Thách thức

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 108)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Thách thức

- Thách thức phải cải thiện môi trường pháp lý liên quan đến du lịch, chính sách phát triển du lịch cho phù hợp với thông lệ quốc tế và những quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO. Trong ngắn hạn, đây là một thách thức lớn của Việt Nam. Thứ nhất, Du lịch Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu phát triển, còn có khoảng cách rất xa với khu vực và thế giới, hệ thống luật pháp mới hình thành, chính sách phát triển du lịch chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiều đối tượng quản lý cần phải điều chỉnh chưa được xác định. Thứ hai, việc rà soát, nhận diện, điều chỉnh

những quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến du lịch và các chính sách phát triển du lịch vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa và trình độ phát triển của du lịch Việt Nam là một quá trình hết sức khó khăn, phức tạp. Thứ ba, việc đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế, các quy định của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực du lịch mang tính chất bắt buộc theo đúng lộ trình đã cam kết là một thách thức lớn, nêu không tuân thủ đầy đủ những cam kết sẽ gặp phải những tranh chấp và thiệt hại nặng nề.

- Suy giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Nguy cơ chệch

hướng, đi ngược lại những nguyên tắc hội nhập trên cơ sở bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển du lịch bền vững của Đảng và Nhà nước… Thể hiện cụ thể trong những trường hợp sau :

+ Hoạt động QLNN bị chi phối bởi hệ thống luật lệ, quy tắc chung của các tổ

chức quốc tế, các tập đoàn kinh tếlớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam. Dẫn tới giảm hiệu lực QLNN về du lịch.

+ Thách thức do phải quản lý hoạt động du lịch có có phạm vi rộng, tính chất phức tạp, nhiều hoạt động du lịch vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó kiểm soát. Ở trong nước, Nhà nước phải quản lý các đối tượng tham gia hoạt động du lịch có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng như khách quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài…

+ Thách thức trong việc bảo hộ doanh nghiệp du lịch và lao động du lịch Việt Nam. Nhà nước một mặt phải hỗ trợ hợp pháp cho các doanh nghiệp du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thông qua các hoạt động như: cung cấp thông tin thị trường khách du lịch quốc tế để các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp; đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch các địa phương vùng du lịch trọng điểm; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong nước tham gia vào thị trường quốc tế; thực hiện hoạt động quảng bá xúc tiến điểm đến ở cấp quốc gia… Mặt khác, Nhà nước phải chủ động tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp du lịch trong nước đồng thời dựng lên những rào cản hợp pháp để bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cũng phải đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp du lịch và lao động du lịch trong các tranh chấp thương mại du lịch quốc tế.

+ Thách thức trong việc quản lý được nguồn tài sản quốc gia, phát huy các lợi thế, khai thác hiệu quả các nguồn lực để phát triển du lịch. Lợi ích từ khai thác các nguồn lực phát triển du lịch phải đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Nhà nước phải hạn chế nguồn thu từ du lịch bị chuyển ra nước ngoài do phải chi trả cho các yếu tố đầu vào [42]. Nhà nước phải có cơ chế để sử dụng hợp lý các nguồn thu từ du lịch cho tái đầu tư, phát triển

bền vững. Nhà nước phải hạn chế nguy cơ suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường văn hoá Việt Nam do bị khai thác cho phát triển du lịch.

+ Thách thức trong việc phải đảm bảo vai trò điều hòa lợi ích kinh tế của các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững, góp phần tạo việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo cho công đồng dân cư đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Trong điều kiện, nền kinh tế và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam chưa đủ lớn mạnh, còn hạn chế về nhân lực, vốn, công nghệ thì có thể sẽ bị thua thiệt, bị khai thác, mất thị trường, dẫn đến tình trạng thất nghiệp

- Thách thức của công tác QLNN về du lịch trước những biến động, khủng hoảng mang tính toàn cầu.Trong giai đoạn Việt Nam từng bước hội nhập sâu với

khu vực và thế giới, những tác động tiêu cực là không tránh khỏi, đặc biệt sự biến động và khủng hoảng kính tế, chính trị tác động tới hoạt động du lịch, đòi hỏi trong ngắn hạn, Nhà nước phải đưa ra được những chính sách linh hoạt, thích ứng nhanh nhằm vượt qua khó khăn, tranh thủ cơ hội duy trì tăng trưởng ổn định của ngành Du lịch.

