Giai doạn từ năm 1993 đến 1999

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 62)

Cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế nói chung, hoạt động du lịch cũng ngày càng phát triển, đòi hỏi quản lý nhà nƣớc về du lịch bằng pháp luật phải có những bƣớc tiếp tục đổi mới . Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 45/ CP ngày 22/6/1993 về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch .

Vị trí, tầm quan trọng của ngành du lịch đã đƣợc Chính phủ xác định :

“Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lƣu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nƣớc và giữa nƣớc ta với nƣớc ngoài, tạo điều kiện tăng cƣờng tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” [ 42 ] . Một trong những giải pháp lớn để phát triển du lịch là phải đổi mới quản lý nhà nƣớc về du lịch . Nhƣ vậy, cho đến thời điểm này ( 1993 ) lần đầu tiên, quản lý nhà nƣớc về du lịch có hẳn một chủ trƣơng đổi mới lớn bao gồm :

1. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên phạm vi cả nƣớc và từng vùng vùng lãnh thổ :

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách về du lịch để đảm bảo quản lý nhà nƣớc chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nƣớc .

- Nhanh chóng kiện toàn Tổng cục Du lịch ; xúc tiến thành lập các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố là trung tâm du lịch ; quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn cán bộ của ngành du lịch .

- Sắp xếp lại hệ thống kinh doanh du lịch theo hƣớng chuyên môn hoá nghề nghiệp du lịch và khách sạn để nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch . - Thực hiện đấu thầu hoặc cổ phần hoá một số khách sạn, nhà khách, nhà

nghỉ .... nhằm khuyến khích và huy động vốn của các thành phần kinh tế trong nƣớc tham gia hoạt động du lịch .

2. Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nƣớc và quy định ba vùng du lịch trọng điểm . Tổng cục Du lịch cùng Uỷ ban kế hoạch Nhà nƣớc, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tiến hành ngay việc lập quy hoạch phát

triển du lịch trong cả nƣớc và từng vùng, trƣớc tiên là vùng Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tầu, vùng Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng và vùng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh ; lập kế hoạch đầu tƣ cải tạo nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở hạ tầng và khách sạn trong cả nƣớc và từng địa phƣơng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trƣớc mắt và lâu dài .

3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học phát triển du lịch .

Tổng cục Du lịch cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học, Côpng nghệ và Môi trƣờng phối hợp xây dựng đề án về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học cho ngành du lịch theo hƣớng sau đây :

- Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và chức danh tiêu chuẩn công chức, viên chức để tiến hành soát xét, xác định số cán bộ, nhân viên cần đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc, cán bộ quản lý kinh doanh về nghiệp vụ, kỹ thuật, ngoại ngữ bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm sớm ứng dụng đƣợc kiến thức khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý hiện đại vào ngành du lịch

- Nhanh chóng củng cố, sắp xếp kiện toàn lại các trƣờng du lịch, đào tạo đội ngũ giáo viên giỏi lý thuyết và thực hành, nghiên cứu hoàn chỉnh nội dung chƣơng trình, từng bƣớc xây dựng mô hình đào tạo “trƣờng – khách sạn” để gắn quá trình đào tạo với thực hành, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của đất nƣớc trwocs mắt và lâu dài.

- Tranh thủ sự giúp đỡ tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nƣớc để xây dựng các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp ngành và chọn cử cán bộ, nhân viên học sinh đi đào tạo, bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài.

Nghị quyết cũng nêu những biện pháp lớn nhƣ: phát triển nhanh cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển du lịch: cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng, tuyên truyền, quảng cáo du lịch.

Nhằm triển khai thực hiện nghị quyết 45/CP, Chính phủ đã tiếp tục ban hành nghị định số 09/CP ngày 05/2/1994 về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch. Nghị định số 09/CP đã phân loại doanh nghiệp du lịch thành bốn nhóm nhƣ sau:

- Lữ hành: Làm nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nƣớc, nƣớc ngoài để xây dựng và thực hiện các chƣơng trình du lịch đã bán cho khách du lịch.

- Khách sạn: làm nhiệm vụ tổ chức việc đón tiếp, phục vụ việc lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch.

- Vận chuyển khách: làm dịch vụ klhác nhƣ tổ chức vui chơi, tuyên truyền quảng cáo du lịch, tƣ vấn đầu tƣ du lịch.

Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch đƣợc lựa chọn một trong các loại hình nói trên để làm loại hình doanh nghiệp của chính mình; các ngành nghề kinh doanh phụ thêm phải đƣợc phép của cơ quan có thẩm quyền.

