năm 2005
Ngày 8/2/1999, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X đã thông qua Pháp lệnh Du lịch. Đây là điểm mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Với việc ban hành Pháp lệnh Du lịch và hàng loạt các văn bản hƣớng dẫn có liên quan, pháp luật trong lĩnh vực du lịch đã đƣợc củng cố và có bƣớc phát triển mới về chất. Từng nội dung của hoạt động du lịch đã đƣợc pháp luật đề cập đến, điều chỉnh một cách tƣơng đối đồng bộ, từ xác định vị trí, mục tiêu quan điểm phát triển du lịch tới điều chỉnh những hoạt động du lịch cơ bản nhƣ: xúc tiến du lịch, kinh doanh du lịch, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ du lịch, nội dung quản lý nhà nƣớc về du lịch. Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật về du lịch đã đƣợc thực hiện đồng bộ hơn, tạo nên một hành lang pháp lý tƣơng đối đầy đủ cho hoạt động du lịch và quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch. Vấn đề này đƣợc thể hiện trên những mặt sau đây:
Thứ nhất, vị trí, mục tiêu, quan điểm phát triển du lịch
Điều 2 Pháp lệnh Du lịch quy định: “Nhà nƣớc thống nhất quản lý hoạt động du lịch: bảo đảm phát triển du lịch theo hƣớng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam”. Đồng thời cũng “nghiêm cấm hoạt động du lịch làm ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng, bản sắc văn hoá và thuần phong mĩ tục của dân tộc, làm phƣơng hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội” [45, Điều 8].
Thứ hai, cùng với pháp lệnh Du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật khác đƣợc ban hành, trực tiếp điều chỉnh các hoạt động cơ bản của du lịch bao gồm: