5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triểndu lịch
- Chính sách đầu tư:
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, ổn định; đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào phát triển du lịch. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước. Mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
Xây dựng chính sách ưu đãi (thuế, tài chính, bảo lãnh tín dụng…), khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. Công khai và minh bạch các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, khu du lịch quốc gia, điểm du lịch và các hạng mục đầu tư khác trong lĩnh vực du lịch vào danh mục dự án khuyến khích đầu tư; danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch ở vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn; các dự án xây dựng sản phẩm mới và các dự án du lịch bảo đảm mang lại hiệu quả về bảo vệ tài nguyên môi trường.
Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý cho phát triển du lịch đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm, các khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia, các điểm du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, địa phương; đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến, quảng bá; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao… Cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch phải gắn với chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đảm bảo sự phát triển bền vững và phải gắn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Du lịch và của Việt Nam.
Nghiên cứu các chính sách đầu tư hợp lý cho sự phát triển các cơ sở hạ tầng liên quan tới du lịch như hàng không, ngân hàng, viễn thông...
Tiếp tục ưu tiên sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần được đầu tư theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm tránh đầu tư dàn trải. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào du lịch có tác động thúc đẩy, thu hút các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển du lịch. Xây dựng cơ chế kết hợp hiệu quả để sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác vào phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hoá phát triển du lịch.
Tranh thủ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch, bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục hoàn chỉnh
cơ chế quản lý đầu tư đặc biệt là quản lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA phát triển du lịch.
- Chính sách tài chính:
Việc phân bổ nguồn ngân sách cho phát triển du lịch phải có kế hoạch, linh hoạt, dự trù được nguồn vốn giữa trung ương, địa phương và các thành phần kinh tế khác để các địa phương có thể chủ động triển khai các hoạt động giải ngân.
Cần có cơ chế, chính sách hợp lý nhằm tạo nguồn cho phát triển du lịch như đưa ra các giải pháp tạo vốn cho công tác khảo sát, quy hoạch và đầu tư phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, tạo nguồn vốn hỗ trợ cho công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch. Nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ phát du lịch để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, xúc tiến du lịch, tiếp cận thị trường khách, đào tạo nguồn nhân lực…và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các trường hợp gặp rủi ro.
Có cơ chế, chính sách nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn kí quỹ của các doanh nghiệp lữ hành thay vì kí quỹ tại ngân hàng và chỉ được hưởng lãi xuất không kì hạn.
Nghiên cứu và ban hành các chính sách miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực mà nhà nước ưu tiên như phát triển du lịch ở vùng sâu, vùng xa, xây dựng khách sạn ở các trung tâm du lịch; miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị cho khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách hiện đại mà trong nước chưa sản xuất được.
Áp dụng chính sách hoàn và thuế thủ tục hoàn thuế thuận lợi cho khách du lịch như một số quốc gia đã thực hiện.
- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch
Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiện chủ trương cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán... doanh nghiệp du lịch nhà nước. Xây dựng các tập đoàn lớn về du lịch.
Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh du lịch tại các thị trường trọng điểm.
Có chính sách để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch được hưởng các ưu đãi về thuế đất, chính sách về bán giá điện, nước, thuế môi trường như các ngành nghề khác.
Tập trung các chính sách nhằm xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, tăng cường thu hút khách du lịch tới Việt Nam; xây dựng các chiến lược sản phẩm đặc thù nhằm định hướng cho các doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền như: hội chợ, hội thảo, triển lãm... và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác để xúc tiến du lịch phù hợp với định hướng phát triển thị trường du lịch ở trong và ngoài nước. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành Du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam.
Hoàn thiện và củng cố khả năng xử lý các tranh chấp kinh tế phát sinh trong bối cảnh du lịch Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Nghiên cứu hệ thống các rào cản đối với ngành Du lịch và các doanh nghiệp du lịch…
Khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài. Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ du lịch với các nước để vừa tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý... vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
- Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan
Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý, hàng hóa, phương tiện vận chuyển của khách du lịch phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết hội nhập.
Tiếp tục miễn thị thực nhập cảnh đối với khách từ một số thị trường trọng điểm, đặc biệt nghiên cứu phương án miễn thị thực đối với một số quốc gia đã kí kết Hiệp định du lịch. Hiện nay, các nước trong khu vực ASEAN đã kí kết Hiệp định khung miễn thị thực trong khu vực và áp dụng thị thực chung cho công dân ngoài khu vực. Do đó, cần xúc tiến việc kí kết các thỏa thuận song phương về miễn thị thực với các nước nhằm khai thác lợi thế này.
Tiếp tục cải tiến quy trình, tăng cường lắp đặt các trang thiết bị kiểm soát hiện đại tại các cửa khẩu quốc tế nhằm tạo thuận lợi và giảm thủ tục kiểm tra, kiểm soát đối với khách du lịch
- Giải quyết các cơ chế, chính sách về phối hợp liên ngành
Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Ban hành cơ chế, chính sách để giải quyết tốt mối quan hệ liên ngành, liền vùng trong lĩnh vực du lịch. Tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các Bộ, ngành ở Trung ương, giữa Trung ương với địa phương nhằm đảm bảo thống nhất, hiệu quả trong triển khai đường lối, chủ trương của nhà nước về phát triển du lịch. Đặc biệt, tăng cường vai trò của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch trong việc đề ra cơ chế chính sách, tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, hạn chế nhằm tạo thuận lợi cho phát triển du lịch. Cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phải được hoàn thiện. Thành viên của Ban chỉ đạo phải có sự tham gia thường xuyên của lãnh đạo các ngành có liên quan chặt chẽ đến du lịch như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải, Hàng không… Xây dựng cơ chế đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan QLNN và các Sở quản lý du lịch trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ QLNN đặc biệt trong quá trình triển khai các văn bản pháp luật về du lịch, triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và thực thi các chính sách phát triển du lịch…
Sự phát triển của du lịch cần có sự đóng góp tích cực của nhiều ngành kinh tế khác như dịch vụ hàng không, vận tải, viễn thông, tài chính, ngân hàng, thương mại... Do đó, cần có cơ chế chính sách để liên kết các ngành kinh tế có liên quan giúp giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường du lịch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
3.3.3. Đổi mới và hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch