một số thị trường du lịch trọng điểm. Chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương khai thác tốt các quyền lợi là thành viên của các tổ chức quốc tế như PATA, ASEAN, ASEM, APEC, WTO…
- Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tăng khả năng đáp ứng của ngành Du lịch Việt Nam. Nghiên cứu một số chính sách về giảm thuế cho hoạt động du lịch.
- Tăng cường các chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch và doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước. Chính sách này buộc các doanh nghiệp trong nước muốn trụ vững phải có những chiến lược phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.