SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ Ở VIỆT NAM
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP
ÔTÔ Ở VIỆT NAM
Trong quá trình xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô tại Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng kể trong hoạt động lắp ráp và sản xuất ôtô. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp này không ngừng mở rộng sản xuất cũng như nâng cao công nghệ sản xuất, luôn luôn thực hiện chiến lược cải tiến sản xuất. Cải tiến luôn luôn được tiến hành trong suốt quá trình hoạt động của các doanh nghiệp này ở tất cả các khâu các công tác sản xuất, kinh doanh marketing, kế toán, quản trị nội bộ. Nhờ có hoạt động cải tiến kỹ thuật mà công việc kế toán tại cácdoanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ôtô cũng luôn luôn được nâng cao và phát triển, ngày càng phản ánh tốt kết quả kinh doanh. Các doanh nghiệp sán xuất và lắp ráp ôtô ngoài việc cải tiến kỹ thuật còn luôn luôn tiếp cận thị trường để tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng, tạo ra những mẫu mã, kiểu dáng xe mới đáp ứng nhu cầu. Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô đã nhận thức được vai trò hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, được thể hiện trên các mặt:
•Quản lý chi phí:
Sơ đồ 2.8: Quy trình quản lý chi phí
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, chính vì vậy việc thực hiện thanh toán chi phí được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo chi phí không vượt kế hoạch và yêu cầu quản lý. Chi phí thường được thanh toán qua các công đoạn trên.
Chi phí được kiểm soát bao gồm các loại chi phí sau:
- Chi phí lương, các khoản trích theo lương
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp cho sản xuất, bao gồm: giá mua, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu
- Chi phí nguyên vật liệu phụ, các loại chi phí về linh kiện sản xuất trong nước và chi phí nguyên vật liệu sơn trong nước.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các chi phí điện nước điện thoại, gas, dầu..
- Các chi phí khác bao gồm chi phí vệ sinh phân xưởng, chi phí bảo dưỡng máy móc, chi phí duy trì hệ thống, công tác phí công nhân…
Từ việc nghiên cứu hai doanh nghiệp xử lý chi phí theo hai phương pháp ta nhận thấy rằng việc xử lý chi phí theo phương pháp định mức thể hiện tính ưu việt hơn so với phương pháp chi phí thực tế. Do thực hiện tính giá theo định mức nên mọi khoản chi phớ trờn đều được lập định mức và theo dừi sỏt sao trong quỏ trỡnh thực hiện. Sử dụng quản lý chi phí theo định mức giúp cho doanh nghiệp kiểm soát và định hướng cũng như dự báo chi phí và ngân sách một cách chính xác và còn giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch doanh thu chi phí lợi nhuận chính xác và hợp lý. Tuy nhiên chi phí thực hiện theo định mức cũng có một số tồn tại sau:
- Khi không dự đoán được diễn biến chính xác của thị trường thì sẽ lúng túng trong việc xử lý các vấn đề về thanh toán chi phí. Ví dụ của vấn đề này đó là do biến động tỷ giá, các khoản thanh toán cho hàng linh kiện ôtô sẽ thanh toán bằng tiền đô la Mỹ, tuy nhiên khi định khoản bằng tiền đồng sẽ phát sinh tỷ giá biến động khi thanh toán. Do vậy có thể khi đó tỷ giá lên cao thì sẽ không đủ ngân sách cho
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Khi có sự thay đổi về kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ mất thời gian và chi phí để thay đổi hệ thống ngân sách và quản lý chi phí.
Việc tính giá thành theo phương pháp thực tế như công ty cổ phần cơ khí ôtô Hoà Bình đang thực hiện sẽ phản ánh chi phí một cách đúng đắn được kết chuyển vào giá thành nhưng có hạn chế lớn là khó kiểm soát chi phí do không có tiêu thức tiêu hao hay định mức cũng như kế hoạch ngân sách khả dụng cho việc hạn chế những chi phí không thực sự đưa vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí cho quá trình sản xuất.
•Về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty sản xuất và lắp ráp ôtô là ôtô sản xuất các loại. Mỗi ôtô được chi tiết đến từng số khung, số máy và tính giá đích danh, do vậy khi tính toán và phân tích các chỉ tiêu ta tính ra được lãi lỗ của từng loại xe sản xuất. Đây là một đặc điểm ưu việt mà các công ty sản xuất và lắp ráp ôtô có được.
Việc tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại xe cũng tạo thuận lợi cho việc kiểm tra các chương trình và chiến dịch bán xe cũng như chiến dịch khuyến mại, ưu đãi khách hàng. Tuy nhiên có một điểm yếu là khi doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá theo giá thành định mức phải dựa quá nhiều vào số liệu quá khứ để ước tính cho hiện tại, vì vậy có sự chênh lệch lớn giữa chi phí định mức và chi phí thực tế phát sinh. Việc rút ngắn chênh lệch này cũng đặt ra cấp thiết mà yêu cầu công tác kế toán giá thành phải hoàn thiện hơn.
