Về tổ chức thực hiện, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 123)

Trên cơ sở các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động du lịch, công tác tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế quản lý nhà nƣớc về du lịch đã đƣợc tăng cƣờng, thể hiện ở những điểm sau :

* Về củng cố bộ máy quản lý nhà nước : Cùng với nghị quyết số 01/2007/QH12 của Quốc Hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ ( trong đó có Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ), Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch . Đồng thời với việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, chức năng ,nhiệm vụ của cơ quan Bộ quản lý về du lịch, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng cũng đã đƣợc sắp xếp, tổ chức, kiện toàn lại cơ cấu bộ máy cho phù hợp, tạo sự thống nhất từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng .

* Về công tác phổ biến giáo dục pháp luật : Trong thời gian qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực du lịch đã đƣợc chú trọng . Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã giao cho Tổng cục Du lịch biên soạn và cung cấp nhiều tài liệu phổ biến pháp luật tới các đối tƣợng hoạt động du lịch ; Đồng thời với việc biên soạn tài liệu, nhiều đợt tập huấn về văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức trong toàn ngành đã đƣợc thực hiện . Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã đƣợc các cáp lãnh đạo chỉ đạo thực hiện, nhƣng chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, đều đặn, chủ yếu tập trung vào đối tƣợng là cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc mà chƣa chú ý tới việc tuyên truyền,

giáo dục pháp luật cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế , khách du lịch và đặc bệt là dân cƣ địa phƣơng nơi diễn ra hoạt động du lịch . Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhiều khi còn mang tính hình thức, phong trào, ý thức pháp luật của các đối tƣợng hoạt động du lịch chƣa đƣợc nâng cao .

* Về việc chấp hành các quy định của pháp luật : Về tổng thể các doanh nghiệp du lịch có ý thức cháp hành pháp luật tốt . Họ không còn chấp hành pháp luật một cách thụ động mà đã chủ động tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ . tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp du lịch lợi dụng sự chƣa đầy đủ, đồng bộ của hệ thống pháp luật về du lịch để trục lợi cá nhân, gây ảnh hƣởng rất nghiêm trọng cho sự phát triển của ngành du lịch Việt nam. Cụ thể là :

+ Không có giấy phép nhƣng vẫn kinh doanh lữ hành quốc tế.

+ một số doanh nghiệp du lịch yếu kém không có khả năng kinh doanh để cho tổ chức hoặc cá nhân nƣớc ngoài núp bóng kinh doanh trái phép gây ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp du lịch .

+ Các văn bản quy phạm pháp luật về lữ hành và hƣớng dẫn viên đã đƣợc quy định tƣơng đối rõ ràng, xong trên thực tế hiện tƣợng các doanh nghiệp lữ hành sử dụng hƣớng dẫn viên không có thẻ để hƣớng dẫn cho khách du lịch quốc tế vẫn còn phổ biến.

+ Do hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực du lịch chƣa hoàn thiện, công tác quản lý còn lỏng lẻo, nhiều doanh nghiệp du lịch đã thực hiện hành vi trốn thuế, hak giá dịch vụ, nói xấu làm giảm uy tín của các doanh nghiệp du lịch khác tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh .

Tại nhiều khu vực, những quy định pháp luật trong lĩnh vực du lịch không đƣợc công dân chấp hành nghiêm chỉnh . Nguyên nhân đẫn đến tình trạng trên là do công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực du lịch chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ , nghiêm túc và thƣờng xuyên . Đa số ngƣời dân không quan tâm

tìm hiểu các văn bản pháp luật mà chủ yếu nắm thông tin thông qua báo chí, các phƣơng tiện thông tin đại chúng . Vì vậy , một bộ phận trong số họ không có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật về quản lý khu, điểm du lịch, không tuân thủ những quy định về bảo vệ cảnh quan, vệ sinh môi trƣờng làm cho nhiều khu, điểm du lịch đang bị xuống cấp nghiêm trọng, giảm sự hấp dẫn đối với khách du lịch .

Bên cạnh đó, tình trạng ép mua, ép giá đối với khách du lịch diến ra phổ biến đối với hoạt động du lịch trên cả nƣớc . Hiện tƣợng chèo kéo, ăm xin, bói toán, cò mồi còn tồn tại ở hầu hết các địa phƣơng có sản phẩm du lịch . Đối tƣợng vi phạm là những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn , ý thức pháp luạt kém lợi dụng khách du lịch đẻ lừa gạt kiếm lời . Còn một số thì cố tình vi phạm .

Tình hình an ninh tại các khu, điểm du lịch chƣa đƣợc đảm bảo, nạn trộm cắp, cƣớp giật đồ đạc, hành lý của khách du lịch ngày càng gia tăng gây ảnh hƣởng xấu đến hình ảnh du lịch Việt Nam .

* Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch :

Để có cơ sở pháp lý cụ thể cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, Chính phủ đã ban hành nghị định 47/2001/NĐ-CP ngày 10/8/2001 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của thanh tra du lịch . Theo NĐ 47/2001/NĐ-CP thì thanh tra du lịch đƣợc xác định “ là tổ chức Thanh tra nhà nƣớc chuyên ngành du lịch, có chức năng thanh tra trên các lĩnh vực hoạt động du lịch, bao gồm quản lý nhà nƣớc về du lịch, kinh doanh du lịch, bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên và tài sản quốc gia trong du lịch xúc tiến, hợp tác quốc tế về du lịch ; khách du lịch và các hoạt động du lịch khác” .

Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch cũng đã có cơ sở pháp lý, đó là Nghị định số 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ( trƣớc đây là theo Nghị định số 50/2002/NĐ-CP ngày 25/4/2002 của Chính phủ ). Nghị

định 149 đã có quy định cụ thể “ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và nghị định này phải bị xử phạt hành chính”[ Điều 1,K2] .

Theo Nghị định 149/2007/NĐ-CP thì hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch bao gồm :

- Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, hƣớng dẫn du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch ;

- Vi phạm quy định về kinh doanh lƣu trú du lịch; - Vi phạm quy định về xúc tiến du lịch;

- Vi phạm các quy định về hoạt động du lịch khác .

Về đối tƣợng áp dụng, Nghị định quy định : Cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức ngƣời nƣớc ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên lãnh thổ Việt Nam .

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này ( tháng 9/2007 ) vẫn chƣa có các văn bản hƣớng dẫn thi hành Nghị định nói trên .

Thực tế cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức . Các hành vi trốn thuế, bán tƣ cách pháp nhân, bắt chẹt khách, sử dụng hƣớng dẫn viên không có thẻ... vẫn thƣờng xuyên diễn ra nhƣng ít bị xử lý . Điều này cho thấy nguyên nhân chủ yếu là đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra vừa thiếu lại vừa yếu về năng lực chuyên môn .

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở phân tích thực trạng quan rlý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật trên ba phƣơng diện : ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, tác giả rút ra một số kết luận sau ; 1.Cùng với sự phát triển và từng bƣớc hoàn thiện của Nhà nƣớc và Pháp luật Việt Nam, pháp luật trong lĩnh vực du lịch cũng đã có một quá trình hình thành và phát triển tƣơng đối đồng bộ, từng bƣớc thể chế hoá quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển du lịch, điều chỉnh trực tiếp các hoạt động du lịch chủ yếu .

2. Hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với với lĩnh vực du lịch bằng pháp luật ở nhà nƣớc ta trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế so với với yêu cầu thực tế, biểu hiện cụ thể nhƣ sau :

- Việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật quản lý hoạt động du lịch chƣa nhằm tạo ra đƣợc một khung pháp lý an toàn cho hoạt động du lịch và bản thân hệ thống pháp luật hiện hành cũng chƣa có khả năng đi sâu vào đời sống kinh tế- xã hội, do đó hiện tƣợng xem thƣờng pháp luật và chấp hành pháp luật không nghiêm còn xảy ra thƣờng xuyên .

- Sự can thiệp của nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật đôi khi không phù hợp đã làm cho hoạt động du lịch vận động không đúng thực chất . Bởi pháp luật trong lĩnh vực du lịch còn thể hiện nhiều điểm bất cập so với thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả chƣa cao .

- Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật đôi khi chƣa nhịp nhàng dẫn đến tình trạng có nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc, nhƣng nhà nƣớc vẫn không quản lý một cách có hiệu quả đối với hoạt động du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế .

- Các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức trong lĩnh vực du lịch nói riêng còn manh mún và thiếu đồng bộ . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nói cách khác, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả quản lý chƣa cao . Nhà nƣớc thì chƣa đủ thực lực để quản lý; pháp luật cũng chƣa thực sự trở thành hành lang an toàn cho cả chủ thể quản lý lẫn đối tƣợng quản lý . Hạn chế này có nhiều nguyên nhân, nhƣng nguyên nhân chủ yếu là do năng lực quản lý nhà nƣớc còn thấp . Vì vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch, để tạo một hành lang pháp lý thông thoáng, an toàn cho hoạt động du lịch, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển đúng hƣớng, tƣơng xứng với vị trí, vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội .

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU

LỊCH BẰNG PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP HIỆN NAY

3.1. Phương hướng phát triển du lịch ở nước ta trong giai đoạn hội nhập hiện nay

3.1.1.Sự cần thiết khách quan của việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với du lịch Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi nội sinh, bức thiết của đất nƣớc ta, đây là một công việc hết sức mới mẻ, khó khăn và không ít thách thức . xây dựng một chiến lƣợc hội nhập với những kế hoạch cụ thể với một hệ thống tổ chức chặt chẽ và hệ thống chính sách thông thoáng cởi mở, một đội ngũ cán bộ giỏi, thạo việc là những điều kiện cần phải có để chúng ta đủ sức hội nhập . Hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế là một xu hƣớng tất yếu để phát triển du lịch trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trƣờng . Đặc biệt đối với du lịch là một ngành kinh tế đối ngoại thì hoạt động du lịch thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi khách quan .

Năm 2006 đánh dấu một cột mốc cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của việt nam với việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO. Đây là bƣớc đi dũng cảm nhất mà Việt Nam đã đạt đƣợc để tiến tới hội nhập nền kinh tế toàn cầu . trải qua 11 năm và 14 vòng đàm phán đa phƣơng với các cuộc đàm phán quốc tế nảy lửa, ngày 11/1/2007 Việt Nam đã chính thức nhận tấm thẻ thành viên WTO . Cũng từ thời điểm đó, các cam kết gia nhập của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực, trong đó có các cam kết về dịch vụ du lịch. Cơ sở để đƣa ra cam kết là căn cứ vào pháp luật của Việt Nam, thực tiễn của ngành du lịch, cam kết trƣớc đó của Việt Nam, cam kết trong Hiệp định Thƣơng mại Việt - Mỹ . Khác với các quốc gia đang phát triển khác đã trở thành thành viên WTO trong những năm gần đây, Việt Nam sẽ phải tuân thủ phần lớn các cam kết của mình khi gia

nhập và trong lĩnh vực dịch vụ du lịch cũng không nằm ngoài quy định này. Một trong những điều kiện quan trọng để giúp Việt Nam thực hiện tốt các cam kết về dịch vụ du lịch phải kể đến đó là Luật Du lịch và một số các văn bản quy phạm khác có liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động du lịch, đó là hành lang pháp lý quan trọng để giúp các chủ thể tham gia trong hoạt động du lịch đƣợc tốt hơn .

Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phƣơng tiện gìn giữ hoà bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch hiện đƣợc coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút đƣợc nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại.

Theo kết quả nghiên cứu của Tourism Satellite Accounting (TSA) thì ngành công nghiệp không khói toàn thế giới đã tăng trƣởng > 6% trong năm 2006, đạt tổng doanh thu trên 6,5 nghìn tỷ đô la Mỹ. Với đà tăng tốc nhƣ hiện nay thì doanh thu của du lịch toàn thế giới trong năm 2007 sẽ là 7 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng 4,8% tạo ra 2,5 triệu việc làm mới, nâng tổng số công nhân viên thuộc chuyên ngành này lên 76,7 triệu ngƣời, chiếm 2,8% tổng số việc làm trên thế giới. Riêng doanh thu từ chi tiêu của du khách sẽ tăng lên đến gần 900 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,5%. Nếu tính cả hiệu quả gián tiếp mà sự tăng trƣởng công nghiệp du lịch mang đến thì thế giới sẽ có 234,3 triệu ngƣời sống nhờ du lịch và lữ hành, bằng 8,7% tổng số việc làm của thế giới. Theo dự báo của TSA thì trong thời gian 10 năm tới (2007 - 2016), tốc độ tăng trƣởng du lịch thế giới sẽ là 4,2% mỗi năm.

Đối với Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, du lịch nƣớc ta đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Khách quốc tế tăng với tốc độ bình quân là 20% mỗi năm , từ 250 nghìn lƣợt năm 1990 lên 3,8 triệu lƣợt khách vào năm 2006. Khách nội địa tăng 16 lần so với năm 2000, từ một triệu lƣợt năm 2000 lên hơn 16 triệu năm 2006. Thu nhập từ du lịch tăng trung bình năm đạt 2,4%. Số lƣợng buồng phòng

đã tăng gấp ba lần, số lao động trong ngành và thu nhập cũng tăng gấp đôi. Hiệu quả kinh tế – xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân.

Để du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch cũng cần phải chủ động hội nhập, củng cố và mở

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 123)