Bộ máy kế toán của các công ty sản xuất và lắp ráp ôtô tại Việt Nam đa phần là theo phương thức trực tuyến với mô hình tập trung (Công ty ôtô Toyota Việt Nam và Công ty ôtô Hòa Bình) nên để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng chấm công, bảng tính lương và các hoá đơn dịch vụ, các bảng tính khấu hao tài sản cố định để tập hợp chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế.
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu
Đối với sản phẩm của hoạt động sản xuất linh kiện thì chi phí nguyên vật liệu chính là thép dập, còn đối với hoạt động lắp ráp ôtô thì chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ chi phí về các linh kiện phụ tùng ôtô bao gồm giá mua (cif), thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu.
Nguyên vật liệu dùng để lắp ráp ôtô gồm các thành phần sau: -Linh kiện nhập khẩu
-Vật liệu sơn: đây cũng là hàng mua trong nước từ các doanh nghiệp sản xuất như nippon…
Chi phí nguyên vật liệu là phần quan trọng nhất và lớn nhất trong chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm ôtô. Trong những doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô, có doanh nghiệp sử dụng phương pháp định mức để hạch toán chi phí nguyên vật liệu, cũng có những doanh nghiệp sử dụng phương pháp thực tế để hạch toán. Đối với hai doanh nghiệp nghiên cứu thì đều sử dụng phương pháp tính giá thành thực tế để hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
Công ty ôtô Toyota Việt Nam sử dụng phần mềm kế toán tính giá thành để tính toán chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm.
Bởi vì công ty có hai hoạt động là sản xuất linh kiện (thực chất là dập thành các chi tiết xe) và lắp ráp thành phẩm ôtô nên các công đoạn tính chi phí nguyên vật liệu của công ty cũng tương đối phức tạp hơn các doanh nghiệp khác trong ngành. Cụ thể đối với các loại nguyên vật liệu chính sử dụng thì việc xác định chi phí nguyên vật liệu như sau
Linh kiện nhập khẩu (xem trang biểu các phụ tùng nhập khẩu)
-Linh kiện nhập khẩu theo bộ nên công ty hạch toán và theo dõi theo phương pháp giá đích danh. Có nghĩa là khi nhập khẩu hàng đã được đóng bộ nên khi lắp ráp kế toán chỉ việc lấy chi phí trên hoá đơn và thuế nhập khẩu theo hoá đơn.
-Linh kiện nhập nội địa và nguyên vật liệu sơn: Công ty sử dụng phương pháp giá định mức. Có nghĩa là chi phí sẽ được áp dụng bằng giá hạch toán. (Giá hạch toán là giá do kế toán tính toán sử dụng dựa trên giá của kỳ kế toán trước). Sau đó sáu tháng một lần, công ty sẽ tính toán và phân bổ lại phần chênh lệch giữ giá hạch toán và giá thực tế (giá thực tế là giá ghi trên hoá đơn cộng với các chi phí phát sinh liên quan). Để chuyển từ giá hạch toán về giá thực tế kế toán sử dụng công thức sau:
Hệ số chênh lệch = Tổng giá trị thực tế / Tổng giá trị hạch toán (2.1) Giá trị thực tế
nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ
= Hệ số chênh lệch x
Giá trị hạch toán nguyên vật liệu xuất
dùng trong kỳ
Căn cứ vào các hoá đơn nhập khẩu, tờ khai hàng hoá nhập khẩu, bảng kê chi phí vận chuyển, kế toán chi phí giá thành sẽ tập hợp vào phầm mềm để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Bảng tính giá thành được lập tại biểu số 2.16 và 2.17.
Từ bảng tính giá thành, kế toán hạch toán vào sổ cái tài khoản 621 chi tiết theo các dòng xe và loại nguyên vật liệu và kết chuyển sang tài khoản 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Công ty ôtô Hoà Bình
Phương pháp kế toán hàng tồn kho ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên và thực hiện tính giá thành theo giá thành thực tế. Phương pháp thực tế mà công ty sử dụng dựa vào chi phí phục vụ cho sản xuất được tập hợp ở các bảng kê. Do công ty sử dụng phương pháp nhật ký chứng từ để hạch toán nên các chi phí phát sinh được tập hợp vào các bảng kê tương ứng. Cuối tháng kế toán giá thành căn cứ vào bảng xuất kho nguyên vật liệu để lập bảng kê phân bổ chi phí nguyên vật liệu và ghi vào sổ cái. Chi phí nguyên vật liệu của công ty bao gồm chi phí sau: linh kiện ôtô nhập khẩu bao gồm ghế, kính, sàn, thân xe, điều hoà, động cơ, ….nguyên vật liệu phụ bao gồm gỗ, đinh, ốc, vít…các chi phí vận chuyển lưu kho, lưu bến bãi của linh kiện, phụ tùng ôtô và thuế nhập khẩu linh kiện ôtô.
Từ các hoá đơn nhập khẩu linh kiện, các tờ khai hàng hoá nhập khẩu, các hoá đơn vận chuyển kế toán phản ánh vào nhật ký chứng từ số 1, 2, 5 …và bảng kê số 3- Bảng tính giá thành nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, căn cứ vào các phiếu xuất kho kế toán phản ánh lên bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, số chi tiết tài khoản 621. Cuối kỳ phản ánh lên bảng kê số 4- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng (Biểu số 2.12), sổ cái các tài khoản 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung (Biểu số 2.9) và kết chuyển sang sổ cái tài khoản 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (biểu số 2.11).
b. Hạch toán chi phí nhiên liệu, công cụ
Ngoài nguyên vật liệu, các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô còn phải sử dụng nhiên liệu và công cụ dụng cụ để phục vụ cho công việc sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch sản xuất sẽ căn cứ vào định mức tiêu hao nhiên
liệu, công cụ dụng cụ cho khối lượng sản phẩm để viết phiếu yêu cầu xuất kho cho các phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh lên sổ chi tiết các tài khoản 621, 627. Cuối kỳ phản ánh lên số cái tài khoản 621, 627 (Biểu số 2.9) và kết chuyển sang sổ cái tài khoản 154 (Biểu số 2.11)
c. Hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương
Lương và các khoản trích theo lương là một trong những yếu tố chi phí cấu thành sản phẩm nhưng mặt khác nó lại là thu nhập của công nhân. Vì vậy hạch toán và phân bổ chính xác hợp lý chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào đối tượng tập hợp chi phí là việc làm rất quan trọng vì nó sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí giá thành sản phẩm lại vừa cải thiện đời sống công nhân viên.
Công ty Ôtô Toyota Việt Nam, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán vào giá thành theo phương pháp định mức. Do công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên tiền lương tính theo thời gian được dựa trên hệ số cấp bậc, hệ số điều chỉnh và ngày công thực tế của từng người.
Tiền lương thời gian =
Định mức lương thời gian 1 ngày x
Hệ số cấp bậc công nhân x Số ngày công thực tế được hưởng (2.3)
Căn cứ vào bảng kê in ra từ máy quẹt thẻ sẽ có số ngày công thực tế, cùng với các giấy phép làm thêm giờ, bảng kê nghỉ phép, phòng nhân sự sẽ tính ra lương phải trả, các khoản thanh toán theo lương cho công nhân viên. Kế toán phần hành phải trả sẽ lập bảng hạch toán và thực hiện hạch toán kế toán vào các tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp, 627-Chi phí sản xuất chung và kế toán tổng hợp sẽ kết chuyển sang tài khoản 628-Chi phí biến đổi. (Tài khoản 628 là trung gian giữa chi phí thực tế và chi phí định mức, kế toán giá thành sử dụng tài khoản 628-Chi phí biến đổi để hạch toán chi phí nhân công và sản xuất chung định mức, còn kế toán tổng hợp sẽ kết chuyển tài khoản 622, 627 sang tài khoản 628 để tính chênh lệch định mức và thực tế và sau đó sẽ phân bổ chênh lệch).
Công ty cổ phần cơ khí ôtô Hoà Bình có hai hình thức thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất sẽ áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm: theo hình thức này, quỹ tiền lương được lập thông qua đơn giá tiền lương (đơn giá tiền lương dựa trên cơ sở định mức lao động kết hợp với mức lương ngày công cấp bậc của công nhân sản xuất sản phẩm và được lập riêng cho từng loại sản phẩm công việc) và số lượng sản phẩm lắp ráp hoàn thành nhập kho (sản phẩm hoàn thành nhập kho căn cứ vào phiếu xác nhận xe ra khỏi xưởng sản xuất được đưa vào kho do phòng marketing quản lý và có chữ ký của cả hai bên giao nhận).
Tổng lương
sản phẩm =
Tổng số sản phẩm
sản xuất x Đơn giá tiền lương (2.4) Đối với công nhân quản lý phân xưởng sẽ áp dụng hình thức thanh toán lương theo thời gian như Công ty ôtô Toyota Việt Nam.
Căn cứ vào chứng từ theo dõi kết quả lao động của công nhân như phiếu giao nhận sản phẩm, bảng chấm công của từng phân xưởng, phiếu báo làm thêm giờ…kế toán tiền lương sẽ tính toán lương phải trả và các khoản thanh toán theo lương cho công nhân viên. Kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương và phản ánh lên bảng phân bổ số 1-Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Biểu số 2.14) và sổ chi tiết các tài khoản 622, 627.
d. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí nhà xưởng sản xuất và chi phí máy móc thiết bị dùng cho sản xuất. Cả hai công ty nghiên cứu đều áp dụng phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng. Sau khi kế toán tài sản cố định đã tính được chi phí khấu hao phải trích trong tháng và hạch toán vào các tài khoản 6274 chi tiết, kế toán giá thành tập hợp lại để phân bổ và giá thành.
Công ty ôtô Toyota Việt Nam, kế toán giá thành tính định mức chi phí khấu hao của từng tháng, sau đó sẽ hạch toán kết chuyển vào tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo định mức. Cuối kỳ 6 tháng một lần, kế toán giá thành phân bổ chênh lệch giữa định mức và thực tế do phần hành tài sản cố định tính toán.
Công ty cổ phần cơ khí ôtô Hoà Bình sau khi tập hợp được chi phí khấu hao phải trích từng tháng kế toán giá thành phản ánh vào bảng kê số 4, và kết chuyển từ sổ cái tài khoản 6274-Chi phí sản xuất chung sang sổ cái tài khoản 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
e. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Ngoài các chi phí nguyên vật liệu, tiền lương các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô còn phải sử dụng các chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: điện, điện thoại, nước, dầu… để phục vụ hoạt động sản xuất. Hàng tháng, căn cứ vào các hoá đơn kế toán phản ánh vào sổ chi tiết các tài khoản 627-chi phí sản xuất chung, cuối kỳ phản ánh lên sổ cái tài khoản 627 và kết chuyển sang tài khoản 154.
Công ty ôtô Toyota Việt Nam hạch toán các chi phí dịch vụ mua ngoài theo định mức do đó kế toán giá thành tập hợp chi phí này theo định mức hằng tháng, sau đó 6 tháng một lần sẽ phân bổ chênh lệch giữa thực tế và định mức vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Công ty ôtô Hoà Bình hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí thực tế phát sinh tập hợp vào bảng kê số 4 và cuối kỳ phản ánh lên số cái tài khoản 627 và kết chuyển sang sổ cái tài khoản 154.
f. Hạch toán chi phí khác bằng tiền
Các chi phí khác bằng tiền bao gồm các chi phí giao dịch hằng ngày: đó là chi phí tiếp khách, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí hội nghị, chi phí đào tạo, chi phí công tác phí, chi phí trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, chi phí ăn giữa ca, chi phí văn phòng phẩm…căn cứ vào hoá đơn chứng từ, kế toán sẽ phản ánh vào sổ chi tiết các tài khoản 627-Chi phí sản xuất chung, cuối kỳ sẽ phản ánh lên sổ cái tài khoản 627.
