5. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Đổi mới và hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch ngắn hạn và dài hạn, chú trọng đến kế hoạch ngân sách cho phát triển du lịch đặc biệt là đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực du lịch và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá phát triển du lịch, quy hoạch du lịch.
Trong giai đoạn tới, Việt Nam cần xác định mục tiêu cụ thể cho chiến lược phát triển du lịch theo hướng tăng doanh thu du lịch, tăng khả năng chi tiêu của khách tại Việt Nam, từ đó hướng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, nâng cao khả năng phục vụ khách.
Trong các chương trình phát triển du lịch (đặc biệt là các Chương trình hành động Quốc gia về du lịch), cần chú trọng các biện pháp triển khai và nhiệm vụ cụ thể của chương trình cũng như bố trí các nguồn lực để thực hiện. Các chương trình phát triển du lịch phải có tính định hướng và hướng dẫn cụ thể tránh tính mệnh lệnh áp đặt. Trong các chương trình phát triển du lịch, chỉ cần áp dụng một số chỉ tiêu nhất định như tổng dự toán ngân sách cho giai đoạn, năm; xác định tỷ lệ ngân sách nhà nước và địa phương… ngoài ra để một số mục tiêu linh hoạt để dễ điều chỉnh do ngành Du lịch chịu nhiều tác động của yếu tố văn hóa, chính trị, kinh tế. ..
Đối với công tác quy hoạch phát triển du lịch, cần đổi mới theo hướng đảm bảo sự phối hợp liên ngành, liên vùng để thực hiện các quy hoạch du lịch, phát huy được những tiềm năng thế mạnh du lịch của quốc gia, vùng, địa phương. Nâng cao tính pháp lý của các văn bản quy hoạch phát triển du lịch để đảm bảo khả năng thực thi các quy hoạch cũng như nâng cao chất lượng các quy hoạch. Trong các quy hoạch du lịch cần có quy định rõ mối quan hệ giữa cơ quan QLNN ở Trung ương và địa phương trong việc thực hiện các quy hoạch du lịch, giải quyết tốt cơ chế phối hợp trong xây dựng và thực hiện quy hoạch du lịch. Trong các dự án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch cần phải có sự dự báo và sắp xếp các chương trình thực hiện để đảm bảo việc triển khai quy hoạch có hiệu quả và đồng bộ. Đa dạng hóa kênh thông tin phục vụ công tác kế hoạch, quy hoạch. Minh bạch và công khai hóa quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch để tạo cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.
Cần tăng cường, đổi mới phương pháp và đầu tư cho công tác dự báo, thống kê và thu thập số liệu liên quan đến du lịch, các tác động của hội nhập trong lĩnh vực du lịch. Công tác dự báo phát triển du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng cho công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, trong đó, đặc biệt chú ý đến các yếu tố tác động đến thị trường khách du lịch. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách mới có thể đưa ra được các đối sách và biện pháp thích hợp nhằm tăng cơ hội, giảm thách thức và hạn chế rủi ro trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã đặt ra.
Xây dựng kế hoạch tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Du lịch với lộ trình hợp lý để các địa phương, doanh nghiệp du lịch khẩn trương cơ cấu lại và nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm cho hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch đạt hiệu quả. Du lịch đang triển khai công tác hội nhập theo các kênh song phương, tiểu vùng, khu vực và đa phương với những nội dung hợp tác và lộ trình khác nhau, vì vậy, cần phải phối kết hợp các lộ trình này thành một lộ trình hội nhập du lịch thống nhất nhằm nâng cao tính chủ động hội nhập của ngành du lịch, bảo đảm nhất quán và hiệu quả chỉ đạo, điều hành xây dựng và thực hiện các cam kết du lịch.
Lộ trình hội nhập du lịch phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:
- Phản ánh được mục tiêu, quan điểm chỉ đạo về hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược phát triển du lịch
- Được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của các phân ngành dịch vụ du lịch.
- Phù hợp các quy định của Hiệp định về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO và các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ hợp tác khu vực mà Việt Nam tham gia.
3.3.4. Kiện toàn bộ máy QLNN về du lịch
Cơ quan QLNN về du lịch phải có địa vị pháp lý và thẩm quyền quản lý nhà nước về du lịch như một cơ quan chuyên ngành ở trung ương trong mối quan hệ tương quan đối với các Bộ, ngành quản lý khác.
Trong cơ cấu tổ chức của cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương, các đơn vị thực hiện chức năng tham mưu như Lữ hành, Khách sạn, Xúc tiến, Tổ chức Cán bộ, Pháp chế, Kế hoạch - Tài chính phải được củng cố, nâng cao năng lực và khả năng
tham mưu cho lãnh đạo. Cần thiết phải hình thành một bộ phận chức năng chuyên trách về hợp tác và hội nhập kinh tế trong lĩnh vực du lịch đủ năng lực để tham mưu, tư vấn cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp du lịch. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan QLNN về du lịch như Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, cơ quan báo chí, trường đào tạo cán bộ, trường dạy nghề phải được củng cố. Nhanh chóng hình thành và có cơ chế hoạt động của các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại nước ngoài đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm. Các văn phòng này có nhiệm vụ thực hiện hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam; thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, các đối tác; giới thiệu các cơ hội đầu tư, thực hiện chức năng cầu nối để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu, xây dựng quan hệ hợp tác kinh doanh một cách hiệu quả với các đối tác.
Ở địa phương, cần thống nhất mô hình QLNN về du lịch ở địa phương. Trong đó, quan tâm tới việc kiện toàn hệ thống cơ quan tham mưu giúp UBND các cấp trong QLNN về du lịch ở địa phương như thành lập thêm các Sở Du lịch ở các địa phương có hoạt động du lịch phát triển hoặc nơi có tiềm năng du lịch. Đối với các địa phương khác chưa có điều kiện thành lập Sở Du lịch thì cần tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhân lực của các Sở quản lý. Ngoài ra ở cấp quận huyện, xã nơi có hoạt động du lịch phát triển cũng cần có phòng quản lý du lịch và tăng cường cán bộ quản lý du lịch chuyên trách.
3.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong QLNN về du lịch
Củng cố và mở rộng hợp tác du lịch với các nước, các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Chủ động xây dựng nội dung hợp tác, nghiên cứu và đề xuất sáng kiến trong các khuôn khổ hợp tác du lịch. Xây dựng và mở rộng các quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý du lịch, tổ chức và hiệp hội du lịch của các quốc gia. Tích cực tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước có nhiều kinh nghiệm trong việc QLNN về du lịch. Chủ động đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác và hội nhập du lịch, tránh lệ thuộc một chiều vào một hoặc một số đối tác, thị trường nhằm giảm rủi ro trong hội nhập du lịch.
Tranh thủ các cơ chế hợp tác du lịch khu vực và tiểu vùng trong việc khai thác thị trường du lịch của nước thứ ba, thông qua thúc đẩy liên kết điểm, tuyến du lịch
Đẩy mạnh liên kết với các nước trong khu vực, hình thành các tour tuyến du lịch chung như chương trình “3 quốc gia - một điểm đến” giữa Việt Nam - Campuchia, Lào; tuyến đường bộ 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan; hợp tác tiểu vùng sông Mêkông; hợp tác tiểu vùng sông Mêkông mở rộng… để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao sức hấp dẫn cũng như thúc đẩy lượng khách tăng trưởng.
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam xây dựng chiến lược, giải pháp để thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch và mở rộng tiếp cận thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tích cực liên doanh hợp tác với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài
3.3.6. Xây dựng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập
Xây dựng và thực thi chiến lược dài hạn để đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ và tay nghề cao, theo hướng chuyên nghiệp hóa. Nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mở cửa thị trường, cạnh tranh gay gắt.
Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch. Cần định hướng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực cả đội ngũ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đội ngũ quản lý doanh nghiệp đóng vai trò then chốt, đảm bảo sự lớn mạnh của các doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Gắn đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia và chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động tham gia xã hội hoá đào tạo du lịch. Phát triển mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Hình thành hệ thống cơ sở đào tạo du lịch phân bố hợp lý trong phạm vi cả nước ở các cấp dậy nghề, trung cấp, cao đẳng nghề, đại học và trên đại học về du lịch. Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo về du lịch các cấp đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghề. Đưa nội dung hợp tác kinh tế quốc tế, các nội dung liên quan tới thương mại dịch vụ du lịch quốc tế vào trong các chương trình
giảng dạy du lịch. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN phải được nâng cao về trình độ và kĩ năng nghiệp vụ, thông thạo pháp luật quốc gia và quốc tế, thông thạo ngoại ngữ và tin học, có phẩm chất tốt, ý thức trách nhiệm cao, linh hoạt, nhạy bén trước những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế, có khả năng đưa ra được những giải pháp khắc phục khó khăn trước những biến động bất lợi của môi trường kinh tế- xã hội.
3.3.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch có vai trò quan trọng nhằm tăng cường kỷ cương trong hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch lành mạnh và bền vững. Do đó, cần phải xây dựng hệ thống thanh tra chuyên ngành Du lịch chặt chẽ nhằm vào mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và đảm bảo lợi ích cho du khách. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải bám sát hoạt động kinh doanh du lịch, môi trường du lịch, hoạt động hành nghề của hướng dẫn viên du lịch, các lái xe chuyên chở khách… Đối với những khách sạn cũng được thanh tra ở nhiều mặt tiêu chuẩn vật chất kỹ thuật, tiêu chuẩn người phục vụ, vệ sinh, môi trường...
Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện pháp luật du lịch; chiến lược, quy hoạch; kế hoạch, Chương trình hành động Quốc gia về du lịch để đồng thời có sự rà soát, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
3.3.8. Tăng cường công tác tuyên truyên về vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân và HNKTQT trong lĩnh vực du lịch. nền kinh tế quốc dân và HNKTQT trong lĩnh vực du lịch.
Do nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò của ngành Du lịch và hội nhập kinh tế trong lĩnh vực du lịch còn rất hạn chế, do đó, cần phải tăng cường các biện pháp tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân hiểu hơn về hoạt động du lịch, phát triển du lịch bền vững. Các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân nhân có nhận thức đúng đắn về các cam kết song phương, đa phương của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch. Từ đó có những sự chủ động tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội để phát triển.
Tiến hành tuyên truyền rộng rãi trong toàn ngành Du lịch về hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là đối tượng làm công tác QLNN về du lịch ở trung ương và địa phương, các doanh nghiệp du lịch để thống nhất nhận thức về bản chất, cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với du lịch Việt Nam.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền và giới thiệu về hệ thống pháp luật du lịch, các hiệp định hợp tác du lịch đã kí kết kết hợp với thông tin, tư vấn pháp luật, đặc biệt là pháp luật thương mại, du lịch và các thông lệ kinh doanh của các quốc gia, tổ chức đã tham gia kí kết. Tổ chức thông tin, cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch về thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của quá trình hội nhập trong lĩnh vực du lịch…để họ có thể chủ động xây dựng chiến lượng phát triển của mình.
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Xây dựng pháp luật du lịch
- Đề nghị Chính phủ thống nhất quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch theo kế hoạch và có các lộ trình thực hiện cụ thể; Có sự phân công các bộ, ngành phối hợp xây dựng, ban hành; Hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó;
- Đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Du lịch làm cơ sở ban hành Thông tư hướng dẫn các Nghị định và để Luật Du lịch sớm được triển khai toàn diện.
- Đề nghị các bộ, ngành tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành quản lý có liên quan đến du lịch.
- Đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến du lịch và kiến nghị điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp với cam kết quốc tế trong lĩnh vực du lịch
3.4.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
- Tiếp tục hoàn chỉnh và xây dựng chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, trong đó chú trọng tới các mục tiêu dài hạn, các giải pháp cụ thể, khả thi, bổ sung các yếu tố của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đề nghị Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tơi năm 2020; Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng; Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch khu vực miền Trung và Tây Nguyên…
- Công khai hóa chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch sau khi được phê duyệt; Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó.
- Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Lồng ghép chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của ngành. - Đề nghị việc triển khai và áp dụng Hệ thống tài khoản vệ tinh (TSA) trong