ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam (Trang 62)

ÔTÔ Ở VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam

Sản xuất và lắp ráp ôtô là một khâu của ngành cơ khí ôtô Việt Nam. Cơ khí ôtô là thiết kế đóng mới, cải tạo các phương tiện giao thông vận tải đường bộ, sản xuất các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu di chuyển của con người.

Ngành công nghiệp ôtô của nước ta xuất hiện cách đây 20 năm, khi liên doanh lắp ráp ô tô Mekong đi vào hoạt động. Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam bao gồm 2 khối: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Mười hai trong tổng số 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư tại Việt Nam đang hoạt động có tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỉ đô la Mỹ với năng lực sản xuất 150.000 xe/năm. Hiện nay đã có 47 doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỉ đồng, chủ yếu sản xuất các loại ô tô buýt, xe khách, xe tải nhỏ và nặng, các loại xe chuyên dùng. Ngành cơ khí ô tô đang được Chính phủ chọn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam để đầu tư phát triển.

Ngành công nghiệp ô tô của nước ta đã phát triển và cạnh tranh tốt với các hãng ô tô nhập khẩu vì mỗi doanh nghiệp biết phân tích thị trường và tận dụng những lợi thế riêng của mình. Thị trường ô tô nước ta có 5 phân khúc. Đó là: các phương tiện vận tải cho khu vực đô thị. Thứ hai là các phương tiện vận tải cho khu

vực nông thôn. Thứ 3 là các phương tiện vận tải phục vụ cho tầm trung và đường dài. Thứ 4 là các xe chuyên dụng cho các ngành nghề đặc thù. Thứ 5 là xe bus và xe du lịch. Nhiều loại xe tải của các công ty trong nước như Trường Hải, Xuân Kiên, Cửu Long, các loại xe khách, xe bus… của Vinamoto, các loại xe tải sản xuất tại Việt Nam của các công ty như Vinamoto. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường đang là một tác động lớn đối với các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này hiểu một cách rõ ràng là cần phải nắm bắt cơ hội thị trường đang ngày một mở rộng thông qua việc đầu tư công nghệ mới, khai thác hiệu quả các cơ hội giao thương, phát triển các sản phẩm có chất lượng và giá thành phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường, yêu cầu của khách hàng. Chi phí rẻ của nguồn nhân lực làm cho các doanh nghiệp lắp ráp FDI trong ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam phát triển rất nổi trội: tập trung mạnh tại khâu lắp ráp. Việc sản xuất tại công đoạn này thường xuyên đòi hỏi một số lượng lớn lao động, do vậy, điều này sẽ cho phép giảm đáng kể chi phí sản xuất. Để ngành công nghiệp ôtô phát triển, mấu chốt vẫn là vấn đề nội địa hoá. Hiện nay chỉ có hơn 100 doanh nghiệp với những sản phẩm là kính, ghế ngồi, dây điện... Tuy nhiên việc sản xuất linh kiện tại Việt Nam cũng đang bế tắc do chưa sản xuất được động cơ ôtô. Các dự án sản xuất động cơ ôtô động cơ đang trong quá trình chuẩn bị. Một dự án lớn về sản xuất động cơ ôtô loại từ 200 mã lực đến 400 mã lực của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã được phê duyệt. Dự án này phải xây dựng mất 2-3 năm, sau đó đi vào sản xuất động cơ đạt tiêu chuẩn châu Âu. Tất cả các động cơ này khi sản xuất ra sẽ có chính sách để khuyến khích các DN lắp ráp sử dụng cho xe ôtô sản xuất trong nước.

Sản xuất và lắp ráp ôtô là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất có sự kết hợp 3 yếu tố: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong quá trình sản xuất của ngành cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất định như vật liệu, nguyên liệu hao mòn nhà xưởng sản xuất…Hơn nữa đối tượng lao động trong quá trình sản xuất cũng trải qua sự thay đổi hình thái vật chất. Là ngành sản xuất vật chất nên ngành sản xuất và lắp ráp ôtô có sản phẩm là các loại ôtô gồm xe du lịch, xe đa dụng, xe buýt, xe tải, xe chuyên dùng…Sản phẩm của ngành sản xuất và lắp ráp ôtô có giá trị và giá trị sử dụng.

Biểu số 2.1: Bảng số liệu doanh số bán xe trong tháng 11, tháng 12 và thị phần cả năm 2008 Nhà sản xuất Doanh số tháng 12 (xe) Doanh số tháng 11 (xe) Doanh số năm 2008 (xe) Thị phần Toyota 2.605 1.465 24.421 22,11% Trường Hải 1.448 707 16.373 14,82% Vinamotor 1.351 906 20.887 18,91% GM Daewoo 917 629 11.036 9,99% Ford 600 298 6.494 5,88% Honda 568 101 5.909 5,35% Vinaxuki 526 317 8.070 7,31% Vinastar (Mitsubishi) 308 156 2.925 2,65% Hino 216 128 2.960 2,68% Isuzu 191 84 3.385 3,06% Suzuki 168 178 2.943 2,66% Mercedes-Benz 128 103 2054 1,86% VMC 73 18 522 0,47% Mekong 63 62 1.622 1,47% Samco 57 6 468 0,42% Vinacomin 29 16 387 0,35% Tổng 9.248 5.174 110.456 100%

(Nguồn số liệu: Báo điện tử dân trí ngày 09/01/2009)

Giá trị của sản phẩm là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong sản phẩm đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm là thỏa mãn nhu cầu của con người. Sản phẩm của ngành sản xuất ôtô có một số đặc điểm riêng biệt sau:

-Là ngành sản xuất hàng loạt, sản xuất các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người bao gồm nhu cầu di chuyển, trang trí, …

-Việc gia nhập ngành sản xuất và lắp ráp ôtô đòi hỏi vốn sản xuất lớn và công nghệ hiện đại.

-Sản phẩm của ngành sản xuất và lắp ráp ôtô liên tục thay đổi phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Môi trường sản xuất với nhiều công nghệ phức tạp và tự động hóa đến mức cao.

-Sản xuất và lắp ráp là quá trình tác động trực tiếp vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Sản xuất và tiêu thụ là hai hành động khác biệt về không gian và thời gian.

Có nhiều cách để phân biệt ngành sản xuất và lắp ráp ôtô, tùy theo các tiêu thức lựa chọn.

+ Căn cứ vào đối tượng sản xuất có thể phân loại thành sản xuất xe du lịch, xe vận tải, xe chuyên dụng, xe buýt và các loại xe bán tải khác.

+ Căn cứ vào đặc điểm sản xuất có thể phân loại thành doanh nghiệp chỉ sản xuất linh kiện, doanh nghiệp chỉ lắp ráp hoặc vừa sản xuất vừa lắp ráp.

Do sản phẩm của ngành sản xuất và lắp ráp ôtô là vật chất nên việc quản lý hoạt động sản xuất và lắp ráp ôtô được ghi nhận là việc quản lý hoạt động sản xuất vật chất. Đó là quá trình khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào dây chuyền sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm ôtô. Hoạt động sản xuất và lắp ráp ôtô tại nước ta chủ yếu qua các khâu cơ bản bao gồm dập, hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra xe. Dập là giai đoạn thực hiện các thao tác để tạo ra linh kiện ôtô. Các khâu từ hàn, sơn lắp ráp và kiểm tra là khâu đưa linh kiện ôtô thành các sản phẩm ôtô nguyên chiếc.

Quá trình sản xuất do vậy có tồn kho và dở dang ở rất nhiều công đoạn. Thành phẩm được tính là từ khi nhập kho còn các sản phẩm dở dang trong các xưởng sản xuất được gọi là sản phẩm dở dang trên dây chuyền.

Giá thành của sản phẩm là thể hiện hao phí của lao động sống và lao động vật hóa để tạo ra sản phẩm còn đang dở dang trên dây chuyền hoặc đã nhập kho và được tiêu thụ. Doanh thu của sản phẩm được tính là doanh thu đã được ghi nhận do đã chuyển giao quyền sở hữu và rủi ro của sản phẩm cho khách hàng.

Quá trình hoạt động sản xuất hàng hóa tương ứng với các chi phí tạo ra sản phẩm. Các chi phí tạo ra sản phẩm này cấu thành nên giá vốn hàng bán của sản phẩm. Việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ là việc của kế toán mà là một khâu khép kín tính từ khi xuất hiện chi phí cho sản xuất đến khi sản phẩm được tiêu thụ.

Quá trình quản lý chi phí tách thành các khâu như sau:

-Thủ kho: theo dõi việc xuất nguyên vật liệu vào các dây chuyền sản xuất -Bộ phận quản lý kế hoạch sản xuất: Theo dõi hàng vào các dây chuyền và viết yêu cầu xuất hàng vào xưởng sản xuất.

Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam được thành lập và hoạt động với các chức năng nhiệm vụ chủ yếu là lắp ráp ôtô nguyên chiếc. Trong luận văn chỉ nghiên cứu hai doanh nghiệp cụ thể là Công ty ôtô Toyota Việt Nam lắp ráp xe du lịch và Công ty ôtô Hòa Bình lắp ráp xe buýt, xe chuyên dụng, tuy nhiên cũng lắp ráp một loại xe du lịch là xe Premacy 7 chỗ để có cơ sở so sánh hai loại sản phẩm. Công ty ôtô Toyota Việt Nam là một doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và Công ty ôtô Hòa Bình là một doanh nghiệp nhà nước.

Cụ thể trong các doanh nghiệp nghiên cứu như sau:

Công ty Ôtô Toyota Việt Nam là một liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, được thành lập vào 5/9/1995, và chính thức đi vào hoạt động tháng 10/1996, với số vốn pháp định là 49.14 triệu đô la Mỹ, với thời gian đầu tư là 40 năm từ ngày cấp giấy phép đầu tư. Các đối tác tham gia liên doanh lập nên công ty là: Tập đoàn Toyota Nhật Bản (TMC) (tỷ lệ góp vốn 70%), Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (20%) (VEAM), Tập đoàn KUO (10%).

Đối tác thứ nhất VEAM lĩnh vực hoạt động chính là nghiên cứu phát triển, sản xuất và kinh doanh các trang thiết bị động lực, thiết bị và máy nông nghiệp, máy kéo, ô tô, xe máy và phụ tùng, các phương tiện giao thông vận tải thuỷ bộ và các trang thiết bị cơ khí khác. Các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Ngoài TMV, VEAM còn là đối tác phía Việt Nam trong các liên doanh: Công ty ôtô Mêkông, Công ty TNHH Ford Việt Nam, Công ty SUZUKI Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam…Trong TMV, phần vốn góp của VEAM là quyền sử dụng đất.

Đối tác thứ 2 là tập đoàn KUO Singapore, tập đoàn này kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau: dầu thô, các sản phẩm dầu lọc; bất động sản (xây dựng và quản lý các khu nhà ở cao cấp, các tòa nhà thương mại…; khách sạn; kinh doanh giải trí và kinh doanh chứng khoán. Tại Việt Nam, tập đoàn có bề dày lịch sử suốt 15 năm kinh doanh các sản phẩm về dầu. Ngoài liên doanh với Việt Nam, tập đoàn cũng kết hợp với Caltex phân phối Asphalt, với Petrolimex để thành lập trung tâm phân phân phối dầu tại Khánh Hòa. Trong TMV, KUO đóng vai trò là nhà đầu tư tài chính.

Đối tác thứ 3, cũng là đối tác chính điều hành hoạt động kinh doanh tại TMV, là Tập Đoàn Toyota Nhật Bản. Đây là tập đoàn sản xuất ôtô lớn thứ 1 thế giới

Được cấp giấy phép xây dựng vào tháng 9 năm 1995, đến tháng 8/1996, công ty cho ra đời sản phẩm đầu tiên, là 2 loại xe Hiace và Corolla. Trong 2 năm 1997, 1998, Công ty mở thêm 2 chi nhánh ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội; đồng thời khai trương Tổng kho phụ tùng và Nhà máy chính tại Phúc Yên. Cũng trong thời gian này, Công ty cho ra mắt dòng xe Corolla, Hiace và Camry đời mới.

Trong năm 1999, Toyota Việt Nam đã đầu tư xây dựng một hệ thống bảo vệ môi trường với các thiết bị xử lý nước hoàn chỉnh, sử dụng các công nghệ tiên tiến để lọc nước thải một cách hiệu quả trước khi xả ra ngoài. Nhờ đó, công ty đã được nhận chứng chỉ ISO14001 về môi trường. Cũng trong năm này, TMV đã tung ra thị trường một loại xe mới: Zace.

