Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1990

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 52)

Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam ( họp tháng 12 năm 1986 ) đã đƣa ra chƣơng trình đổi mới toàn diện đất nƣớc, trong đó ngành du lịch đã đƣợc Đại hội đề cập đến. Phƣớng hƣớng phát triển du lịch do Đại hội VI đề ra là : “Nhanh chóng khai thác các điều kiện thuận lợi của đất nƣớc để mở rộng du lịch bằng vốn đầu tƣ trong nƣớc và hợp tác với nƣớc ngoài”.

Trƣớc yêu cầu đó, Hội đồng Bộ trƣởng đã có Nghị quyết số 63/HĐBT ngày 11/4/1987 về việc đẩy mạnh hoạt động du lịch và chấn chỉnh tổ chức quản lý công tác du lịch . Đây đƣợc coi là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng , đánh dấu bƣớc phát triển sang giai đoạn mới của hoạt động du lịch . Nghị quyết 63/HĐBT đã giao cho Tổng cục du lịch nhiệm vụ rất quan trọng là :

Tổng cục Du lịch có trách nhiệm soạn thảo chiến lƣợc dài hạn phát triển du lịch, trong đó cần xác định quan điểm mở rộng du lịch phải gắn chặt hiệu quả kinh tế với lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh của đất nƣớc . Trong những năm trƣớc mắt ( 1986- 1990 ) và 1991- 1995 ) , cần có kế hoạch, biện pháp khẩn

trƣơng triển khai đón nhận khách du lịch nƣớc ngoài từ các nƣớc xã hội chủ nghĩa, từ các nƣớc Đông, Đông nam và Nam á, các nƣớc Tây âu, Bắc Mỹ và ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài về thăm Tổ quốc [43].

Đồng thời, Nghị quyết cũng đã xác định phƣơng hƣớng chấn chỉnh quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch với nội dung : Nhanh chóng chấn chỉnh hệ thống quản lý du lịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và cơ sở theo hƣớng xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển hẳn sang hách toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nƣớc của Tổng cục du lịch với quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức kinh doanh du lịch, nhằm vừa đảm bảo sự quản lý thống nhất của Trung ƣơng về đƣờng lối chính sách vừa phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở . Cụ thể là :

* Về mặt quản lý nhà nƣớc : Củng cố Tổng cục du lịch để có thể thực hiện tốt hơn nữa vai trò của một cơ quan giúp Hội đồng Bộ trƣởng quản lý thống nhất hoạt động du lịch trong cả nƣớc .

* Về mặt quản lý kinh doanh :

- Hình thành 10 trung tâm du lịch đối ngoại là : Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà lạt, Vũng Tàu- Côn Đảo, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh . Tập trung đầu tƣ để mỗi trung tâm thực sự là một cụm điểm du lịch có sức hấp dẫn, thuận tiện và an toàn . ở mỗi trung tâm, thành lập một công ty để huy động nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động từ các thành phần kinh tế khác nhau, từ các ngành và các đoàn thể quần chúng.

- Thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam ( Vietnam Tourism) trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, bao gồm các công ty Du lịch ở mƣời trung tâm nói trên, Tổng Công ty Du lịch Việt Nam có nhiệm vụ thống nhất quản lý khách du lịch là ngƣời nƣớc ngoài hoặc ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, từ đầu vào đến đầu ra và tổ chức cho công dân Việt Nam đi du lịch nƣớc ngoài .

- Ở những địa phƣơng không phải là trung tâm du lịch, tuỳ điều kiện cụ thể mà có thể thành lập một tổ chức kinh doanh du lịch thích hợp .

- Các Công ty du lịch trực thuộc Tổng Công ty Du lịch ( đối ngoại ) Việt Nam, các tổ chức kinh doanh du lịch thuộc địa phƣong và trung tâm du lịch thanh niên , trung tâm du lịch Công đoàn có thẻ trực tiếp ký với nhau những hợp đồng đƣa đón khách du lịch . Từ đó hình thành mạng lƣới các tổ chức kinh doanh du lịch, đảm bảo đáp ứng yêu cầu du lịch của nhân dân trong nƣớc và của khách du lịch từ nƣớc ngoài vào .

- Tổng cục du lịch khẩn trƣơng nghiên cứu xây dƣng Điều lệ tổ chức và hoạt động của ngầnh trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ban hành trong quý II năm 1987.

- Gấp rút xây dựng chức danh tiêu chuẩn, có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ , công nhân viên, trƣớc mắt là cán bộ quản lý khách sạn, hƣớng dẫn, nghiên cứu thị trƣờng có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức và kiến thức về bảo vệ an ninh, thông thạo về kinh doanh du lịch và dịch vụ khác, có hiểu biết rộng về các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội và giỏi ngoại ngữ.

Để thực hiện chủ trƣơng này, cần thiết phải củng cố tổ chức quản lý nhà nƣớc về du lịch . Vì vậy, Hội đồng Bộ trƣởng đã ban hành Nghị định số 120/HĐBT ngày 15/8/1987 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục du lịch . Theo đó, Tổng cục Du lịch đƣợc xác định là “Cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trƣởng có chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác du lịch và chỉ đạo hệ thống kinh doanh du lịch ttrong cả nƣớc” [45, Điều 1] .

Đồng thời, Nghị định 120/HĐBT cũng đã giao cho Tổng cục Du lịch những nhiệm vụ quyền hạn nhƣ sau :

1. Xây dựng trình HĐBT xét và quyết định chiến lƣợc phát triển du lịch, các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất kinh doanh trong toàn ngành du lịch.

2. Xây dựng trình HĐBT ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, chế độ quy định về hoạt động du lịch .

3. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý kinh doanh du lịch .

4. Chỉ đạo và xây dụng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về du lịch theo đƣờng lối, chính sách của Đảng và những quy định của NHà nƣớc về quan hệ với nƣớc ngoài . Quản lý công tác tuyên truyền, quảng cáo và nghiên cứu thị trƣờng du lịch .

5. Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý biên chế, cán bộ, cơ sở vật chất, tài sản của ngành theo các chế độ nhà nƣớc quy định, thực hiện quy hoạch đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ trong ngành theo sự phân cấp của nhà nƣớc .

6. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức kinh doanh du lịch trong phạm vi cả nƣớc trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và tài chính của các đơn vị cơ sở( kể cả ngoại tệ ) bảo đảm hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, phân phối hợp lý lợi ích giữa trung ƣơng và địa phƣơng . CHỉ đạo và hƣớng dẫn các đơn vị trong ngành quy hoạch và thiết kế xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .

7. Hƣớng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện các chính sách, chế độ về hoạt động du lịch [45,Điều 2] .

Nhƣ vậy, nội dung của quản lý nhà nƣớc về du lịch đã từng bƣớc đƣợc xác định cụ thể hơn thông qua Nghị định 120/HĐBT .

Mặt khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh du lịch . Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng đã ban hành Quyết định số 234/CT ngày 09/12/1987 về quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị kinh doanh du lịch đƣợc

quyền chủ động sử dụng ngoại tệ còn lại sau khi đã kết hối cho quỹ ngoại tệ tập trung của nhà nƣớc, đựoc chủ động sử dụng phần lợ nhuận còn lại cho việc phát triển cơ sở vật chất và kinh doanh du lịch, cho việc nghiên cứu khoa học , quảng cáo...

Về kết quả kinh doanh của các doanh gnhiệp, dƣới tác động của cơ chế quản lý kinh tế mới đã thúc đẩy các hoạt động du lịch ở nƣớc ta phát triển nhanh chóng .

Theo thống kê của Tổng cục du lịch, cũng thời gian này trong cả nƣớc đã có thêm 1.800 buồng với 3.400 giƣờng khách sạn đƣợc đƣa vào sử dụng . Ngoài việc đầu tƣ xây dựng các cơ sở lƣu trú mới, nhiều ngành, nhiều địa phƣơng thực hioện việc cải tạo các nhà khách, nhà nghỉ, của các tổ chức công đoàn, nhà khách của các bộ, ngành( nhà khách Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Năng lƣợng...) tính đến ngày 31/12/1989 cả nƣớc đã có 4.995 phòng với 9.709 giƣờng khách sạn, nhà khách đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế.

