Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 118)

pháp luật trong giai đoạn hiện nay

2.3.2.1. Những thành tựu đạt được và những điểm hạn chế

* Những thành tựu đạt được

- Về ban hành pháp luật: Pháp luật về du lịch đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng cả về nội dung và hình thức . Đó là, chúng ta đã ban hành đƣợc văn bản pháp luật có gí trị pháp lý cao cho lĩnh vực du lịch ( Luật Du lịch ), công tác cụ thể hoá văn bản pháp luật cũng đã đƣợc Chính phủ ban hành Nghị Định – một văn bản dƣới luật để hƣớng dẫn thi hành luật . Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch cũng đƣợc Chính phủ ra nghị định số 149/2007/NĐ- CP ngày 09/10/2007;

- Về công tác quy hoạch, đầu tƣ : Đã hoàn thành một số quy hoạch trọng điểm quốc gia, đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt, nhƣ : Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Thác bản Giốc ( Cao Bằng ), quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung du Miền núi Bắc Bộ đã đƣợc hoàn chỉnh, trình Thủ tƣớng chính phủ xem xét, phê duyệt ; dự án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể pháp triển du lịch Việt Nam tới năm 2010 và định hƣớng năm 2020 đang đƣợc tích cực bổ sung, hoàn chỉnh .

Nhiều địa phƣơng đã chủ động tìm đối tác triển khai những dự án quy hoạch xây dựng các khu du lịch cao cấp nhƣ : Khu du lịch quốc gia Bắc Cam Ranh ( Khánh Hoà ), Khu du lịch sinh thái Tràng An ( Ninh Bình ), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Côn Đảo ( Bà Rịa- Vũng Tàu ), các dự án du lịch ven biển Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận ....

Các kế hoạch vốn, ngân sách, đầu tƣ xây dựng cơ bản cho đến nay đã đƣợc Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch giao cho các đơn vị sự nghiệp, các chủ đầu tƣ kịp thời, đặc biệt là kế hoạch triển khai Chƣơng trình hành động quốc gia . - Công tác quản lý lữ hành : Tập trung nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm ; chú trọng vấn đề liên kết Vùng, liên kết Ngành ; Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch kết hợp với các bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn cho hoạt động du lịch, giải quyết một số thủ tục hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành quốc tế . Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch trong năm 2007 cũng đã chủ trì tổ chức đoàn doanh nghiệp lữ hành khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mới ở một số địa phƣơng, phát triển sản phẩm du lịch đƣờng bộ đặc thù quốc gia và liên quốc gia ; Riêng trong năm 2007 đã cấp phép cho 100 công ty lữ hành quốc tế đƣợc phép hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp lữ hành quốc tế của cả nƣớc lên 605 doanh nghiệp .

- Công tác quản lý lƣu trú : Với sự quản lý của nhà nƣớc thì chất lƣợng dịch vụ lƣu trú du lịch đã có những tiến bộ đáng kể . Nhiều cơ sở lƣu trú du lịch chú trọng đầu tƣ nâng cấp, hiện đại hoá trang thiết bị, đào tạo lao động ... Công tác thảm dịnh và thẩm định lại cơ sở lƣu trú du lịch đƣợc thực hiện đúng luật định, góp phần năng cao chất lƣợng dịch vụ lƣƣ trú du lịch .

- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc cải tiến theo hƣớng chuyên nghiệp hơn, các địa phƣơng đã chủ động hơn trong việc thực hiện công tác quảng bá , xúc tiến du lịch . Hỗu hết các sở quản lý đã xây dựng đƣợc chƣơng trình xúc tiến du lịch, xây dựng trang Web về du lịch.Đặc biệt chúng ta đã phát động cuộc vận động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới mới . Đã có hàng chục triệu lƣợt ngƣời tham gia bình chọn . Hình ảnh du lịch Việt Nam đƣợc quảng bá trên Tạp chí Paris Match và kênh truyền hình CNN .

- Công tác bảo vệ môi trƣờng: công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc đặc biệt quan tâm, nhiều đợt phát động bảo vệ môi trƣờng đƣợc triển khai tại các địa phƣơng có điểm thu hút khách nhiều nhất nhƣ: Đà Nẵng, Thanh Hoá, Đà Lạt, Cần Thơ, Hà Tây, Kiên Giang.... các đợt tập huấn về bảo vệ môi trƣờng du lịch cho các sở quản lý du lịch, công tác kiểm tra về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng đƣợc tiến hành ở nhiều địa phƣơng .

* Những điểm hạn chế

- Mặc dù Luật Du lịch đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2006 và cũng đã có Nghị định của Chính phủ ban hành để cụ thể hoá văn bản luật, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có các văn bản hƣớng dẫn thi hành ( Thông tƣ) và cũng chƣa có các văn bản quy phạm pháp luật ( Nghị định ) quy định về các vấn đề cụ thể nhƣ : Về lữ hành, vận chuyển khách du lịch và hƣớng dẫn viên ; về kinh doanh lƣu trú du lịch ...

- Cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy về du lịch thiếu ổn định, nguồn nhân lực mỏng, cơ sở hạ tầng du lịch của cả nƣớc còn nhiều hạn chế .

- Công tác quy hoạch phát triển du lịch còn chậm, thiếu tính đồng bộ, chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế . Mặc dù Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, tuy nhiên, các biện pháp triển khai thực hiện chƣa đồng bộ, công tác quản lý quy hoạch chƣa tốt, việc xây dựng các công trình du lịch tại các điểm, khu du lịch còn tuỳ tiện, chắp vá, trùng lặp, việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng du lịch còn nhiều bất cập ; công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chƣa cao .