Cũng theo nghị định 09/CP thì kinh doanh du lịch có sự phân biệt giữa kinh doanh du lịch quốc tế và kinh doanh du lịch nội địa. Theo đó, Tổng cục Du lịch cấp, quản lý và thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo sự uỷ quyền của Thủ tƣớng Chính phủ tại Luật Công ty 1990; xét, quyết định phân hạng khách sạn quốc tế. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng cấp, quản lý và thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh khách sạn và các dịch vụ trong nƣớc.

Sau khi đƣợc thành lập lại, Tổng cục Du lịch Việt Nam dƣới sự chỉ đạo của Chính phủ đã bắt tay vào việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể . Đến tháng 8 năm 1994, bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995- 2010 đã đƣợc Tổng cục Du lịch hoàn tất và đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 307-TTg ngày 24/5/1995.

Theo đó, việc phát triển du lịch bao gồm:

Một là, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực du lịch .

Để phát triển nguồn nhân lực du lịch, cần tổ chức đào tạo lại và đào tạo mới ngày càng tốt hơn cán bộ công nhân viên của ngành du lịch dƣới hình thức tại chỗ, chính quy ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài của ngành du lịch . Chú trọng giáo dục du lịch toàn dân .

Hai là, chiến lƣợc sản phẩm .

Đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch phù hợp với thị trƣờng du lịch . Đối với từng vùng du lịch phải tạo ra đƣợc sản phẩm du lịch đặc thù và phải kết hợp với nƣớc ngoài, nhất là các nƣớc trong khu vực và các nƣớc có chung biên giới để tổ chức tour du lịch, tạo thêm khả năng tiêu thụ sản phẩm du lịch việt Nam, bằng việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc dáo, đặc trƣng giàu bản sắc dân tộc, đặc biệt là các sản phẩm du lịch mang truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán của Việt Nam ... để tạo ra thế cạnh tranh, thu hút khách, chiếm lĩnh, mở rộng thị trƣờng . Bên cạnh đó cũng cần tạo ra các sản phẩm chuyên đề nhƣ : Du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch hang động, du lịch chơi golf, câu cá, sông nƣớc, du lịch làng ghề, sinh vật cảnh, lễ hội, du lịch văn hoá truyền thống dân tộc, du lịch hội nghị, festival...

Ba là, chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng dịch vụ trên cả ba góc độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi của hàng hoá dịch vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ tiếp đón khách .

Bốn là, chiến lƣợc về giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trƣờng ( cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn ).

Tiến hành phân vùng chức năng trên địa bàn du lịch lớn, xác định khu vực cần đƣợc bảo vệ nguyên vẹn, khu vực quy hoạch dự trữ đất đai, các khu cần phục hồi . Xây dựng quy chế xếp hạng và khai thác bảo vệ thắng cảnh tài nguyên du lịch . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm là, chiến lƣợc về đầu tƣ du lịch .

Khuyến khích cả đầu tƣ nƣớc ngoài, đầu tƣ trong nƣớc( cả khu vực nhà nƣớc lẫn tƣ nhân ), tham gia đầu tƣ xây dựng phát triển du lịch theo quy hoạch và có dự án đầu tƣ cụ thể . Bằng nhiều hình thức huy động vốn để góp phía Việt Nam trong các liên doanh . Phấn đấu đến năm 2000 có khoảng 10-15 dự án khu du lịch đầu tƣ xây dựng và đƣa vào hoạt động .

Sáu là, chiến lƣợc về thị trƣờng .

Nghiên cứu phân tích, đánh giá các thị trƣờng hiẹn tại và thị trƣờng tiềm năng . Xây dựng vhiến lƣợc và kế hoạch phát triển, mở rộng thị trƣờng du lịch của Việt Nam để sớm hoà nhập vào thị trƣờng du lịch của khu vực và thế giới . Trong giai đoạn đầu nên tập trung vào các nƣớc Đông Nam Á - Thái Bình Dƣơng, tiếp đó là thị trƣờng Tây Âu và Bắc Mỹ .

Đồng thời bản chiến lƣợc cũng xác định một trong những giải pháp để tổ chức thực hiện đó là :

“ Kiện toàn tổ chức hệ thống quản lý du lịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cả hệ thống quản lý nhà nƣớc và các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ; xây dựng các cơ sở chính trị, các đoàn thể quần chúng vững mạnh trong sạch; đồng thời nghiên cứu điều chỉnh bổ sung hoàn thiện dần hệ thống cơ chế chính sách và quy định về du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển để đảm bảo hiệu lực quản lý về du lịch tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho kinh doanh phát triển du lịch ;

tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và các địa phƣơng chỉ đạo quản lý và phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển cả nƣớc và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng, mỗi địa phƣơng, sớm đƣa du lịch nƣớc ta trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới đất nƣớc và theo kịp du lịch các nƣớc phát triển trong vùng và thế giới ”[45, Điều 2] .