- Cạnh tranh gay gắt ở góc độ điểm đến. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhận thức được vai trò và lợi thế của ngành du lịch, nhiều quốc gia rất quan tâm đến phát triển du lịch và áp dụng nhiều chính sách hiệu quả để thu hútkhách về phía họ. Điểm đến Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều điểm đến mới, chi phí quảng bá xúc tiến điểm đến phải tăng lên.

Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác QLNN về du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, công tác QLNN cần phải tăng cường để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi phương thức quản lý kinh tế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường đồng thời công tác QLNN phải phù hợp với các thể chế khu vực và toàn cầu mà Việt Nam đã cam kết, đặc biệt tập trung vào các vấn đề sau khi du lịch Việt Nam hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Cơ quan QLNN phải đưa ra được những giải pháp, chiến lược, định hướng, chính sách phát triển du lịch phù hợp để hội nhập trong lĩnh vực du lịch đạt kết quả tích cực đồng thời tăng khả năng kiểm soát vĩ mô, nâng cao tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của ngành Du lịch Việt Nam, đưa ra được những giải pháp hiệu quả để khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn và dài hạn.

3.2. Yêu cầu đối với QLNN về du lịch trong bối cảnh hội nhập

3.2.1. Mục tiêu HNKTQT của du lịch Việt Nam

Trong Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị đã đề ra một số mục tiêu cơ bản của Việt Nam phải đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái; Tăng cường củng cố, mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, tranh thủ những lợi thế mà hợp tác quốc tế đem lại; Chuẩn bị điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập ở mức cao với thế giới khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Trên cơ sở các mục tiêu hội nhập của Việt Nam, các mục tiêu phát triển du lịch được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như sau:

- Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong nhóm ngành dịch vụ, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển du lịch theo hướng nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế. Phấn đấu đến 2010, du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực;

- Phát huy những lợi thế và tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trên toàn quốc, các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của từng địa phương và cả nước. Đối với các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên… phải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch. Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

- Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề. Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nước. Trong đó, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Bắc Bộ (gồm các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh. Hà Nội là trung tâm của vùng và của địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long) là du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng; Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam) là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, di sản văn hoá thế giới; Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ (gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với hai á vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trung tâm của vùng là TP Hồ Chí Minh và các địa bàn tăng trưởng du lịch như TP Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc, TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Phan Thiết) là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh du lịch của dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

- Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu,

Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu. Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia - Thái Lan - Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng. Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông Nam Á (ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch.

- Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch trong giai đoạn 2001-2010 đạt 11-11,5%. Năm 2010, Việt Nam đón được 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế, 25 - 26 triệu lượt khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch đạt từ 4,4,5 tỷ USD.

Hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, công tác QLNN về du lịch cần phải được tăng cường trên nhiều mặt để quá trình hội nhập trong lĩnh vực du lịch thực sự đem lại lợi ích cho đất nước và sớm đạt được các mục tiêu được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010.

3.2.2. Những yêu cầu đối với QLNN về du lịch trong bối cảnh hội nhập

Cùng với tiến trình chung của đất nước, du lịch Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Quá trình hội nhập đã đem lại nhiều cơ hội cho du lịch Việt Nam phát triển nhưng xen lẫn với cơ hội là nhiều thách thức. Trước

tình hình đó, đặt ra cho công tác QLNN về du lịch những yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý cũng như phát huy những vai trò tích cực của QLNN trong thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Cụ thể :

3.2.2.1. Về hệ thống pháp luật du lịch

Hệ thống pháp luật vừa phải đảm đảm bảo hiệu lực quản lý của Nhà nước nhưng đồng thời phù hợp với lộ trình cam kết trong lĩnh vực du lịch của WTO và các cam kết song phương, đa phương mà Việt Nam đã tham gia kí kết.

Hệ thống văn bản pháp luật về du lịch và liên quan đến du lịch phải đồng bộ, thống nhất, khả thi. Tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định, bình đẳng, khuyến khích được mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.

Hệ thống pháp luật liên quan đến du lịch phải rõ ràng, chi tiết, có mức độ điều chỉnh hợp lý để có thể ban hành ngay và đi vào cuộc sống, không cần chờ hướng dẫn từ phía các cơ quan quản lý.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật liên quan đến du lịch phải

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)