Nét nổi bật của việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất năm 1989 là đầu tƣ chiều sâu có trọng điểm, nguồn vốn chủ yếu là tự có ( chiếm 60% tổng số vốn đầu tƣ ). Việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực phát triển du lịch đạt mức cao hơn các năm trƣớc . Riêng trong năm 1989 đã có 6 dự án đã đƣợc cấp phép, với tổng vốn đầu tƣ 57 triệu USD . Một số dự án đã bắt đầu thực hiện . Ngoài ra, còn tranh thủ đƣợc sự viện trợ của PNUD về dự án VIE 89/003 quy hoạch phát triển ngành với kinh phí là 38.000USD .

Việc đổi mới có quản lý nhà nƣớc đối với du lịch đã đem lại những kết quả nhất định qua việc hoạt động du lịch đã có những tăng trƣởng nhất định .

Vào những năm cuối của thời kỳ bao cấp ( 1981-1985), kết quả đạt đƣợc của ngành du lịch quá thấp so với tiềm năng du lịch nƣớc ta, trong những năm đó du lịch chỉ khai thác đƣợc 2.465.000 ngày khách, bình quân 500.000/ngày/năm.

Trong khi đó giai đoạn 1986-1989 đã đạt đƣợc những kết quả khả quan ( tham khảo bảng 2.1 ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1: Số lƣợng, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ( thời kỳ 1986-1989)

Đơn vị tính : lượt người khách

Nguồn xuất phát khách 1986 1987 1988 1989 Tỷ lệ phát triển (đv : 100%) Khách du lịch ở khối Comecon (1) (Nga, Đông Đức) (2) 6.300 (2) 6.600 16.0828 31.723 + 71,4% Khách du lịch phần còn lại thế giới (1) 4.581 7.581 17.865 40.966 + 109,6% Nguồn xuất phát khách 1986 1987 1988 1989 Tỷ lệ phát triển (đv : 100%) a. Tổng cộng khách du lịch

- Không là ngƣời Việt Nam 10.881 14.181 33.893 72.689 +88,3% - Khách du lịch là ngƣời Việt Nam

quốc tịch nƣớc ngoài 6.772 9.102 6.317 17.887 + 38,2% - Khách du lịch gốc Việt Nam sống ở nƣớc ngoài 36.700 50.080 70.180 96.950 + 38,2% b. Tổng cộng khách du lịch gốc Việt Nam (3) 43.472 (3) 59.102 (3) 76.497 (3) 114.844 + 38,2% Tổng cộng (a) + (b) 54.353 73.283 110.390 187.573 + 51,1%

Nguồn : tư liệu Bộ Nội vụ Việt Nam 1994 ( Phần dịch vụ )

Trƣớc tác động của chinh sách mở cửa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng tăng lên . Tuy nhiên nếu chúng ta so sánh với Thái Lan và Inđonexia thì thấy rằng, chúng ta vẫn chƣa phát huy hết tiềm năng du lịch dể thu hút khách du lịch quốc tế qua bảng so sánh dƣới đây :

Bảng 2.2 : So sánh khách du lịch quốc tế vào Việt Nam với hai nƣớc trong vùng Đông Nam Á

Đơn vị số lượng: 1.000 người; Tỷ trọng: 100%

Tổng số khách đến Đông Nam á 1986 1987 1988 1989 10.944 12.578 4.534 16.669 Việt Nam Số lƣợng 54,30 73,3 110,4 187,6 Tỷ trọng 0,49 0,58 0,76 1,12 Thái Lan Số lƣợng 2,818 3,483 4,231 4,809 Tỷ trọng 25,75 27,69 29,11 28,85 Inđônê xia Số lƣợng 825 1,060 1,301 1,626 Tỷ trọng 7,54 8,43 8,95 9,75

( Nguồn: dự án VE/89/003, 1992 trang 31)

Từ bảng so sánh du khách quốc tế đến Việt Nam từ 1986-1989 với hai nƣớc Thái Lan và Inđônêxia cho thấy vị trí Việt Nam trong du lịch của khu vực còn rất thấp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 52)