Tại các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam phần lớn đều hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền vì vậy toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ sau khi được phản ánh trên các tài khoản TK621- Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp, TK622- Chi phí nhân công trực tiếp, TK627- Chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp và kết chuyển sang tài khoản TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Số liệu này sẽ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Do nguyên vật liệu linh kiện sản xuất ôtô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất sản phẩm nên phần đông các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô đều áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính còn những chi phí khác phát sinh trong kỳ đều tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành. Tuy nhiên, đối với loại hình lắp ráp thành phẩm theo đơn đặt hàng thì toàn bộ chi phí sản xuất của mã sản phẩm nào sẽ tập hợp cho mã sản phẩm đó đó, do vậy các doanh nghiệp không tính giá trị sản phẩm dở dang cho loại hình này.
Giá trị nguyên vật liệu chính
trong sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính xuất dùng (2.5) Số lượng + Số lượng sản phẩm Thành phẩm dở dang
Các sản phẩm dở dang thường được theo dõi trên các sổ chi tiết, sổ cái cho từng phân xưởng.