Công ty Ôtô Toyota Việt Nam sử dụng chi phí định mức để hạch toán chi phí khác bằng tiền, do vậy kế toán giá thành tập hợp vào giá thành theo chi phí định mức, sau đó 6 tháng một lần sẽ thực hiện phân bổ chênh lệch chi phí định mức và thực tế phát sinh. Cuối kỳ kế toán giá thành kết chuyển chi phí định mức chi khác bằng tiền từ tài khoản 627 sang tài khoản 154.
Công ty ôtô Hoà Bình tập hợp chi phí khác bằng tiền theo thực tế phát sinh sau đó kế toán giá thành sẽ lập bảng kê số 4 và kết chuyển sang sổ cái tài khoản 154.
Biểu số 2.4
Công ty Ôtô Toyota Việt Nam
Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc SỔ CHI TIẾT
TK 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Innova G
Tháng 12/2008 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có Số dư đầu kỳ 0
5/12/08 10 Giá nhập khẩu linh kiện dùng cho xe Innova
1521 256.511.404.715 6/12/08 11 Thuế nhập khẩu linh
kiện
1521 23.516.441.221 8/12/08 12 Chi phí vận chuyển 1521 15.681.308.322 8/12/08 13 Xuất nguyên vật liệu
sơn
1523 908.586.931 25/12/08 14 Thiết bị nội địa hóa 1522 3.324.313.232 26/12/08 15 Thép dập 1521 597.625.488
Kết chuyển 154 154 300.539.679.909 Cộng phát sinh tháng 300.539.679.909 300.539.679.909
Số dư cuối kỳ 0
Biểu số 2.5
Công ty Ôtô Toyota Việt Nam
Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
SỔ CÁI
TK 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tháng 12/2008
Ngày
ghi sổ Chứng từ Diễn giải
TK
ĐƯ Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ 0
10/12/08 05/12/2008 10 Thép dập 1521 1.233.741.223 10/12/08 06/12/2008 11 Giá mua linh kiện 1521 762.178.041.177 10/12/08 08/12/2008 12 Chi phí vận
chuyển 1521 39.742.071.751 10/12/08 08/12/2008 13 Thuế nhập khẩu 1523 59.319.828.634 30/12/08 25/12/2008 14 Sơn 1522 18.681.820.911 30/12/08 26/12/2008 15 Nội địa hóa 1521 71.548.768.189
Kết chuyển 154 154 952.704.271.885 Cộng phát sinh 952.704.271.885 952.704.271.885
Số dư cuối kỳ -
Biểu số 2.6
Công ty Ôtô Toyota Việt Nam
Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
SỔ CÁI
Tài khoản 622-Chi phí nhân công trực tiếp
Tháng 12/2008
Chứng từ
Diễn giải TKĐỨ Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ 0
15/12/2008 10 Lương của công nhân 334 834.221.090 15/12/2008 11 Lương của công nhân
xưởng sơn 334 215.521.710
15/12/2008 12 Lương của công nhân
xưởng hàn 334 181.834.000
15/12/2008 13 Lương của công nhân
xưởng lắp ráp A1 334 912.121.099 15/12/2008 14 Lương của công nhân
xưởng lắp ráp A2 334 823.433.100 15/12/2008 15 Lương của công nhân
xưởng dập 334 205.812.822
15/12/2008 16 Lương của công nhân
xưởng bảo dưỡng 334 61.277.269 31/12/2008 17 Kinh phí công đoàn 338 32.342.210 31/12/2008 18 Bảo hiểm xã hội 338 446.844.218 31/12/2008 19 Bảo hiểm y tế 338 67.026.633 31/12/2008 20 Phúc lợi của nhân viên 334 210.316.000
Kết chuyển chi phí thực
tế và định mức TK 628 628 3.990.750.151
Cộng phát sinh 3.990.750.151 3.990.750.151
Cuối kỳ - -
Biểu số 2.7
Công ty Ôtô Toyota Việt Nam
Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc SỔ CÁI
Tài khoản 627-Chi phí sản xuất chung
Chứng từ Diễn giải TK ĐỨ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có Số dư đầu kỳ 0