Giai đoạn từ năm 1990 đến 1992

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 59)

Giai đoạn này đƣợc coi nhƣ là giai đoạn thử nghiệm, tìm kiếm một mô hình quản lý nhà nƣớc về du lịch, thể hiện qua việc Nhà nƣớc liên tiếp thay đổi hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về du lịch .

Ngày 31/3/1990 Hội đồng Nhà nƣớc ra Nghị quyết số 244/NQ/HĐNN giao cho Bộ Văn hoá - Thông tin – Du lịch quản lý nhà nƣớc đối với ngành du lịch. Theo đó, đồng thời giải thể Tổng cục Du lịch và thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam theo Nghị định 119/HĐBT ngày 9/1/4/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng. Tổng Công ty Du lịch Việt Nam là tổ chức sản xuất kinh doanh chịu sự quản lý nhà nƣớc trực tiếp của Bộ văn hoá- Thông tin- Thể thao và Du lịch [ Nghị định 119]

Theo Nghị quyết 244/NQ/HĐNN ngày 9/4/1990 của Hội đồng nhà nƣớc và theo Nghị định 447/HĐBT ngày 31/12/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ văn hoá - Thông tin – Thể thao và Du lịch thì chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc giao cho Bộ Văn hoá - Thông tin – Thể thao và Du lịch quản lý.

Chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc chuyển giao cho Bộ Thƣơng mại và Du lịch theo Nghị quyết của Quốc hội ngày 12/8/1991 về việc chuyển chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch và đổi tên một số Bộ . Việc thay đổi bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch nhiều lần trong một thời gian ngắn đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch, từ đó cũng làm giảm hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với du lịch, chƣa tạo đƣợc điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển .

Trên cơ sở tiếp tục phát triển quan điểm của Đại hội VI, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đƣa ra chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 là “ Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hoá phong phú và các lợi thế khác của đất nƣớc, mở rộng hợp tác với nƣớc ngoài để phát triển

mạnh du lịch ” [12]. Một lần nữa du lịch đƣợc khẳng định nhƣ một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng làm giàu cho đất nƣớc.

Năm 1991 Nghị quyết Trung ƣơng 2 - khoá VII của Đảng Cộng sản Việt Nam lại cụ thể hoá hơn tƣ tƣởng trên và chỉ rõ hƣớng đi cho ngành du lịch “ Phát triển du lịch quốc tế tập trung ở một số vùng trọng điểm, mở rộng hợp tác với các tổ chức du lịch thế giới, đặc biệt là các nƣớc trong khu vực . Tổ chức dịch vụ nhà ở và phục vụ sinh hoạt cho ngƣời nƣớc ngoài kinh doanh thƣờng trú ở nƣớc ta”. Dƣới tác động của Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp tƣ nhân năm 1990 và Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987, hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng phát triển, số lƣợng khách du lịch ( cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế) tăng lên đáng kể, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh du lịch cũng tăng lên nhanh chóng . Vì vậy, cần phải có quy chế quản lý kinh doanh du lịch cho phù hợp với tình hình mới . Hội đồng Bộ trƣởng đã ra Nghị định số 37/HĐBT ngày 28/1/1992 về việc ban hành quy chế quản lý kinh doanh du lịch . Điều đặc biệt của quy chế này là lần đầu tiên, nhà nƣớc xác định rõ quyền thành lập doanh nghiệp du lịch của các cá nhân, tổ chức . Theo quy chế này thì tổ chức và cá nhân có đủ các điều kiện sau đây sẽ đƣợc xét duyệt cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch :

- Có mục tiêu, ngành nghề kinh doanh rõ ràng, có phƣơng án kinh doanh và trụ sở giao dịch.

- Có đủ vốn pháp định.

- Có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhân viên am hiểu nghiệp vụ, có năng lực hành nghề theo quy định của Bộ Thƣơng mại và Du lịch.

Theo đó, tổ chức và cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp du lịch phải làm hồ sơ xin phép gửi đến các cơ quan có thẩm quyền quyết định, hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp du lịch gồm có :

- Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp du lịch .

- Câc bản kê khai về vốn đƣợc cơ quan tài chính hoặc ngân hàng xác nhận: kê khai về cơ sở vật chất kỹ thuật, danh sách nhân viên.

Các hồ sơ trên lập theo mẫu quy định của Bộ Thƣơng mại và Du lịch

Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời đƣơng sự về việc cấp hoặc không cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch.

Nghị định số 37/ HĐBT ngày 28/1/1992 cũng đã xác định rõ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch gồm :

- Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại và Du lịch đƣợc Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng uỷ quyền xét cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nƣớc theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng xét cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp du lịch tƣ nhân và Công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn theo Luật Doanh nghiệp tƣ nhân và Luật Công ty sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Thƣơng mại và Du lịch [ 23, Điều 4,5,6 ].

Quy chế cũng xác định điều kiện để kinh doanh du lịch quốc tế thì ngoài việc thoả mãn các điều kiện kinh doanh du lịch nói chung ở trên, còn phải thoả mãn thêm các điều kiện sau :

- Có thị trƣờng du lịch quốc tế ổn định và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng đƣợc nhu cầu du lịch của khách nƣớc ngoài;

- Có đủ đội ngũ nhân viên quản lý và nhân viên nghiệp vụ đƣợc đào tạo qua các trƣờng, lớp chính quy về du lịch [44, Điều 13].

Đồng thời, quy chế cũng đã xác định trách nhiệm kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch của Bộ Thƣơng mại và Du lịch, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng .

Để đảm bảo cho du lịch phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đòi hỏi phải có một tổ chức bộ máy quản lý ổn định . Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Chính phủ 1992, bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch đã đƣợc củng cố thông qua việc thành lập lại Tổng cục Du lịch . Nghị định số 05/ CP ngày 26/10/1992 của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục Du lịch đã xác định : “ Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động du lịch trong cả nƣớc” [36, Điều 1] .

Chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc xác định cụ thể trong Nghị định số 20/CP ngày 27/12/1992 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy của Tổng cục Du lịch, theo đó “Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động du lịch trong cả nƣớc, bao gồm hoạt động về du lịch của các thành phần kinh tế, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam” [37, Điều 1] . Trên cơ sở thành lập lại Tổng cục Du lịch theo Nghị 20/CP thì Tổng Công ty Du lịch Việt Nam đã bị giải thể theo Nghị định số 02/CP ngày 5/1/1993 của Chính phủ .

Nhƣ vậy trong vòng 3 năm, quản lý nhà nƣớc về du lịch luôn có sự thay đổi về quy mô hiònh thức tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc nhằm tìm kiếm một mô hình quản lý nhà nƣớc thích hợp nhất cho phù hợp với đặc thù, tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh du lịch . Những nội dung của quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ngày càng đƣợc xác định rõ ràng hơn, bộ máy quản lý ũng đƣợc kiện toàn, từng bƣớc đi vào ổn định .

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 59)