Các giải pháp hoàn thiện riêng cho từng doanh nghiệp nghiên cứu .1 Công ty ôtô Toyota Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam (Trang 118 - 129)

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ Ở VIỆT NAM

3.3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN

3.3.1 Các giải pháp hoàn thiện riêng cho từng doanh nghiệp nghiên cứu .1 Công ty ôtô Toyota Việt Nam

Từ những tồn tại trong công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính sản phẩm tại Công ty ôtô Toyota Việt Nam, xin đề xuất một số giải pháp hoàn thiện như sau

Giải pháp hoàn thiện quản lý và phân loại chi phí

Tại công ty, do hệ thống quản lý chi phí tương đối phụ thuộc vào hệ thống kiểm soát ngân sách và dự toán, do đó để không mắc phải những lỗi do biến động thị trường đầu ra và thị trường đầu vào không kiểm soát được thì khi lập dự toán ngân sách phải dự tính và đặt biên độ dao động của chi phí trong một mức độ xác định.

Hơn nữa một số chi phí phát sinh bằng ngoại tệ quy đổi do vậy khi lập dự toán cũng phải xác định biên độ dao động và ảnh hưởng của tỷ giá. Một số chi phí biến đổi do quản lý theo chi phí trên đơn vị sản phẩm nên doanh nghiệp cũng phải xác định chi tiết chi phí biến đổi theo việc phân tích số liệu quá khứ và ước tính cho hiện tại chính xác. Hiện tại ở công ty có thể tham khảo thêm cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Cách phân loại này có tác dụng rất lớn đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Nó được sử dụng phổ biến trong kế toán quản trị, được áp dụng cho nhiều mục đích hạch toán, quản trị chi phí và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và điều tiết chi phí, là công cụ giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định kịp thời đúng đắn. Thực tế tại công ty có những chi phí phát sinh là chi phí hỗn hợp, do vậy khi xác định chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm thì phải tách chi phí biến đổi ra khỏi chi phí hỗn hợp.

Những khoản chi phí hỗn hợp đó là chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí lương nhân viên phân xưởng, chi phí điện thoại, chi phí điện nước tiêu dùng tại các phân xưởng. Việc tách chi phí này có thể thực hiện được theo hai phương pháp, đó là phương pháp cực đại- cực tiểu và phương pháp bình phương nhỏ nhất.

Sau khi tách chi phí biến đổi khỏi chi phí hỗn hợp, ta cộng gộp chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm lại và ước tính biên độ dao động giá nguyên liệu đầu vào.

Việc dao động giá có thể là do biết trước nhưng có thể là do những phát sinh do các nhà cung cấp thay đổi chưa kịp thông tin, cũng có thể do thuế suất thuế nhập khẩu thay đổi do chính sách của Nhà nước. Gộp lại, ta có thể xem xét những chi phí biến đổi dưới đây:

-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển từ cảng về công ty, chi phí vật liệu sơn, chi phí vật liệu nội địa hoá trong nước, chi phí hàng mua trong nước tự dập thành phụ tùng ôtô)

-Chi phí tiền bản quyền phải trả cho công ty mẹ

-Chi phí vận chuyển đi bán (nằm trong chi phí bán hàng) -Chi phí dầu, nước điện phục vụ cho công đoạn kiểm tra xe -Chi phí nhân công trực tiếp thanh toán theo sản phẩm

-Phí thu trên xe xuất xưởng và kiểm định chất lượng của ban giám định

Những chi phí này sẽ quản lý trên đầu mỗi sản phẩm, tuy nhiên khi tính toán cần lưu ý là có một số chi phí phát sinh theo ngoại tệ Đô la Mỹ, do vậy phải tính toán tỷ giá linh hoạt

Giải pháp hoàn thiện xử lý chênh lệch hạch toán chi phí giá thành theo phương pháp định mức

Phương pháp kế toán chi phí giá thành theo định mức có đặc điểm là dễ làm và nhanh chóng tuy nhiên nó bộc lộ một số nhược điểm như xảy ra chênh lệch giữa giá thành thực tế và giá thành định mức. Công ty hiện đang tính giá thành trên hệ thống phần mềm, phần mềm này có đặc điểm là kế thừa các mặt hàng nhập khẩu linh kiện ôtô và thuế nhập khẩu. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không được cập nhật những thay đổi của hàng nhập khẩu linh kiện ôtô nếu có, nên khi thực tế xảy ra thì kế toán giá thành không thể sửa được sổ chi tiết. Do vậy kế toán giá thành sẽ điều chỉnh trực tiếp trên phần mềm Oracle (phần hành kế toán tổng hợp). Như vậy sẽ có chênh lệch giữa sổ chi tiết và sổ cái. Để khắc phục điều này, hiện tại công ty đang viết lại hệ thống phần mềm tính giá cho phép cập nhật dữ liệu thay đổi khi có sự thay đổi xảy ra do phía nhà