Nhƣ vậy, đến năm 1995 chúng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch, đồng thời vai trò quản lý nhà nƣớc về du lịch cũng đƣợc khẳng định, coi nhƣ là một trong những giải pháp quan trọng, có tính quyết định trong việc phát triển du lịch đúng hƣớng .

Bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch một lần nữa lại có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình mới . Nghị định 53/ CP ngày 7/8/1995 của Chính phủ về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch đƣợc ban hành thay thế cho Nghị định 20/CP ngày 27/12/1992 . Ngoài việc quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch, Nghị định 53/CP của Chính phủ đã không quy định các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch nhƣ ở Nghị định 20/CP . Chức năng quản lý sản xuất kinh doanh đã đƣợc tách ra khỏi chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch . Tổng cục Du lịch chỉ tiến hành hoạt động quản lý nhà nƣớc ở tầm vĩ mô còn bản thân các doanh nghiệp có sự hạch toán độc lập, cạnh tranh trong sản xuất vầ kinh doanh theo những quy luật của kinh tế thị trƣờng .

Trong những năm này, mặc dù du lịch đƣợc xác định là một ngành kinh tế quan trọng( cả trong Nghị quyết của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc ), song trên thực tế, tƣ duy của đa số vẫn coi du lịch là thoả mãn nhu cầu giải trí của một bộ phận số ít những ngƣời nhiều tiền; mặt khác, tuy nhà nƣớc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, song do trình độ, năng lực quản lý của chúng ta chƣa cao, do nhận thức cứng nhắc về mối quan hệ giữa du lịch và

an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, cho nên du lịch đƣợc sếp vào ngành ghề kinh doanh có điều kiện . Điều này đƣợc thể hiện trong Luật Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp tƣ nhân ( 1990) và Nghị định số 02/CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ .

Nghị định số 02/CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ kinh doanh thƣơng mại có điều kiện ở thị trƣờng trong nƣớc . Trong đó kinh doanh khách sạn và lữ hành đƣợc xếp vào loại hàng hoá dịch vụ kinh doanh có điều kiện với các điều kiện sau :

- Đối với khách sạn và ăn uống:

+ Chỉ có các doanh nghiệp đƣợc kinh doanh;

+ Khi kinh doanh phải có địa điểm phù hợp với quy hoạch theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền ;

+ Khi kinh doanh phải đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị tối thiểu theo tiêu chuẩn quy định của Chính phủ hoặc của các Bộ, Tổng cục quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật ;

+ Ngƣời kinh doanh phải đƣợc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ ( có bằng cấp theo quy định ) ;

+ Ngƣời kinh doanh phải đảm bảo tiêu chuẩn về sức khoẻ .

- Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế : Chỉ một số doanh nghiệp đƣợc kinh doanh do Bộ trƣởng, Tổng cục trƣởng quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét cho phép . Tuy không có quy định cấm các doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân kinh doanh lữ hành quốc tế song trên thực tế ở thời kỳ này giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp nhà nƣớc( trực thuộc Tổng cục Du lịch và thuộc các bộ, ngành, địa phƣơng) .

Các điều kiện trên khi hƣớng dẫn cụ thể và triển khai thực tế đã cho thấy sự chặt chẽ, khắt khe, bó hẹp phạm vi các chủ thể đƣợc phép kinh doanh du lịch . Để triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ, Thủ Tƣớng Chính phủ, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các bộ, ngành ban hành nhiều thông tƣ liên bộ nhƣ :

- Thông tƣ liên bộ số 767/NV-DL ngày 8/9/1993 giữa Bộ Nội vụ và Tổng cục Du lịch về phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Thông tƣ liên bộ số 989/TT-LB ngày 5/11/1993 của Bộ Tài chính- Tổng cục Du lịch hƣớng dẫn việc trích lập và sử dụng quỹ phát triển du lịch . - Quyết định số 2418/QĐ-LB ngày 4/12/1993 của Tổng cục Du lịch- Bộ

Tài chính – Bộ Xây dựng hƣớng dẫn chuyển nhà nghỉ, nhà khách...sang kinh doanh khách sạn .

- Thông tƣ liên bộ số 06/LB - GD&ĐT - TCDL ngày 9/6/1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tổng cục Du lịch về phối hợp công tác đào tạo về du lịch .

- Thông tƣ liên bộ số 88/TT-LB ngày 27 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính - Tổng cục Du lịch hƣớng dẫn việc thu và sử dụng phí phục vụ trong ngành du lịch.

- Thông tƣ liên bộ số 27/LB- TM- DL ngày 10/01/1996 của Bộ Thƣơng mại - Tổng cục Du lịch quy định về điều kiện kinh doanh tại cơ sở lƣu trú

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật (Trang 62)