Về ban hành pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 105)

2.3.1.1. Tính tất yếu khách quan của việc ban hành Luật Du lịch

Du lịch càng phát triển thì sự phân công lao động trong lĩnh vực này càng

rõ nét hơn, sẽ có sự phân công rạch ròi giữa vai trò của ngƣời điều hành tour, vai trò của đại lý, ngƣời thu xếp các dịch vụ tại điểm đến, nhà cung cấp các dịch vụ lƣu trú du lịch, công ty đƣa khách ra nƣớc ngoài và công ty đƣa khách vào trong nƣớc, tuy nhiên sự phân định rạch ròi này không loại trừ khả năng các nhà cung ứng không chỉ cung cấp một mà là một số hoặc toàn bộ các dịch vụ này cho khách du lịch . Do vây, luật Du lịch đóng một vai trò quan trong trong việc định hình của các chủ thể hoạt động trong ngành du lịch thông qua việc xác định đặc điẻm của các chủ thể này , chức năng, các điều kiện để tham gia vào hoạt động du lịch , nếu một chủ thể muốn thực hiện tất cả các chức năng trên thì sẽ phải đáp ứng toàn bộ các điều kiện. Ngoài ra, các hình thức pháp lý cho mối quan hệ giữa các chủ thể trong lĩnh vực du lịch cũng phải đƣợc chuẩn hoá về mặt pháp lý .

Thị hiếu của khách du lịch cũng rất khác nhau, nhƣng với tiềm năng của du lịch Việt Nam thì có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách theo các thị hiếu khác nhau. Có thể phân chia dòng khách du lịch đến Việt Nam trong những năm sắp tới theo hai nhóm cơ bản là nhóm đi du lịch theo những tour trọn gói và nhóm, sử dụng đầy đủ các dịch vụ du lịch và mục đích chính là nghỉ ngơi, thăm quan những điểm du lịch đã có tiếng tăm (du lịch theo kiểu cũ) và nhóm đi du lịch theo sở thích đặc biệt (du lịch theo kiểu mới ) . Dự báo, trong những năm tới một số điểm du lịch nhƣ Hội An, Sapa... sẽ tiếp tục hấp dẫn khách du lịch quốc

tế từ những thị trƣờng lâu đời, trong khi những điểm du lịch nhƣ Mũi Né, Phú Quốc sẽ hấp dẫn khách từ những thị trƣờng mới nổi . Điều này đòi hỏi không chỉ nâng cao năng lực chuyên môn của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch mà nhà nƣớc cần có định hƣớng việc khai thác tài nguyên một cách thích hợp, một mặt tăng cƣờng cơ sở vật chất cho ngành, thúc đẩy đầu tƣ để tạo ra sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, mặt khác phát triển những loại hình du lịch gần với thiên nhiên và đời sống tự nhiên của ngƣời dân địa phƣơng. Cho nên, Luật Du lịch có quy định vai trò của nhà nƣớc trong việc thúc đẩy và định hƣớng đầu tƣ , đồng thời có cơ chế khuyến khích phát triển các loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái.

Lao động trong lĩnh vực du lịch sẽ trở nên chuyên môn hoá hơn, thể hiện sự nâng cao kỹ năng hành nghề , ý thức tổ chức kỷ luật và khả năng giao tiếp với khách du lịch , xã hội cũng có sự đánh giá cao hơn đối với các nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Do vậy, Luật Du lịch cũng tạo điều kiện pháp lý cho các hình thức công nhận tay nghề hoặc cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực du lịch.

Vai trò của cộng đồng dân cƣ trong phát triển du lịch sẽ ngày càng tăng. Do đó, Luật Du lịch cũng đã dành sự quan tâm đến vai trò của cộng đồng dân cƣ trong phát triển du lịch và có cơ chế khuyến khích phát triển du lịch với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo.

Ý nghĩa của việc phát triển bền vững cần đƣợc nhìn nhận trong phát triển du lịch . Nội dung của luật đã cụ thể hoá nguyên tắc này và đặt ra yêu cầu tuân thủ nguyên tắc này trong các hoạt động du lịch .

Du lịch nƣớc ta lúc đó đang hƣớng tới sự hội nhập mạnh mẽ với du lịch thế giới, ở cấp độ nhà nƣớc sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các cam kết quốc tế có liên quan đến du lịch và tham gia ngày càng tích cực hơn các hoạt động chung của du lịch thế giới , các liên kết trong khu vực cũng sẽ ngày càng phổ

biến ( chƣơng trình du lịch xuyên Đông Dƣơng, chƣơng trình nối tour du lịch ) ; đối với các tổ chức và cá nhân , cùng với sự gia tăng của khách du lịch vào Việt nam, khách du lịch từ Việt Nam ra nƣớc ngoài cũng sẽ tăng và du lịch Việt Nam sẽ đƣợc đánh giá , nhìn nhận theo các chuẩn mực quốc tế; các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các hãng hàng không, các nhà điều hành tour , đại lý du lịch ở nƣớc ngoài . Nhƣ vậy , một trong những yêu cầu mà Luật Du lịch đạt đƣợc chính là sự phản ánh xu thế hội nhập - đó là điều tất yếu trong phát triển du lịch hiện nay.

