TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.3.2 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất là thứ tự các bước nội dung công việc hạch toán chi phí sản xuất, trình tự này trong từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau nhưng nhìn chung trình tự hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các bước cơ bản sau:
(1.10)
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp liên quan đến từng đối tượng hạch toán: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp liên quan tới nhiều đối tượng chịu phí thì sẽ phân bổ theo tiêu thức phù hợp.
Bước 2: Xác định giá trị của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ cho các đối tượng.
Bước 3: Tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí.
Bước 4: Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Từ các bước trên ta có thể khái quát trình tự hạch toán như sau: xuất phát từ các chứng từ gốc liên quan tới chi phí phát sinh như: phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương, bảng tính khấu hao tài sản cố định, phiếu chi, báo nợ...kế toán tập hợp những chi phí phát sinh trực tiếp để hạch toán vào sổ kế toán chi tiết của từng đối tượng chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) và sổ kế toán liên quan (vật tư, tiền lương...) những chi phí sản xuất chung sẽ tập hợp theo từng khoản chi phí và hạch toán vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, đến cuối kỳ hoặc khi cần báo cáo thì tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phân bổ phù hợp. Từ sổ kế toán liên quan đến vật tư, tiền lương....kế toán sẽ tập hợp vào sổ kế toán tổng hợp các tài khoản 621, 622, 627, cuối kỳ sẽ kết chuyển từ sổ kế toán tổng hợp cá tài khoản 621, 622, 627 sang sổ tổng hợp chi phí sản xuất tài khoản 154 (Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc tài khoản 631 (Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) và từ sổ chi tiết chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí. Dựa vào sổ tổng hợp tài khoản 154 và bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí kế toán sẽ lập báo cáo chi phí sản xuất theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất có thể được khái quát theo sơ đồ Chứng từ, tài liệu
phản ánh chi phí sản xuất phát sinh
Sổ chi tiết chi phí sản xuất
Tài liệu hạch toán về khối lượng sản phẩm
sản xuất…
Phân bổ chi phí Chi phí
Chi phí trực tiếp
Sổ chi tiết CPSX theo đối tượng kế
toán tập hợp CPSX
Bảng tổng hợp chi phí
sản xuất
Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi định kỳ, cuối năm
Sổ kế toán tổng hợp TK 621, 622, 627
Sổ kế toán tổng hợp TK
154, 631
Báo cáo chi phí sản xuất Sổ kế toán vật
tư,TL TSCĐ, vốn bằng tiền, phải trả
Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 1.3.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm có nội dung khác với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí.
Còn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ có thể và cần thiết phải tính giá thành một đơn vị. Để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm, cần căn cứ vào các nội dung sau:
Việc tổ chức sản xuất: Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành sản phẩm; nếu doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành sản phẩm; nếu tổ chức sản xuất theo khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ là một đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm của sản phẩm: Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành sản phẩm là thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn thuộc quy trình đó;
nếu quy trình sản xuất kiểu song song thì từng bộ phận, chi tiết hoặc sản phẩm lắp
ráp hoàn chỉnh là đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
1.3.4 Phương pháp và trình tự tính giá thành sản phẩm