Hợp tác du lịch đa phương

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 98)

5. Kết cấu của luận văn

2.9.2. Hợp tác du lịch đa phương

2.9.2.1.Hợp tác du lịch trong ASEAN

Việt Nam đã kết thúc 3 vòng đàm phán với ASEAN trong mở cửa thị trường du lịch vào tháng 6/2004, Việt Nam đã cam kết phân ngành dịch vụ lưu trú, cho phép đối tác ASEAN tham gia liên doanh đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ tổng hợp và mở cửa đối với 3 phân ngành (xếp chỗ ở khách sạn, phục vụ ăn trong nhà hàng, phục vụ uống không có chương trình giải trí). Trong đó, chỉ cho phép thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, tỷ lệ góp vốn nước ngoài trong liên doanh không dưới 30%. Các khách sạn được xây dựng phải từ 3 sao trở lên. Đối với dịch vụ lữ hành, Việt Nam cho phép đối tác nước ngoài liên doanh với đối tác Việt Nam với vốn đóng góp không vượt quá 49 % vốn trong liên doanh và 5 năm sau khi cam kết có hiệu lực, hạn chế này sẽ là 51%. Hướng dẫn viên du lịch trong liên doanh phải là công dân Việt Nam. Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ đưa khách vào Việt Nam [30].

Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục vòng đàm phán thứ 4 mở cửa thị trường du lịch trong ASEAN, từng bước hướng tới tự do hoá hơn nữa đối với luồng khách, dịch vụ du lịch trong ASEAN vào năm 2010. Tại vòng đàm phán này, sẽ xem xét đàm phán đối với dịch vụ lưu trú khác, dịch vụ phục vụ đồ ăn, đồ uống tại chỗ, dịch vụ lữ hành, điều hành tour, hướng dẫn viên. Trong đó các nước đã thống nhất đối với các phương thức cung cấp dịch vụ 1, 2 của tất cả các phân ngành được cam kết tự do hóa vào năm 2006, các phương thức cung cấp dịch vụ 3, 4 sẽ được tự do hoá theo từng giai đoạn 2008 và 2010, đồng thời xoá bỏ dần các hạn chế và điều kiện khác. Việc tham gia xây dựng khu vực dự do ASEAN vào năm 2010 cũng như mở rộng khu vực mậu dịch tự do (AFTA) với các nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… sẽ mở ra những hướng hợp tác mới cho du lịch Việt Nam. AFTA được hình thành sẽ tạo điều kiện đi lại hơn nữa, thúc đẩy luồng thương mại, vốn đầu tư và luồng khách du lịch giữa các nước trong khu vực [30]. Du lịch Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường nguồn khách, vốn đầu tư cho du lịch.

Hợp tác chuyên ngành du lịch ASEAN cũng được tăng cường. Việt Nam đã tham gia hầu hết các hoạt động hợp tác du lịch như: tham dự Diễn đàn du lịch

(ATF), phiên họp thường niên các Bộ trưởng du lịch, các phiên họp cơ quan du lịch quốc gia ASEAN (NTOs) và các phiên họp của nhóm công tác du lịch ASEAN (Nhóm xúc tiến du lịch, Nhóm xúc tiến đầu tư, Nhóm phát triển nguồn nhân lực, Nhóm thông tin du lịch, Nhóm công tác về hội nhập du lịch và Nhóm công tác về tiêu chuẩn nghề du lịch ASEAN). Ngoài ra, Việt Nam đã cùng các thành viên ASEAN khác thảo luận xây dựng Hiệp định hợp tác du lịch ASEAN (T-ASEAN). Hiệp định được ký kết tháng 11/2002, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 8 tổ chức ở Campuchia. Trên cơ sở đó cơ quan du lịch quốc gia các nước ASEAN cùng xây dựng và triển khai Chương trình hành động triển khai Hiệp định du lịch ASEAN (T- ASEAN), trong đó tập trung vào các nội dung: Tạo điều kiện đi lại cho khách trong khu vực (Hiệp định miễn visa chung trong khu vực ASEAN đã được kí kết tháng 7/2006); Tiếp cận, mở cửa thị trường dịch vụ du lịch ASEAN; Nâng cao chất lượng du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch; An toàn, an ninh du lịch; Xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm phát triển ASEAN thành một điểm du lịch chung trên cơ sở kết hợp thế mạnh của mỗi nước thành viên và phát triển du lịch theo hướng bền vững... [30].

ASEAN là khuôn khổ đa phương mà du lịch Việt Nam tham gia sâu rộng nhất. Khách du lịch ASEAN đang dần trở thành thị trường lớn của Việt Nam, năm 2005 đã có hơn 500 ngàn lượt chiếm 16% trong tổng số thị trường quốc tế đến Việt Nam. Hàng năm có khoảng 23 triệu lượt khách ASEAN đi du lịch trong nội vùng nhưng Việt Nam mới chỉ đón được khoảng 2,2% tổng số [43]. Bên cạnh đó, do trình độ phát triển nói chung và du lịch nói riêng giữa Việt Nam và các nước thành viên có sự chênh lệch lớn nên mục tiêu hướng tới thị trường du lịch ASEAN được tự do hóa nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn và thực tế nhiều chương trình được triển khai với kết quả hạn chế, đặc biệt liên quan tới đóng góp tài chính cho các dự án chung.