Việc khai thac tài nguyên trong lĩnh vực du lịch đƣợc định hƣớng bởi nhu cầu của khách du lịch. Với sự gia tăng của loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, các doanh nghiệp sẽ chú ý tới khai thác các giá trị tài nguyên tự nhiên sơ khai và các giá trị văn hoá bản địa . Đây là loại hình tài nguyên dễ bị tổn thƣơng bởi các hoạt động du lịch , đòi hỏi nhà nƣớc phải có những biện pháp quản lý nhất định để bảo tồn, phát triển các giá trị tài nguyên theo yêu cầu phát triển bền vững.

Việc nâng cao hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng . Vấn đề giảm thiểu vai trò của nhà nƣớc can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp từ tiền kiểm sang hậu kiểm , công cụ quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh là quy định về các điều kiện kinh doanh, đó là tiền kiểm và hậu kiểm. Điều kiện kinh doanh theo chế độ tiền kiểm thực hiện qua việc cấp phép – mục tiêu của việc cấp phép là xác định năng lực chuyên môn của chủ thể kinh doanh . đặc biệt trong lĩnh vực du lịch khi sản phẩm du lịch là vô hình, để bảo vệ cho ngƣời tiêu dùng thì năng lực của chủ thể tham gia thị trƣơng là quan trọng . ở nhiều nƣớc , hệ thống cấp phép trong lĩnh vực du lịch là nhằm bảo vệ công chúng trƣớc các hành vi gian nận thƣơng mại và nhằm đảm bảo chất lƣợng dịch vụ đƣợc cung cấp phù hợp với chuẩn mực ngành nghề . Tuy nhiên , các Hiệp định

thƣơng mại cũng nhƣ việc gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO đòi hỏi mỗi thành viên phải thiết lập một hệ thống cấp phép minh bạch và không đƣợc phép sử dụng giấy phép nhƣ là một công cụ để kiểm soát hay hạn chế sự gia nhập thị trrƣờng.

Luật Doanh nghiệp đƣợc ban hành đã thể chế hoá một trong những quyền của công dân đó là “quyền tự do kinh doanh”. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh này , cơ chế hậu kiểm đƣợc đề cao . Khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực Chính phủ và Thủ tƣơng chính phủ đẫ ra quyết định bãi bỏ một số loại giấy phép kinh doanh ,trong đó có 4 loại giấy phép đã đƣợc bãi bỏ cho ngành du lịch đó là giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, giấy phép kinh doanh vận chuyển khách du lịch , giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở lƣu trú du lịch , kinh doanh khách sạn và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch . Điều này cho thấy quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch cũng đi theo xu hƣớng chung là chuyển từ tiền kiểm tra sang hậu kiểm . Do vậy, việc xác định các điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch trong Luật Du lịch là hết sức cần thiết để đảm bảo chất lƣợng của sản phẩm dịch vụ nhƣng không khôi phục đƣợc những giấy phép trƣớc đây đã bị bãi bỏ .

Xu hƣớng gia tăng sự tham gia của các hiệp hội nghề nghiệp vào quản lý nhà nƣớc . Một trong những nội dung cơ bản đối với quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch là quản lý chất lƣợng dịch vụ . Để quản lý chất lƣợng dịch vụ , bên cạnh việc đặt ra các điều kiện về cơ sở vật chất , trình độ quản lý , điều kiện về đội ngũ nhân lực ... đối với các nhà cung cấp dịch vụ , nhà nƣớc còn sử dụng hình thức cấp các chứng chỉ chất lƣợng (nhƣ xếp hạng sao đối với khách sạn , quản lý việc tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hƣớng dẫn viên du lịch ...) , đây là những hình thức mà các hiệp hội nghề nghiệp có thể thực hiện thay cho nhà nƣớc . Luật Du lịch có thể công nhận vai trò của các hiệp hội trong việc quản lý chất lƣợng dịch vụ và điều này cũng phù hợp với xu hƣớng xã

hội trong việc quản lý chất lƣợng dịch vụ và điều này cũng phù hợp với xu hƣớng xã hội hoá trong quản lý nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay .

Ngày 14/6/2005 Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Luật Du lịch. Đây là điểm mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện của pháp luật nƣớc ta trong lĩnh vực du lịch. Với việc ban hành Luật Du lịch và các văn bản có liên quan, pháp luật trong lĩnh vực du lịch đã đƣợc củng cố và có bƣớc phát triển mới về chất. Từng nội dung của hoạt động du lịch đã đƣợc pháp luật đề cập đến, điều chỉnh một cách tƣơng đối đồng bộ, từ xác định vị trí, mục tiêu quan điểm phát triển du lịch tới điều chỉnh những hoạt động du lịch cơ bản nhƣ : xúc tiến du lịch, kinh doanh du lịch, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ du lịch, nội dung quản lý nhà nƣớc về du lịch. Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật về du lịch đã đƣợc thực hiện đồng bộ hơn, tạo nên một hành lang pháp lý tƣơng đối đầy đủ cho hoạt động du lịch và quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch. Vấn đề này đƣợc thể hiện trên những mặt sau đây:

2.3.1.2. Những điểm quy định mới của Luật Du lịch so với Pháp lệnh Du lịch

Luật Du lịch đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Du lịch và đƣợc bổ sung nhiều nội dung mới.

- Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, trong Luật Du lịch quy định “Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích, ƣu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào một số lĩnh vực trong du lịch” làm rõ hơn các lĩnh vực Nhà nƣớc thực hiện và những lĩnh vực Nhà nƣớc hỗ trợ để phát triển du lịch, trong đó chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng bá quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch; cho phép thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch... Trên cơ sở những chính sách cơ bản này, Chính phủ sẽ ban hành một số

cơ chế, chính sách cụ thể, đặc thù, áp dụng trong một giai đoạn nhất định để tạo ra bƣớc đột phá trong phát triển du lịch.

- Trong Luật Du lịch có những nội dung mới góp phần nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Cụ thể, quy định chi tiết hơn việc xác định tài nguyên du lịch và vấn đề quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch nhằm bảo đảm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Nội dung quy hoạch du lịch đƣợc đƣa vào Luật để khẳng định sự phát triển du lịch phải theo quy hoạch, bảo đảm tính hiệu quả của đầu tƣ du lịch trong phạm vi toàn quốc và của mỗi địa phƣơng; ngăn ngừa tình trạng xây dựng lộn xộn, mất mỹ quan, ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái tại các khu du lịch, điểm du lịch. Việc xác định, phân loại, công nhận và tổ chức quản lý khu, điểm, tuyến, đô thị du lịch, những yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm du lịch, sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của Việt Nam.

- Vấn đề xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch, sử dụng du lịch nhƣ một công cụ hữu hiệu để xoá đói, giảm nghèo đƣợc quan tâm hơn thông qua các chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển du lịch, khuyến khích cộng đồng dân cƣ tham gia và đƣợc hƣởng lợi ích từ các hoạt động du lịch.

- Trong phần kinh doanh du lịch, để nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lƣợng các dịch vụ du lịch, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, Luật Du lịch bổ sung một số nội dung cho phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Cụ thể, bổ sung ngành nghề kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch nhằm khuyến khích việc đầu tƣ tôn tạo, xây mới khu du lịch, điểm du lịch thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng của khách du lịch; bổ sung quy định về đại lý lữ hành, hợp đồng lữ hành, phân biệt rõ trách nhiệm của doanh nghiệp giao đại lý và đại lý du lịch trong việc thực hiện các nội dung đã hợp đồng với khách du lịch; quy định các điều kiện đối với phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu, điểm và đô thị du lịch để đảm bảo chất lƣợng

dịch vụ du lịch; bổ sung các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch để khách yên tâm hơn khi đi du lịch.

2.3.1.3. ý nghĩa của việc ban hành Luật Du lịch đối với sự phát triển du lịch

ở nƣớc ta trong quá trình hội nhập

Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận đƣợc với Luật Du lịch của nhiều nƣớc trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài đầu tƣ, hợp tác kinh doanh với Việt Nam đồng thời thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hoá cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hoá các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nƣớc ta trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tƣ, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Trong Luật Du lịch cũng đã đặc biệt đề cao vai trò của các cấp chính

quyền địa phƣơng trong việc phối hợp với cơ quan nhà nƣớc về du lịch quản lý tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch

Công tác quản lý tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch gắn bó chặt chẽ với công tác quản lý địa bàn, lãnh thổ của UBND các cấp. Việc quản lý tài nguyên du lịch. môi trƣờng du lịch đƣợc thể hiện trong nội dung quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Luật Du lịch khẳng định tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu của nhà nƣớc, tổ chức cá nhân nhƣng đều phải đƣợc bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Tổ chức, cá nhân sở hữu tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nƣớc về du lịch có thẩm quyền trong việc sử

dụng và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác nhƣng bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Luật Du lịch cũng khẳng định các khu du lịch phải thành lập ban quản lý, trừ trƣờng hợp khu du lịch đƣợc giao cho một chủ đầu tƣ thì chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm quản lý khu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)