Nói riêng tại Công ty Ôtô Hòa Bình thì chưa tính giá thành theo từng xe, từng số khung số máy sản xuất được, do vậy toàn bộ xe sản xuất trong kỳ là giá trung bình theo từng dòng xe. Còn Công ty ôtô Toyota Việt Nam chênh lệch giữa giá thành định mức và giá thành thực tế trên tài khoản 628 không giải thích được là từ đâu, từ tiểu mục nào và do loại chi phí nào vượt định mức hoặc tập hợp chưa đủ chi
phí thực tế.
•Về phân loại chi phí sản xuất kinh doanh: các doanh nghiệp đã phân loại chi tiết và cụ thể toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đây chủ yếu là phân loại chi phí theo yếu tố. Một số cách phân loại chi phí khác chưa được các doanh nghiệp coi trọng và áp dụng như phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.
•Về bộ máy kế toán: nhìn chung do bộ máy kế toán của các doanh nghiệp theo mô hình tập trung nên các công tác về kế toán đều thống nhất. Các doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm khác nhau nhưng tập trung lại công tác hạch toán kế toán và tính giá thành sản phẩm đều được theo một quy trình đáp ứng phần nào quy trình công nghệ của sản xuất đòi hỏi. Cũng do yêu cầu của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nên các doanh nghiệp đều tuyển dụng được nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng và có trách nhiệm cao trong công việc được phân công. Từ đó việc chuyên môn hoá trong công tác kế toán đòi hỏi cao tuy nhiên cũng còn trở ngại là khi có một nhân viên nào đó của phần hành kế toán này nghỉ việc đột xuất thì sẽ thiếu người để thay thế, thực hiện công tác của phần hành kế toán đó. Do đó yêu cầu đặt ra trong công tác kế toán là phải đào tạo nhân viên một cách tổng hợp để có thể thực hiện thay thế trong những trường hợp cần thiết.
•Về công tác kế toán quản trị: Tại một số doanh nghiệp trong ngành đã triển khai thực hiện kế toán quản trị. Tuy nhiên độ phát triển của kế toán quản trị trong các doanh nghiệp này không đồng đều nhau. Công ty ôtô Toyota Việt Nam với độ yêu cầu về quản trị và quản lý chi phí chặt chẽ đã xây dựng được một hệ thống kế toán quản trị kiêm làm dự toán ngân sách. Tuy nhiên công ty cổ phần cơ khí ôtô Hoà Bình thì chưa thực hiện tốt kế toán quản trị mà chỉ làm một số báo cáo phân tích chỉ tiêu lãi lỗ. Điều này cũng có thể là do yêu cầu quản trị của công ty chưa chi tiết, nhưng sau này cùng với sự phát triển xa hơn của thị trường và tầm cao của công nghệ sản xuất hiện đại thì đòi hỏi nhà quản lý phải biết được sâu hơn về kế toán quản trị.
•Về tuân thủ các chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho chi phí và giá thành: Các doanh nghiệp đã thực hiện tuân thủ đúng đắn về những chuẩn mực kế toán hàng tồn kho cũng như chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Về hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng các doanh nghiệp đã thực hiện tương đối chính xác chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15 của Bộ tài chính cũng như các thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính, hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp.
•Về việc áp dụng công nghệ thông tin trong kế toán: tuy các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô cũng đã xây dựng cho mình những phần mềm kế toán chuyên dụng thích hợp cho việc hạch toán kế toán nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong hai công ty nghiên cứu thì Công ty ôtô Hoà Bình sử dụng phần mềm tính giá được viết trên cơ sở Foxpro chưa được hoàn thiện. Do vậy phần lớn việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là làm bằng excel do hai nhân viên kế toán thực hiện. Tính giá thành theo phương pháp nhật ký chứng từ nên một kế toán chi phí phải tập hợp tất cả các chi phí phát sinh từ các phần hành khác. Kế toán giá thành kiêm luôn làm kế toán vật tư, lại kết hợp với kế toán chi phí để đảm bảo lấy đúng chi phí chi tiết cho các dòng xe lắp ráp. Do vậy việc tính giá thành cho các dòng xe lắp ráp vẫn còn chưa được chuẩn xác. Có những trường hợp do không bóc tách được chi phí chung nên kế toán thực hiện phân bổ đều cho các dòng sản phẩm. Đây cũng chính là hạn chế chưa được khắc phục của hệ thống tính giá thành sản phẩm chi tiết. Còn Công ty ôtô Toyota Việt Nam thì sử dụng phần mềm kế toán chưa đồng bộ. Để hạch toán kế toán công ty sử dụng ứng dụng Oracle, nhưng trong ứng dụng này công ty không sử dụng phần hành tính giá mà phải sử dụng một phần mềm khác để tính giá. Sự thiếu đồng bộ này dẫn đến khó kiểm tra chéo trong công tác kế toán. Trong trường hợp này là kế toán tổng hợp không thể kiểm tra được tính đúng đắn của giá thành do kế toán giá thành tính toán và kết chuyển.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