cung cấp. Tuy nhiên dù thế nào, nếu thay đổi dữ liệu hệ thống về các khoản mục cơ bản như tiền vận chuyển và bảo hiểm thì toàn giá CIF của từng phụ tùng thay đổi, làm thay đổi toàn bộ giá của những linh kiện ôtô trong một hoá đơn như vậy. Mức độ ảnh hưởng không chỉ ảnh hưởng đến một ôtô riêng biệt mà có thể ảnh hưởng đến một loạt ôtô tiếp theo bởi vì công ty tính giá ôtô trên cơ sở giá trung bình tháng.

Hơn nữa khi xây dựng hệ thống mới để khắc phục và sửa chữa lỗi của hê thống cũ cũng nảy sinh những vấn đề về hàng tồn kho và hàng đang đi đường đầu kỳ. Đây cũng là một vấn đề lớn mà doanh nghiệp cần xem xét. Đề xuất hoàn thiện của giải pháp này đó là khi tính toán tổng hàng đang đi đường theo container và theo hoá đơn thì chú ý việc trong một hoá đơn có thể có chứa hàng trong nhiều container và ngược lại trong một container cũng có thể chứa hàng của nhiều hoá đơn khác nhau. Do vậy khi ta tính hàng đang đi đường bằng hệ thống cộng dồn container thì ngoài những container nằm trong cảng còn những container đang đi trên biển mà ta phải xác định.

Đối với việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo dòng sản phẩm, để khắc phục chênh lệch giữa giá thành tiêu chuẩn và giá thành thực tế theo mức độ biến động mong muốn, kế toỏn giỏ thành phải theo dừi thường xuyờn mức độ sử dụng chi phớ nguyên vật liệu, chi phí biến đổi cũng như các chi phí khác theo từng dòng sản phẩm. Có thể khi lập định mức chi phi ta cũng áp giá và lượng tiêu chuẩn cho sản phẩm, tuy nhiên khi thưc tế phát sinh bao nhiêu kế toán chi phí phải phối hợp phân bổ luôn các chi phí thực tế này theo các dòng sản phẩm. Việc phân bổ này không chỉ dựa vào việc tách chi phí theo xe mà còn phải xem xét lại định mức phân bổ cho các dòng xe đó.

Lấy ví dụ khi kế toán module phải trả (kế toán chi phí) hạch toán chi phí lương nhân viên phân xưởng thì phải tách ra được chi phí lương đó được phân bổ cho các xưởng và các dòng xe thế nào (phụ thuộc vào biểu đồ thời gian tiêu chuẩn của sản xuất).

Chi phí lương của xưởng sơn: 220.000.000 đồng Chi phí lương của xưởng hàn: 320.000.000 đồng Phân bổ thời gian tiêu chuẩn như sau:

Biểu số 3.1: Thời gian tiêu chuẩn

Loại xe Innova Camry Vios Corolla Hiace Sản lượng

Xưởng sơn 2 2 2 2.3 2.5 2120

Xưởng hàn 9.8 10 9.7 10.3 13 2110

Lắp ráp 10 10 15 18 20 2110

Kiểm tra 1 1 1 1 1.5 2110

Xưởng dập 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5

Tổng cộng 23.3 31.5 28.2 32.1 37.5

Ta tính được lương theo các dòng xe sản xuất theo cách tính trung bình Biểu số 3.2: Chi phí lương chia theo sản phẩm Loại

xe Innova Camry Vios Corolla Hiace Cộng

Xưởng sơn

40.740.741

40.740.741

40.740.741

46.851.852

50.925.926 220.000.000 Xưởng

hàn

59.393.939

60.606.061

58.787.879

62.424.242

78.787.879 320.000.000 ...

Trên đây là cách tính định mức cho sát với chi phí thực tế, tuy nhiên để tìm hiểu và nhìn thấy được chênh lệch phát sinh xuất hiện ở tiểu mục nào, yếu tố chi phí nào thì Công ty nên xây dựng lại hệ thống tài khoản kế toán theo phương pháp kế toán giá thành sản xuất theo chi phí định mức thực sự.

Hệ thống tài khoản này bao gồm có 3 loại tài khoản -Hệ thống các tài khoản và tiểu khoản định mức -Hệ thống các tài khoản và tiểu khoản thực tế -Hệ thống các tài khoản và tiểu khoản chênh lệch

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức, các tài khoản 152-nguyên liệu, vật liệu, 621-chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, 622-chi phí nhân công trực tiếp, 627-chi phí sản xuất chung, 154-chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, 155-thành phẩm, 632-giá vốn hàng bán được phản ánh theo số liệu định mức.

Khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức được gọi là khoản biến động giữa chi phí thực tế và chi phí định mức.

Chi phí thực tế < chi phí định mức: Biến động tốt (T)

Chi phí thực tế > chi phí định mức: Biến động xấu (X)

Khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức phải phân bổ cho các đối tượng vào thời điểm lập báo cáo tài chính (thường vào cuối năm).

Nguyên tắc phả ánh trên tài khoản chênh lệch Tài khoản chênh lệch

Biến động xấu Biến động tốt

Cuối kỳ kết chuyển khoản biến động tốt

Cuối kỳ kết chuyển khoản biến động xấu

Hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí định mức Hạch toán khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức do lượng nguyên liệu sử dụng thực tế khác định mức, phản ánh ở tài khoản “chênh lệch lượng nguyên vật liệu trực tiếp” (tài khoản chi tiết).

Xác định biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Biến động lượng

NVL trực tiếp = Đơn giá mua

định mức * (Lượng thực tế sử dụng –

lượng định mức sử dụng) (3.1)

Sơ đồ 3.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp định mức

Ltt, Lđm: Lượng nguyên vật liệu thực tế, định mức sử dụng Gđm: Giá mua định mức 1 đơn vị nguyên vật liệu

CL lượng NVL: Chênh lệch lượng nguyên vật liệu.

Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp định mức

152 621

CL lượng NVL Biến động

xấu

Biến động tốt

Ltt*Gđm Lđm*Gđm

Hạch toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo chi phí định mức, hạch toán chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức, phản ánh ở tài khoản “chênh lệch lượng lao động trực tiếp” và “chênh lệch giá lao động trực tiếp” (tài khoản chi tiết).

Xác định biến động chi phí nhân công trực tiếp:

+Xác định biến động lượng lao động trực tiếp Biến động

lượng LĐ trực tiếp

=

Giá định mức 1 giờ LĐ trực tiếp

* {

Số giờ LĐ trực tiếp thực

tế để SX số lượng SP

thực tế

-

Số giờ LĐ trực tiếp định mức

để SX số lượng SP thực

tế

} (3.2)

+Xác định biến động giá lao động trực tiếp Biến động giá

LĐ trực tiếp =

Số giờ LĐ trực tiếp thực tế để SX số lượng SP thực tế

* {

Giá thực tế 1 giờ LĐ

trực tiếp -

Giá định mức 1 giờ LĐ trực tiếp

} (3.3)

Sơ đồ 3.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp định mức Ltt, Lđm: Lượng lao động trực tiếp thực tế, định mức sử dụng

Gtt, Gđm: Giá thực tế, giá định mức 1 đơn vị thời gian lao động trực tiếp CL lượng LĐTT: Chênh lệch lượng lao động trực tiếp

CL giá LĐTT: Chênh lệch giá lao động trực tiếp

334 338 622

CL lượng LĐTT

Biến động xấu Biến động tốt

Ltt*Gtt Lđm*Gđm

CL giá LĐTT

Biến động xấu Biến động tốt

Hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp định mức

Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh, phản ánh bên nợ của TK627-Chi phí SXC kiểm tra (tài khoản chi tiết). Kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tính giá thành theo chi phí định mức (dự toán), phản ánh bên Có của TK627-Chi phí SXC phân bổ (tài khoản chi tiết). Kế toán chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức phân bổ phản ánh ở tài khoản “chênh lệch chi phí sản xuất chung” (tài khoản chi tiết).

Xác định tổng biến động chi phí sản xuất chung Tổng biến động chi

phí sản xuất chung = CPSXC thực tế - CPSXC dự toán

phân bổ (3.4) CPSXC dự toán phân bổ = Q1 * t0*(b0 + đ0) (3.5) Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế.

t0: Thời gian chạy máy (lao động thực tế) định mức sản xuất 1 sản phẩm.

b0: Biến phí SXC định mức của 1 giờ máy SX (giờ lao động thực tế) đ0: Định phí SXC định mức của 1 giờ máy SX (giờ lao động thực tế).

Sơ đồ 3.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp định mức CL CPSXC

Biến động xấu

Biến động tốt CP thực tế CP dự toán phân bổ

111, 152 154

CP dự toán phân bổ Tập hợp PSXC

thực tế phát sinh

627 kiểm tra 627 phân bổ

Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: phải đảm bảo các nguyên tắc: kế toán tổng hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng tính giá thành theo chi phí định mức, đánh giá sả phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương trung bình, nhập trước xuất trước và chi phí sản xuất định mức, kế toán thành phẩm nhập xuất kho phản ánh theo giá thành định mức.

Giá thành thực tế của sản phẩm:

Giá thành thực tế =

Giá thành

định mức - Biến động tốt + Biến động xấu (3.6) Biểu số 3.3: Bảng tính giá thành thực tế

SP……….Số lượng…………

KMCP

Tổng giá thành Giá thành đơn vị Định mức Chênh lệch

định mức Thực tế Định mức Thực tế CPNVL TT

CPNCTT CPSXC Cộng

Sơ đồ 3.4: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức

Xử lý chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức

Khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức phải được phân bổ thêm vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, giá thành thành phẩm tồn kho, gửi bán, giá vốn hàng bán, nếu khoản chênh lệch là biến động xấu.

Khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức phải được điều chỉnh giảm chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, giá thành thành phẩm tồn kho, gửi bán, giá vốn hàng bán nếu khoản chênh lệch là biến động tốt.

K/C CP sản xuất định mức

Giá thành định mức

thành phẩm nhập kho Giá thành định mức thành phẩm tiêu thụ

621, 622, 627 154 155 632

Thời điểm xử lý: thường được thực hiện cuối năm hoặc định kỳ mỗi năm hai lần.

Cách xử lý: Nếu chênh lệch nhỏ ít ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (không trọng yếu) thường không quá 5% chi phí thực tế thì sẽ phân bổ vào giá vốn hàng bán.

Nếu chênh lệch lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (trọng yếu) thường lớn hơn 5% chi phí thực tế thì được phân bổ vào chi phí SX dở dang cuối kỳ, giá thành thành phẩm, giá vốn hàng bán và trị giá nguyên vật liệu tồn kho…

Tiêu thức phân bổ: Số lượng sản phẩm, trọng lượng nguyên vật liệu…

Cách phân bổ

CPi = CPcl

∑npi

i=1

* Pi

Hoặc:

CPi =

CPcl (∑Qi) + (Sck*T)

* Qi

CPi: Chi phí chênh lệch phân bổ thêm, hoặc điều chỉnh giảm cho đối tượng i CPcl: Chi phí chênh lệch cần phân bổ thêm, hoặc điều chỉnh giảm

Pi: Trọng lượng nguyên vật liệu trực tiếp trong đối tượng i Qi: Số lượng thành phẩm của đối tượng i

Sck: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ T: Tỷ lệ hoàn thành.

(3.7)

(3.8)

Sơ đồ 3.5 Hạch toán phân bổ chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức

Tóm tắt sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức (Sơ đồ 3.6 xem trang bên)

Giải pháp hoàn thiện về bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty ôtô Toyota Việt Nam về tổng thể đã kiện toàn tổ chức tuy nhiên có một nhược điểm lớn là chuyên môn hoá sâu và chưa đào tạo được đội ngũ tổng hợp để có thể thay thế khi một phần hành xảy ra việc đột xuất. Chính vì vậy công ty nên đào tạo nhân viên để những kế toán khác nhau có thể đảm đương thay nhau trong công việc và trợ giúp cho nhau khi xảy ra những sự cố. Thêm vào đó trong tương lai để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí theo từng xe thì khối lượng công việc hạch toán chi tiết sẽ nhiều lên gấp nhiều lần. Chính vì vậy công ty cần trang bị phần mềm kế toán đồng bộ về tính giá và hạch toán kế toán, để kế toán tổng hợp cũng có thể thực hiện công tác kiểm tra chéo được việc tính toán giá thành chi tiết của nhân viên kế toán giá thành.

3.3.1.2 Công ty ôtô Hoà Bình

Giải pháp hoàn thiện đối tượng hạch toán chi phí

Hiện nay, đối tượng hạch toán chi phí dịch vụ tại Công ty ôtô Hoà Bình mới chỉ dừng ở các dòng xe, đối tượng hạch toán chi phí là dòng xe làm đơn giản công tác kế toán đi rất nhiều so với việc xác định đối tượng hạch toán chi phí theo từng xe. Tuy nhiên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là mẫu xe hay dòng xe sẽ hạn chế rất nhiều trong việc cung cấp thụng tin cho việc theo dừi chi tiết chi phớ theo từng xe.

Bởi vì nếu chỉ dừng ở việc xác định đối tượng hạch toán chi phí theo dòng xe, mẫu xe thì Ban quản trị Công ty mới chỉ so sánh được kết quả kinh doanh giữa các dòng xe, mẫu xe còn về hiệu quả hoạt động của từng xe ra sao thì không có thông tin chi tiết.

Thông tin này rất quan trọng không những giúp Ban quản lý nắm bắt tình trạng thực Phân bổ biến động xấu Phân bổ biến động tốt

TK chênh lệch 152, 154, 155, 632 TK chênh lệch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam (Trang 118 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w