Tháng 9 năm 2000, Công ty đã mở rộng trung tâm đào tạo với xưởng sửa chữa thân vỏ và sơn. Ngoài ra, nhân kỷ niệm 5 năm thành lập, công ty lại cho ra mắt 2 mẫu xe mới: Land-cruiser và Camry V6 Grande.

Từ năm 2000 trở đi, hầu như năm nào công ty cũng nghiên cứu tung ra ít nhất một mẫu xe đời mới. Thị trường tiêu thụ xe liên tục được mở rộng. Thị phần của Toyota ở Việt Nam liên tục tăng và luôn giữ vị trí dẫn đầu tại Việt Nam. Đến năm 2005, Các sản phẩm của Toyota chiếm 34.7% trên thị trường xe ô tô Việt Nam, đạt doanh số xe bán là 5602 xe trong 6 tháng đầu năm, đạt thành tích bán 50000 xe kể từ khi bắt đầu hoạt động.

Đến năm 2006, trong khi phân nửa các hãng ôtô trong nước giảm sút doanh số so với năm 2005 thì Toyota Việt Nam vẫn đạt được con số tăng trưởng đến 25%, từ 11.813 xe bán ra trong năm 2005 lên con số kỷ lục 14.784 xe bán ra trong năm 2006, nâng tổng doanh số kể từ khi thành lập lên 120.000 xe.

Tháng 1 năm 2006, Toyota đã tạo ra một bước đột phá mới bằng việc tung ra thị trường dòng xe Innova mới, là một trong 5 loại xe thuộc Dự án xe đa dụng toàn cầu (IMV), khác hoàn toàn với những loại xe MPV truyền thống.

Ngay khi vừa mới ra mắt, xe Innova đã đạt kỷ lục bán 1000 chiếc trong một tháng, và kỷ lục 10000 chiếc trong tổng số 14784 xe được tung ra trong năm 2006 đó. Với thiết kế hiện đại, bắt mắt, nhưng đắt hơn Zace không đáng kể, Innova tạo nên một làn sóng sắm xe đa dụng với doanh số thấp nhất cũng ở mức trên 500 xe mỗi tháng.

Không chỉ có những bước đi tích cực trong hoạt động mở rộng thị phần, công ty cũng đã có nhiều nỗ lực trong quá trình nội địa hoá sản xuất tại Việt Nam; đối với xe Innova, tỷ lệ này lên tới 45%. Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, TMV đã tích cực phát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong nước của mình: số nhà cung cấp phụ tùng trong nước tính đến nay là 9 nhà cung cấp, và công ty còn có kế hoạch mở rộng hơn nữa trong tương lai. Không những thế, tháng 3 năm 2003, Toyota Việt Nam đã khai trương nhà máy sản xuất chi tiết thân xe ô tô đầu tiên tại Việt Nam. Những hoạt động trên đã thể hiện nỗ lực của Toyota Việt Nam trong quá trình thực hiện nội địa hoá, góp phần đáng kể cho sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam.

Đến nay, tổng vốn đầu tư của Công ty lên đến khoảng 90 triệu USD, hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất lắp ráp và kinh doanh các loại xe của Toyota, và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng, với số lượng nhân viên lên đến 975 người (tính đến tháng 12 năm 2008), không kể mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Đồng Nai, Vinh và TP Hồ Chí Minh).

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập và hoạt động tại Việt Nam của TMV, Tháng 9 năm 2005, Chủ tịch nước đã trao Huân chương lao động hạng 3 cho những đóng góp của Toyota đối với nền công nghiệp Việt Nam.

Tháng 1 năm 2006, TMV đã vinh dự được nhận giải thưởng Rồng Vàng (giải thưởng của báo Thời báo kinh tế Việt Nam) cho sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng lần thứ 5 liên tiếp (2001-2005). Với thành tích ấn tượng đó, TMV đã được trao tặng Giải thưởng Đặc biệt cho công ty được nhận giải thưởng Rồng Vàng 5 lần liên tiếp.Đạt được những thành tích đáng kể như vậy là nhờ Toyota đã xây dựng cho mình một phong cách riêng trong hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w