các qaun hệ kinh tế - xã hội luôn vận động và phát triển.
Thứ ba, pháp luật đảm bảo cho sự mở cửa của hoạt động du lịch, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập . Trong điều kiện hiện nay, khi các quốc gia trên thế giới đều có xu hƣớng xích lại gần nhau, khi sự cạnh tranh và hội nhập quốc tế đã trở thành vấn đề toàn cầu thì một hệ thống pháp luật phù hợp với các quy tắc, thông lệ quốc tế, hội nhập đƣợc với pháp luật khu vực sẽ tạo những tiền đề pháp lý rất lớn cho sự mở cửa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch, làm cho sự hội nhập quốc tế đó có hiệu quả và an toàn . ở đây, pháp luật không còn đóng kín trong phạm vi một quốc gia nữa mà phải chứa đựng sự thông thoáng để tăng cƣờng mối liên kết giữa các hệ thống pháp luật với nhau nhằm nâng cao tính iệu quả của tiến trình hội nhập và hợp tác quốc về du lịch.
Thứ tư, pháp luật là công cụ bảo vệ các hoạt động du lịch, đồng thời là công cụ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch . Có thể nói, pháp luật ngoài ý nghĩa là công cụ để nhà nƣớc thực hiện quản lý còn là lá bùa hộ mệnh giúp các chủ thể tham gia hoạt động du lịch bảo vệ sự tồn tại hợp pháp và quyền lợi hợp pháp của mình trong hoạt động du lịch.
Nhƣ vậy, với những tác động tích cực nhƣ đã phân tích ở trên, pháp luật vừa đóng vai trò mở lối, dẫn dắt hoạt động du lịch, đồng thời là lá chắn bảo vệ cho hoạt động du lịch khỏi sự xâm hại.
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật pháp luật
1.2.2.1. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật
Quản lý hoạt động du lịch là một trong những chức năng cơ bản của nhà nƣớc . Theo đó, nhà nƣớc sử dụng tất cả các biện pháp có thể có để can thiệp vào hoạt động du lịch nhằm tạo ra môi trƣờng du lịch lành mạnh, phân bổ nguồn lực một cách tối ƣu và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội một cách
hài hoà, phù hợp với giá trị truyền thống và văn hoá của đất nƣớc, trong đó pháp luật nổi lên với tƣ cách là công cụ có uy lực nhất để đảm bảo vai trò quản lý của nhà nƣớc .
Với tính chất là một ngành kinh tế - xã hội mang lại những hiệu quả tổng hợp, cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, du lịch muốn phát triển bền vững thì không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của nhà nƣớc . Vai trò quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật đƣợc thể hiện ở những mặt sau : Thứ nhất, nếu không có sự quản lý của nhà nƣớc bằng pháp luật thì các hoạt động du lịch sẽ vận hành theo hai hƣớng vừa tích cực vừa tiêu cực . Đó là quy luật vận động của nền kinh tế nói chung . Vai trò quản lý của nhà nƣớc thể hiện ở chỗ : nhà nƣớc sẽ nắm bắt đƣợc những quy luật vận động khách quan của nền kinh tế, định hƣớng cho các hoạt động du lịch phát triển theo hƣớng tích cực, hạn chế tiêu cực để nhanh chóng đạt đƣợc những mục tiêu mà ngành du lịch đã đề ra . Bằng pháp luật, nhà nƣớc sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch .
Thứ hai, trong quá trình tham gia hoạt động du lịch, các tổ chức và cá nhân không thể giải quyết những vấn đề vƣợt quá khả năng của mình nhƣ các vấn đề về môi trƣơng, an ninh trật tự và an toàn cho du khách cũng nhƣ các vấn đề về hợp tác quốc tế và các vấn đề về thủ tục hành chính trong du lịch . Do đó cần phải có sự quản lý bằng pháp luật của nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển .
Thứ ba, du lịch là ngành có định hƣớng tài nguyên, vì thế trong quá trình hoạt động, tổ chức và doanh nghiệp du lịch thƣờng chỉ quan tâm đến lợi nhuận riêng của mình mà không quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch . Do đó, nhà nƣớc sẽ phải tham gia vào việc phân phối và sử dụng tài nguyên bằng việc ban hành các quy định về việc duy trì và bảo vệ tài nguyên du lịch.
Thứ tư, sự quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật thực chất cũng là để nhà nƣớc bảo vệ lợi ích của chính mình. Bởi vì bất cứ một hoạt động kinh tế - xã hội nào cũng có một phần tài sản của nhà nƣớc. Đó là các tổ chức, các doanh nghiệp của nhà nƣớc, các cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà nƣớc đầu tƣ cho hoạt động du lịch.
Thứ năm, du lịch là một ngành kinh tế - xã hội liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác . Để du lịch phát triển tốt, nhà nƣớc cần ban hành những quy định pháp luật nhằm điều hoà lợi ích giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực có liên quan.
Nhƣ vậy, vai trò quản lý của nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch không nằm ngoài mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhanh và bền vững.
1.2.2.2. Ý nghĩa của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật
Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch phát triển . Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ : “ Quản lý đất nƣớc bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý . Pháp luật là thể chế hoá đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải đƣợc thực hiện thống nhất trong cả nƣớc . Tuân theo pháp luật là chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng ”[11,tr.12]. Các hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trƣờng rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Nhu cầu về tự do đi lại, tự do kinh doanh là nhu cầu tự nhiên của con ngƣời . Tuy nhiên, tự do ở mọi lĩnh vực đều phải trong một giới hạn nhất định, giới hạn đó là pháp luật . Pháp luật là phƣơng tiện chứa đựng sự kết hợp giữa tự do và kỷ cƣơng, giữa thuyết phục và cƣỡng chế, giữa tập trung và dân chủ . Pháp luật tạo ra sự ổn định để phát triển hoạt động du lịch, kiểm soát hoạt động kinh doanh du lịch, đồng thời ngăn chạn các hành vi xâm phạm tới quyền tự do của công dân khi tham gia hoạt động du lịch .
Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luạt đối với hoạt động du lịch là bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá và tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Đảng và Nhà nƣớc ta coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định :
Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, phấn đấu sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực . Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước.
Đây là một trong những quan điểm mới của Đảng ta về phát triển du lịch . Điều này đòi hỏi nhà nƣớc phải có cái nhìn tổng quát về du lịch Việt Nam, từ đó xác định những cơ hội và thách thức cũng nhƣ những việc làm cần thiết để đƣa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc.
Tóm lại, quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh . Với thuộc tính này, hoạt động du lịch chịu sự tác động đồng thời của hệ thống các công cụ quản lý kinh tế ( trong đó có pháp luật ) và hệ thống các quy luật kinh tế . Ở đây, pháp luật vừa mở đƣờng cho sự phát triển kinh doanh du lịch, đồng thời ngăn chặn những tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra; pháp luật phải định hƣớng cho hoạt động du lịch phát triển, ngăn chặn các tác hại từ mặt trái của kinh tế thị trƣờng làm ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch, đến định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế .
Việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh các hoạt động du lịch là điều chỉnh hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế . Điều đó đòi hỏi pháp luật phải đƣợc thể chế hoá phù hợp, đảm bảo cho du lịch hoạt động đúng quy luật, phát triển theo trật tự của pháp luật .
Trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật mang những ý nghĩa sâu sắc sau đây :
- Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật nhằm đảm bảo định hƣớng xã hội chủ nghĩa và giá trị của du lịch trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật nhằm tạo môi trƣờng tự do, ổn định, bình đẳng cho các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. - Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả chính trị - kinh tế - xã hội, chống thƣơng mại hoá và lập lại trật tự kỷ cƣơng trong hoạt động du lịch.
- Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của những ngƣời tham gia hoạt động du lịch.
- Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật nhằm nâng cao vị thế của du lịch Việt Nam đối với khu vực và quốc tế sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO .