5. Kết cấu của luận văn
3.1. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
3.1.1. Điểm mạnh
- Chế độ chính trị, xã hội của Việt Nam ổn định. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam luôn duy trì được chế độ chính trị, xã hội ổn định, không xảy ra các xung đột, khủng hoảng gay gắt như một số quốc gia trong khu vực. Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội qua các giai đoạn luôn có sự nhất quán, kế thừa và bổ sung những điểm mới phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế… Hoạt động QLNN về kinh tế nói chung và đối với du lịch nói riêng luôn được đảm bảo và ngày càng hoàn thiện.
- Chính sách phát triển kinh tế, xã hội, chính sách ngoại giao của Nhà nước được thay đổi theo hướng tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN về du lịch. Trong những năm qua, chính sách cải cách mở cửa của Việt Nam góp phần mở
rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch, tranh thủ được nguồn hỗ trợ và tiếp thu kinh nghiệm trong quản lý du lịch.
- Đảng và Nhà nước quan tâm tới chính sách phát triển du lịch. Nhà nước
dành nhiều chính sách cho phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển du lịch được cụ thể hóa thành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động quốc gia về du lịch và được thống nhất triển khai trong phạm vi cả nước. Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển du lịch được đưa vào Nghị quyết, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương, góp phần thúc đẩy công tác QLNN về du lịch.
- Hệ thống pháp luật nói chung và du lịch nói riêng ngày càng hoàn thiện, phù
hợp với yêu cầu hội nhập. Luật Du lịch 2005 được ban hành tạo hành lang pháp lý
ổn định, thuận lợi cho hoạt động du lịch hội nhập với khu vực và thế giới. Đây là công cụ quản lý góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác QLNN. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chung về kinh tế, đầu tư, môi trường… được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tạo môi trường pháp lý thông thoáng, ổn định thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
- Bộ máy QLNN về du lịch được củng cố và kiện toàn từ trung ương tới địa phương. Cơ quan QLNN về du lịch ở trung ương sau nhiều lần sát nhập với một số
bộ ngành khác đã được hình thành độc lập và duy trì ổn định trong thời gian dài. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phạm vi quản lý của TCDL đã được xác định như một cơ quan chuyên ngành ở trung ương. Ở địa phương, nhiều sở Du lịch được hình thành, cơ cấu tổ chức được củng cố. Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch được thành lập với chức năng tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực du lịch, nhằm tháo gỡ khó khăn cho du lịch phát triển, tăng cường sự phối hợp liên ngành trong QLNN về du lịch,.
- Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò của du lịch chuyển biến theo
hướng tích cực. Trước đây, du lịch chỉ được xem như một hoạt động giải trí đơn
thuần, hiện nay du lịch đã được nhìn nhận như một ngành kinh tế độc lập, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ hóa. Đường lối chủ trương, phát triển du lịch được cụ thế hoá trong nhiều văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội. Ở một số địa phương, chính sách phát triển du lịch của Việt Nam được các tỉnh thành phố, trực thuộc trung ương đưa vào Nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo phát triển của du lịch ở các địa phương. Nhà nước, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân quan tâm đến việc xã hội hóa hoạt động du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững. Nguồn ngân sách và các nguồn lực kinh tế được huy động cho phát triển du lịch.