Phân loại chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam (Trang 23 - 29)

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 BẢN CHẤT, NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và hạch toán chi phí sản xuất theo từng nội dung cụ thể, từng đối tượng tập hợp chi phí, từng đối tượng tính giá thành thì phải phân loại chi phí một cách khoa học theo những tiêu thức nhất định.

Phân loại chi phí sản xuất là việc căn cứ vào tiêu thức khác nhau để phân chia chi phí sản xuất thành các loại, các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Phân loại chi phí sản xuất phải đảm bảo những yêu cầu nhất định phục vụ tốt cho công tác quản lý chi phí sản xuất đó là:

-Phải rừ ràng, dễ hiểu, dễ làm, thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soỏt cỏc chi phí phát sinh.

-Thuận lợi cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và hạch toán kế toán nói chung.

-Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho quản lý, làm cơ sở cho nhà quản lý ra quyết định kinh doanh đúng đắn.

-Tiết kiệm chi phí lao động đến mức thấp nhất trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

-Thuận tiện cho việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ tin học.

Việc phân loại chi phí sản xuất một cách linh hoạt có ý nghĩa quan trọng đối với hạch toán chi phí sản xuất, căn cứ vào nội dung chi phí phát sinh, kế toán có thể tập hợp một cách đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất còn giúp cho công tác kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất trong doanh nghiệp để tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất nhưng trong khuôn khổ luận văn, trình bày một số cách phân loại chi phí như sau:

Phân loại theo yếu tố chi phí:

Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành 07 yếu tố sau:

Yếu tố nguyên liệu, vật liêu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ…sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).

Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dung không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên.

Yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Phản ánh số trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên tính vào chi phí.

Yếu tố khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dung vào sản xuất kinh doanh.

Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dung vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Cách phân loại này giữ được tính nguyên vẹn của từng yếu tố cũng như từng khoản mục chi ra trong các yếu tố chi phí đó bất kể chi phí đó phát sinh ở đâu và có quan hệ như thế nào với quá trình sản xuất. Cách phân loại này cho biết trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chi ra những loại chi phí gì, tỷ trọng của từng loại chi phí là bao nhiêu phục vụ cho việc lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và định mức chi phí, tìm ra những yếu tố chi phí noà bất hợp lý để từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.

Theo quy định hiện hành, giá thành toàn bộ sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương (tiền công) và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế toạ sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (phần tính vào chi phí).

Chi phí sản xuất chung: Gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên.

Chi phí bán hàng: Gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hang hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.

Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục và là cơ sở phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất theo định mức. Đồng thời là căn cứ để phân tích giá thành, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp theo từng loại sản phẩm khác nhau.

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu phí

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí.

Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Kế toán phải tập hợp những chi phí này và tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo những tiêu thức thích hợp.

Như vậy, phần lớn các chi phí cơ bản là chi phí trực tiếp, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, còn chi phí chung thường là chi phí gián tiếp nhưng chi phí sản

xuất chung cũng có thể là chi phí trực tiếp trong trường hợp chỉ sản xuất một loại sản phẩm.

Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách chính xác, hợp lý. Đồng thời nó giúp cho việc đánh giá tính hợp lý của chi phí và tìm mọi biện pháp không ngừng giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

Mức độ hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, giờ máy vận hành hoặc là doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ nhất định. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân chi thành:

Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí thay đổi theo mối tương quan tỷ lệ với mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này xét về tổng số thay đổi tỷ lệ thuận và ngược lại, nhưng chi phí này tính cho một đơn vị mức độ hoạt động thì lại không đổi, còn tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong một phạm vi hoạt động. Chẳng hạn:

chi phí lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí dầu, gas, nước dùng cho các hoạt động kiểm tra xe, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng,...

Chi phí cố định: Là những chi phí về mặt tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi hoạt động nào đó như chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền thuê nhà… vì tổng số không thay đổi nên khi gia tăng mức độ hoạt động thì phần chi phí cố định tính trên một đơn vị mức độ hoạt động sẽ giảm dần và ngược lại.

Chi phí hỗn hợp: là những chi phí vừa bao gồm yếu tố chi phí biến đổi vừa bao gồm chi phí cố định pha trộn lẫn nhau, ở một mức độ hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của chi phí cố định, ở một mức độ hoạt động khác chúng lại thể hiện đặc điểm của chi phí biến đổi. Chi phí hỗn hợp này có thể là chi phí nhân công nhưng chia thành hai loại, nhân công tính lương thời gian và nhân công tính lương theo sản phẩm....

Bằng những phương pháp có cơ sở khoa học như phương pháp cực đại, cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp đồ thị phân tán, người ta tách chi phí hỗn hợp thành hai bộ phận: Chi phí cố định và chi phí biến đổi và như vậy mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với mức độ hoạt động, chi phí sản xuất chỉ còn được phân chia thành hai loại nêu trên.

Cụ thể, ta lấy ví dụ về phương pháp cực đại cực tiểu như sau:

Giả sử có một số sản phẩm sử dụng máy móc tập hợp ở biểu sau, ta sẽ tách chi phí biến đổi riêng và chi phí cố định riêng

Tỷ lệ biến phí trong chi phí dịch vụ mua ngoài so với

số giờ máy = Sự gia tăng chi phí dịch vụ mua ngoài

(1.1) Sự gia tăng số giờ máy

Biểu số 1.1: Bảng chi phí dịch vụ mua ngoài và giờ máy sử dụng

STT Tên sản phẩm

Chi phí dịch vụ mua ngoài (ngàn đồng)

Số giờ máy sử dụng

1 Xe Camry 3.5 348.000 16.500

2 Xe Camry 2.4 164.400 1.200

3 Xe 7 chỗ Innova 166.800 1.400

4 Xe 16 chỗ máy xăng 165.600 1.300

5 Xe 16 chỗ máy dầu 178.800 2.400

6 Xe 10 chỗ 193.200 3.600

Áp dụng phương pháp cực đại cực tiểu:

12 = (348.000-164.400)/ (16.500-1.200) Tính cho xe Camry 2.4

Biến phí: 12 * 1.200 = 14.400

Định phí: 164.400 – 14.400 = 150.000

Phương trình dự toán chi phí hỗn hợp như sau:

Ycp = 150.000 + 12 x (x là số giờ máy sử dụng)

Việc phân loại theo tiêu thức này có ý nghĩa to lớn với công tác quản lý chi phí, trong hạch toán chi phí, thấy được mối quan hệ giữa chi phí sản xuất bỏ ra với mức độ hoạt động và lợi nhuận sản xuất kinh doanh, để từ đó nhà quản lý có cách

ứng xử thích đáng, hợp lý với các loại chi phí giúp cho doanh nghiệp có những biện pháp chỉ đạo sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w