2.9.2.2.Hợp tác du lịch trong APEC

Do ngành du lịch ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhóm Công tác về du lịch (TWG) đã xây dựng một chương trình hành động tập trung vào duy trì sự ổn định lâu dài về xã hội và môi trường của ngành. Các nền kinh tế thành viên của APEC đã quan tâm hơn tới việc giải quyết các rào cản đối với các dòng khác du lịch và đầu tư, việc tự do hoá mậu dịch các dịch vụ liên quan đến du lịch.

Khi trở thành thành viên chính thức của APEC vào năm 1998, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về du lịch theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1998- 2000 tập trung hợp tác đầu tư khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, công viên chuyên đề; giai đoạn 2001-2005 liên doanh dịch vụ lữ hành, nhà hàng, trung tâm hội nghị; giai đoạn 2006-2020 mở rộng phạm vi hoạt động liên doanh dịch vụ lữ hành (về số lượng liên doanh, tỷ trọng góp vốn liên doanh và các chế độ ưu đãi liên quan).

Trong thời gian qua, du lịch Việt Nam đã từng bước tham gia vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Diễn đàn này. Việt Nam đã tham dự Hội nghị các Bộ trưởng Du lịch APEC tổ chức vào các năm 2000, 2002, 2004, 2006, phiên họp Nhóm công tác hợp tác du lịch APEC. Tham gia các dự án hợp tác liên quan tới du lịch trong APEC thông qua việc xây dựng và triển khai Chương trình hành động quốc gia trong lĩnh vực du lịch hàng năm và tham gia vào một số dự án nghiên cứu do các nước thành viên APEC chủ trì. Việt Nam đã tích cực thực hiện 4 mục tiêu về chính sách hợp tác du lịch trong APEC: Rỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh và đầu tư du lịch; Kích cầu đối với hàng hoá và dịch vụ du lịch cũng như tạo thuận lợi đi lại cho khách du lịch; Quản lý bền vững các lợi ích cũng như tác động mà du lịch mang lại; Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về du lịch với tư cách là động lực phát triển kinh tế xã hội. Năm 2006, Việt Nam đã tổ chức thành công năm APEC, trong đó có phiên họp nhóm công tác du lịch APEC, Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC và nhân sự kiện này tăng cường xúc tiến, quảng bá đất nước, con người, du lịch Việt Nam.

Khu vực APEC là một trong những thị trường du lịch quan trọng, có tính năng động cao. Tham gia APEC tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch với các nền kinh tế thành viên ở tất cả các lĩnh vực từ quy hoạch, thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nghiên cứu khoa học du lịch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường du lịch, quảng bá xúc tiến, đến thu hút khách và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Đồng thời giúp du lịch Việt Nam có vị thế mới trong hợp tác kinh tế quốc tế đa phương trong và ngoài APEC. Vấn đề tạo điều kiện đi lại trong APEC được coi là nhân tố quan trọng, thúc đẩy hợp tác du lịch trong khu vực phát triển. Hiện một số nước thành viên APEC đã áp dụng chế độ miễn thị thực đi lại cho công dân của nhau. Việt Nam cũng đã có những hiệp định song phương về miễn thị thực. Việt Nam chưa có cam kết cụ thể về du lịch,

liên doanh trong điều hành tour du lịch vẫn đang có tính chất thử nghiệm, các quy định sẽ dần được mở cửa cho các đối tác nước ngoài hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành và điều hành tour trong nước.

2.9.2.3.Hợp tác du lịch trong hợp tác Á - Âu (ASEM)

Hợp tác du lịch trong ASEM còn rất hạn chế và chưa có những cam kết cụ thể. Các nước thành viên mới dừng lại ở việc đưa ra các sáng kiến hợp tác du lịch và những sáng kiến này chưa được thống nhất cao. Du lịch Việt Nam mới khai thác được các dự án với từng nước thành viên ASEM chứ chưa phải của Diễn đàn chung ASEM. Tuy nhiên trong khuôn khổ hợp tác với các thành viên trong ASEM, Việt Nam đã tranh thủ được EU tài trợ thực hiện dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trị giá 12 triệu EURO [43].

