Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và lắp ráp ôtô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam (Trang 71 - 75)

SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ Ở VIỆT NAM

2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và lắp ráp ôtô

Do tính chất là doanh nghiệp cơ khí nên các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô có quy trình công nghệ phức tạp với nhiều khâu được phân chia thành các xưởng sản xuất. Đặc điểm chung của các quy trình công nghệ này bao gồm các khâu sau: hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Tuy nhiên với những doanh nghiệp khác nhau thì quy cách sản xuất cũng khác nhau. Cụ thể theo nghiên cứu:

Công ty ôtô Toyota Việt Nam có sơ đồ sản xuất theo quy trình công nghệ như sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Ôtô Toyota Việt Nam Quy trình sản xuất: Các miếng thép được nhập về xưởng Dập, để tạo thành sàn xe và vỏ thân xe rồi đưa sang xưởng Hàn để hàn các chi tiết với nhau, tạo thành hình dáng khung thân xe; sau đó là Sơn các chi tiết, ở công đoạn này cũng nhập nguyên vật liệu chính là hàng sơn, cuối cùng chúng được đưa sang bộ phận lắp ráp để lắp ráp thành chiếc xe hoàn chỉnh.

Toyota (TMV) là doanh nghiệp sản xuất ôtô đầu tiên tại Việt Nam đã áp dụng đầy đủ các công đoạn sản xuất từ dập thân vỏ xe đến xuất xưởng. Ngoài các phân xưởng sản xuất chính nêu trên, để đảm bảo sản xuất được ra một chiếc xe ôtô hoàn chỉnh thì cần phải có thêm các phân xưởng phụ trợ khác như: Phân xưởng xếp và dỡ hàng, phân xưởng nhiệt điện và phân xưởng sửa chữa bảo dưỡng.

Công nghệ sản xuất ôtô tại TMV là công nghệ ôtô vào dạng hiện đại nhất tại Việt Nam. Một số công đoạn sản xuất tại xưởng Hàn, xưởng Sơn hoặc xưởng Lắp ráp đã được tự động hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu so với các nước trong khu vực thì công nghệ này của chúng ta còn đi chậm hơn 10 năm so với các nước phát triển như: Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu thì khoảng cách này là 15 năm.

Quy trình sản xuất tại Xưởng sơn: là công đoạn tiếp theo trung gian giữa hàn và lắp ráp nhằm mục đích:

-Tạo màu sắc, độ bóng và vẻ đẹp cho xe

-Tăng độ cứng của thân vỏ xe nhờ vào các lớp sơn trên bề mặt -Bảo vệ lớp vỏ xe khỏi gỉ sét, ăn mòn kim loại…

-Chống nước, chống rung, chống ồn…

Nguyên vật liệu chính (linh

kiện lắp ráp)

DẬP HÀN SƠN LẮP

RÁP

HOÀN CHỈNH

XE THÉP

Nguyên vật liệu chính (Sơn)

Các linh kiện, phụ tùng khác (gồm linh kiện nội địa hóa…)

Sau khi xe được kết thúc tại Xưởng hàn thì được kéo vào Xưởng sơn. Tại đây, dây chuyền xử lý bề mặt sẽ làm sạch các vết bẩn và dầu mỡ bám trong quá trình vận chuyển và sản xuất trước khi nó được sơn lớp sơn chống gỉ. Kết thúc công đoạn sơn chống gỉ là sấy tại nhiệt độ 1700C trong thời gian 40 phút và sau đó là kiểm tra chất lượng và sửa chữa. Tiếp đến là công đoạn gắn các chất chống rung, chống ồn, chống va đập và rò nước. Sau đó chiếc xe sẽ được sơn một lớp sơn lót rồi sấy tại nhiệt độ 1800C – 2100C trong khoảng thời gian 45 phút trước khi đi tiếp vào công đoạn kiểm tra và sửa chữa sơn lót. Chiếc xe sau khi sơn một lớp lót được quay trở lại buồng phun sơn một lần nữa để sơn lớp sơn bề ngoài. Chính lớp sơn này làm tăng độ bóng, tạo màu sắc và tính mỹ quan cho chiếc xe, thời gian sấy khô lớp sơn này trong vòng 45 phút ở nhiệt độ 1800C – 2100C.

Kết thúc các quá trình là công đoạn sửa chữa và hoàn thiện xe trước khi giao xe cho Xưởng lắp ráp. Ngoài ra Xưởng sơn còn một tổ nhỏ để sơn và sửa chữa các đồ nhựa và các phụ kiện nhỏ lắp trên xe ôtô thông thường.

Hình thức tổ chức sản xuất tại TMV được kết hợp linh hoạt giữa chuyên môn hóa sản phẩm và chuyên môn hóa theo công nghệ. Tại Xưởng hàn và Xưởng lắp ráp sự chuyờn mụn húa theo sản phẩm được thể hiện một cỏch rừ rệt. Tại dõy chuyền đó, một vị trí chỉ chuyên sản xuất và lắp ráp một loại chi tiết cho một loại xe nhất định.

Qua sơ đồ bố trí nhà xưởng và thiết bị của TMV cho thấy, Xưởng sản xuất chính được đặt tại vị trí trung tâm với sự tập kết của các công đoạn quan trọng như hàn – sơn – lắp ráp – kiểm tra chất lượng. Xung quanh xưởng sản xuất chính là các bộ phận phụ trợ như Phân xưởng nhiệt – điện –nước, phân xưởng xếp và dỡ hàng, phân xưởng sửa chữa và bảo dưỡng, phân xưởng hàn và sơn khung xe Innova, bãi tập kết xe hoàn thiện. Với cách bố trí nhà xưởng và thiết bị như trên, dòng chảy sản xuất được thực hiện hợp lý và linh hoạt, thuận tiện cho việc đi lại, di chuyển của sản phẩm, con người và cả phương tiện chuyên chở.

Từ quy trình công nghệ sản xuất và lắp ráp này ta thấy:

-Ước lượng được định mức sơn hợp lý để sơn cho các dòng xe khác nhau với

màu sắc khác nhau. Do cách pha sơn cũng có tỷ lệ khác nhau nên định mức sơn được tính cho riêng từng dòng xe và màu xe. Do vậy xác định đúng đắn định mức chi phí sơn cho giá thành sản phẩm.

-Tiết kiệm chi phí sơn cho sản xuất nhờ vào quy trình đã định sẵn.

Công ty ôtô Hòa Bình Quy trình công nghệ

Là đơn vị sản xuất ô tô nên có hình thức công nghệ chung như sau: từ nguyên vật liệu chủ yếu là ghế, kính, kim khí, các loại đèn, thông qua các bước gia công sơn, sấy, nén khí, lắp ráp các bán thành phẩm, sơn bảo vệ trang trí bề mặt ngoài tạo thành phẩm.

Phân xưởng khung xương: Đây là phân xưởng chính thực hiện việc hàn thân xe. Các chi tiết của khung xe được đưa vào xưởng hàn, qua quá trình hàn sẽ thành hình dạng của thân xe. Có hai đường vào của thân xe đó là đường số 1 cho xe loại 7 chỗ và đường số 2 cho các xe buýt và xe bán tải khác.

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Ôtô Hòa Bình

Sau khi thân xe được hàn xong, sẽ được gửi sang công đoạn sơn. Một số sản phẩm nhờ Công ty ôtô Toyota Việt Nam thực hiện phần sơn. Do công ty chưa được trang bị kỹ thuật sơn thân xe, do đó tại công ty chỉ thực hiện sơn một số chi tiết nhỏ gắn vào xe như đinh nẹp hay gầm sàn, ...còn phần thân xe được gửi sang công ty Ôtô Toyota Việt Nam thực hiện. Sau khi sơn xong, Công ty tiếp tục kéo thân xe về và bước vào giai đoạn hoàn thiện.

Phân xưởng vỏ xe: Thực hiện việc dập vỏ xe trên cơ sở những chi tiết linh kiện

Nguyên vật liệu chính (linh

kiện lắp ráp)

HÀN KHUNG XƯƠNG

DẬP VỎ XE Nguyên vật liệu chính (vỏ xe)

Các linh kiện, phụ tùng khác (gồm linh kiện nội địa hóa…)

HOÀN THIỆN

XE

phụ tùng xe đã được nhập khẩu.

Khi thân xe được kéo về đã sơn, sẽ được lắp vỏ xe tại phân xưởng vỏ xe.

Phân xưởng hoàn thiện: Đây là phân xưởng thực hiện việc lắp ráp tất cả các linh kiện, phụ tùng khác của xe bao gồm gương, kính, ghế, sàn, dây dẫn, điều hòa, bánh xe, bộ dàn, vô lăng, cần lái, động cơ xe....

Tại phân xưởng hoàn thiện cũng có lắp ráp các phụ tùng đã được nội địa hóa đó là các dân dẫn và ghế. Tuy nhiên các linh kiện nội địa hóa này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguyên vật liệu sản xuất xe ôtô.

Từ quy trình này ta thấy: nguyên vật liệu chính được sử dụng nhiều nhất tại xưởng hoàn thiện, còn xưởng vỏ xe chỉ thực hiện việc hàn thân xe từ đó tổng hợp được chi phí nguyên vật liệu hợp lý và đúng đắn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w