- Vốn đầu tƣ phát triển cho lĩnh vực du lịch chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chƣa tạo đƣợc các khu du lịch quốc gia có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế . tại các thành phố và khu du lịch lớn còn thiếu buồng khách sạn chất lƣợng chƣa cao . chất lƣợng dịch vụ chƣa đáp ứng kịp với yêu cầu ngày càng

cao của khách, sản phẩm du lịch chƣa phong phú, chƣa tạo đƣợc sản phẩm đặc thù nổi trội, có sức cạnh tranh .

- Tình trạng lộn xộn trong kinh doanh tại các điểm du lịch, ngƣời bán hàng rong đeo bám khách du lịch vẫn chƣa đƣợc khắc phục triệt để, mặc dù đã đƣợc xử lý tốt ở một số địa phƣơng, nhƣng vẫn diễn ra do việc phân cấp quản lý chồng chéo và do công tác quản lý, vận động, nâng cao nhận thức đối với với cộng đồng, những ngƣời tham gia kinh doanh du lịch còn nhiều hạn chế ... làm ảnh hƣởng tiêu cực đến tâm lý khách du lịch .

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên đây xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau :

Một là, nhận thức của xã hội, của nhiều cơ quan nhà nƣớc về vị trí, vai trò của du lịch vẫn chƣa đƣợc đổi mới . Phần lớn vẫn còn tồn tại quan niệm du lịch là hoạt động vui chơi, giải trí của số ít ngƣời có tiền, chứ chƣa nhận thức đƣợc du lịch là loại hoạt động kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao . Vì vậy, sự quan tâm, đầu tƣ cho việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật du lịch còn chƣa đồng bộ và chƣa kịp thời với tình hình hiện nay .

Hai là, năng lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch của cán bộ, công chức làm công tác tham mƣu còn thấp, chậm đổi mới tƣ duy, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn ; chƣa thể chế hoá kịp thời quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển du lịch ; nhận thức của các chủ thể không thống nhất . Văn bản pháp luật đƣợc ban hành không phải bao giờ cũng rõ ràng và có một cách hiểu thống nhất . Công tác giải thích luật chƣa đƣợc quan tâm và thực hiện thƣờng kỳ, hiện tƣợng giải thích và áp dụng pháp luật còn tuỳ tiện . Các chủ thể cần dẫn chiếu luật thƣờng giải thích các quy định theo hƣớng có lợi cho mình .

Bên cạnh đó khi các quy định của pháp luật đã đƣợc xây dựng hoàn chỉnh, có cách hiểu thống nhất vẫn có trƣờng hợp cơ quan quản lý nhà nƣớc triển khai thực hiện chƣa nghiêm, còn buông lỏng quản lý . Đôi khi đã xuất những tiêu

cực trrong quá trìmh triển khai thực hiện, đó là hiện tƣợng cố tình bỏ qua những vi phạm pháp luật để kiếm lợi bất chính hoặc để khống chế các chủ thể có hành vi vi phạm . Văn bản đƣợc ban hành hợp lý, chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên rất sát sao nhƣng cấp dƣới cố tình không thực hiện nghiêm túc là những hạn chế còn tồn tại và nó ảnh hƣởng tới hoạt động du lịch phát triển lành mạnh .

Ba là, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ, mang tính khép kín, chƣa mở rộng dân chủ trong việc lấy ý kiến đóng góp của các đối tƣợng có liên quan trƣớc khi ban hành . Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, khuôn khổ pháp lý của nó giao thoa với nhiều ngành kinh tế khác . Vì thế, khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải có sự thống nhất giữa các bộ ngành, nhƣng trên thực tế, các bộ ngành khác khi ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến du lịch thƣơng không chú ý tới việc tham khảo ý kiến của ngành du lịch, đến khi thực hiện làm nảy sinh những bất hợp lý, sau đó lại sửa dẫn đến hiệu quả không cao .

Bốn là, trong thời gian qua, hoạt động kinh tế của đất nƣớc phát triẻn liên tục, các quan hệ xã hội thay đổi liên tục . trong khi đó công tác dự báo xu hƣớng vận động của du lịch chƣa đƣợc làm tốt, dẫn tới bị động trong khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật . Pháp luật không theo kịp quan hệ xã hội đang vận động và phát triển, nhất là trong ngành du lịch là một ngành kinh tế mới, năng động và cũng đang hoà nhập vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới . Du lịch luôn đòi hỏi các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch mới, song để triển khai một loại hình du lịch mới lại vƣớng nhiều quy định của các ngành liên quan .

Nƣớc ta đang tiến hành sự đổi mới trên mọi mặt, trong đó có cải cách bộ máy nhà nƣớc, đơn giản hoá thủ tục hành chính . Sự đổi mới này chƣa hoàn toàn nhận đƣợc nhận thức sâu sắc trong tƣ duy những ngƣời làm công tác quản

lý du lịch . hiệu quả quản lý, năng lực kiểm tra kiểm soát yếu kém dẫn tới xu hƣớng quy định gò bó hoặc quá chặt chẽ, hạn chế quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân . Quy định ở một số địa phƣơng đang trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm cơ chế quản lý, tình hình hoạt động và kinh doanh du lịch lộn xộn, có kiểm soát song lại sa vào sự cục bộ, áp đặt .

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)