2.9.2.4.Cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực du lịch

Ngày 07/11/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Du lịch Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các quy định của GATS (Hiệp định thương mại dịch vụ WTO) và phải mở cửa thị trường. Bên cạnh những cam kết chung cho lĩnh vực dịch vụ, các cam kết cụ thể trong lĩnh vực du lịch như sau [3] (Phụ lục 5):

- Trong cam kết tiếp cận thị trường đối với phân ngành Khách sạn và nhà hàng :Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn (CPC 64110) và Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống (CPC 643) không có hạn chế tại phương thức 1(Cung cấp qua biên giới), phương thức 2 (Tiêu dùng ở nước ngoài), phương thức 4 (Hiện diện thể nhân) chưa có cam kết trừ cam kết chung, phương thức 3 (Hiện diện thương mại) không hạn chế về hình thức đầu tư (như liên doanh, 100% vốn nước ngoài), không hạn chế về số vốn đầu tư tối thiểu. Ở phương thức thứ 3 có cam kết ràng buộc đó là trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập, việc cung cấp dịch vụ cần tiến hành song song với đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn, sau đó không hạn chế. Cam kết này nhằm tranh thủ tranh thủ nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn nhà hàng nói chung và dịch vụ du lịch Việt Nam nói riêng. Đối với phân ngành này, ở nguyên tắc đối xử quốc gia, cả 4 phương thức đều không có hạn chế trừ cam kết chung trong lĩnh vực dịch vụ.

hành nước chỉ được thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam, tuy nhiên không hạn chế về phần vốn góp của liên doanh phía nước ngoài. Các cam kết mở cửa thị trường này nhằm đảm bảo các hãng lữ hành trong nước có thời gian chuẩn bị, nâng cao năng lực hợp tác hiệu quả, tranh thủ được khả năng tài chính, nguồn khách của các hãng lữ hành, các nhà điều hành tour nước ngoài. Trong nội dung đối xử quốc gia: Hướng dẫn viên du lịch trong liên doanh phải là công dân Việt Nam. Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư của nước ngoài chỉ được phép đưa khách vào Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa như một phần của dịch vụ đưa khách vào Việt Nam. Các liên doanh lữ hành quốc tế không được phép kinh doanh du lịch nội địa và du lịch đi nước ngoài (outbound).

Đối với hai phân ngành Hướng dẫn viên du lịch (7472) và Dịch vụ khác trong ngành dịch vụ du lịch và các dịch vụ liên quan, Việt Nam chưa có cam kết cụ thể.

Nội dung cam kết trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam trong WTO sẽ là cơ sở pháp lý cao nhất để các nước thành viên thực hiện.

2.9.2.5.Hợp tác trong các tổ chức chuyên ngành du lịch

Việt Nam đã tham gia tích cực các hợp tác du lịch quốc tế khác như Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), hợp tác du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA); Chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sông Mêkông mở rộng; Hợp tác hành lang Đông-Tây; Hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng... Đồng thời tiếp tục mở rộng hợp tác với một số khuôn khổ đa phương với các nước trong khu vực: Ba quốc gia - Một điểm đến (Việt Nam - Lào - Campuchia), hợp tác ACMECS (Campuchia-Lào-Myanmar-Thái Lan -Việt Nam)… Du lịch Việt Nam đã khai thác được nhiều trợ giúp từ các tổ chức hợp tác du lịch này như dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, dự án nghiên cứu quy hoạch Đảo Phú Quốc, dự án xây dựng Luật Du lịch, Chương trình phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo của WTO (ST- EP); dự án phát triển du lịch Mêkông.

Tiến trình hội nhập của Việt Nam trong những năm qua, đã đem lại cho du lịch những cơ hội lớn phát triển. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam không ngừng tăng lên, năm 1988, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mới đạt trên 90 ngàn lượt khách, bằng 1/10 lượng khách đến Phillipines và khoảng 1/40 lượng khách đến Malaysia, Singapore và Thái Lan. Vào thời điểm đó, Tổ chức Du lịch Thế giới đánh

giá du lịch Việt Nam tụt hậu 20 năm so với các nước trong khu vực và dự báo phải đến năm 2000 Du lịch Việt Nam mới đón được 1 triệu khách quốc tế. Nhưng đến năm 1994, Việt Nam đã đón trên 1 triệu khách lượt khách quốc tế. Năm 2006, du lịch Việt Nam đã đón được 3,583 triệu lượt khách quốc tế và xếp thứ 5 trong khu vực ASEAN. Doanh thu xã hội từ du lịch đóng góp vào ngân sách liên tục được cải thiện. Nguồn vốn đầu trực tiếp và gián tiếp, các nguồn vốn hỗ trợ vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế nói chung và du lịch nói riêng đã làm thay đổi hình ảnh du lịch Việt Nam. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, năm 1988 mới có 18 ngàn buồng khách sạn, trong đó chỉ có 1.565 buồng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế, đến năm 2006 cả nước đã có hơn 6.700 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 136 ngàn buồng [29, 31]. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả những cơ hội mà hội nhập du lịch đem lại, du lịch Việt Nam cần phải có chính sách và lộ trình triển khai cụ thể trên cơ sở khai thác những thế mạnh của ngành.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ QLNN VỀ DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HNKTQT Ở VIỆT NAM

3.1. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của QLNN về du lịch trong bối cảnh HNKTQT.

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)