0
Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

So sánh TQQT với ĐUQT, phân tích mối quan hệ giữa hai loại nguồn này

Một phần của tài liệu 71 CÂU HỎI ÔN THI CÔNG PHÁP CÓ ĐÁP AN (Trang 27 -27 )

II. Nguồn của LQT

67. So sánh TQQT với ĐUQT, phân tích mối quan hệ giữa hai loại nguồn này

của các quy phạm pháp luật quốc tế và giúp các chủ thể LQT áp dụng chúng dễ dàng hơn.

- Các học thuyết của các học giả danh tiếng về LQT không phải là nguồn cơ bản của LQT vì: chúng không phải văn bản pháp lý ràng buộc các quốc gia, không thể hiện ý chí của các quốc gia được nâng lên thành luật; bản thân các học thuyết này không chứa đựng các quy phạm pháp luật làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các quốc gia; chúng không được áp dụng một cách thường xuyên trong quan hệ quốc tế. Tuy vậy, các học thuyết này được coi là nguồn bổ trợ của LQT vì những ảnh hưởng tích cực của chúng đến quá trình phát triển của LQT và quá trình nhận thức của con người về khoa học luật quốc tế.

VD: Các luận điểm trong tác phẩm "Biển quốc tế" của tác giả Hugues Grotius có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng Luật biển quốc tế.

67. So sánh TQQT với ĐUQT, phân tích mối quan hệ giữa hai loại nguồn này.

này.

Vấn đề nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan hệ pháp luật quốc tế nói riêng và quá trình thực thi luật quốc tế nói chung.

Về mặt pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm luật quốc tế. Căn cứ khoản 1 Điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế thì nguồn của Luật Quốc tế gồm:

- Điều ước quốc tế ( ĐƯQT); - Tập quán quốc tế ( TQQT); - Các nguyên tắc pháp luật chung;

- Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế;

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 38 chưa phản ánh hết các nguồn, căn cứ thực tiễn, nguồn của Luật Quốc tế còn bao gồm các nghị quyết của tổ chức quốc tế và hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia.

Trong các loại nguồn trên thì điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có thể coi là hai loại nguồn chính yếu và quan trọng nhất, giữa chúng có những điểm tương đồng và khác biệt cụ thể ra sao, bài viết này xin được làm rõ.

Khái niệm

- Theo công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế và Luật về ký kết gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005 của Việt Nam thì “ Điều ước quốc tế là văn bản ghi nhận thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản cũng như không phụ thuộc vào việc nó được ghi nhận trong một hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau”.

- “Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật”.

Sự giống nhau

- Chủ thể của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều là chủ thể của luật quốc tế nói chung.

- Cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều chứa đựng các quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ của luật quốc tế. Để trở thành nguồn của luật quốc tế thì đương nhiên, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế hay bất kỳ loại nguồn nào khác cũng đều phải chứa đựng cá quy tắc xử sự, điều chỉnh các quan hệ quốc tế.

- Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều hình thành bằng con đường thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế. Như đã biết, thỏa thuận chính là bản chất của luật quốc tế, trên cơ sở cân nhắc về lợi ích của chính mình mà các chủ thể của luật quốc tế ký kết, tham gia các điều ước quốc tế, cũng như áp dụng một tập quán quốc tế nào đó.

- Đều có hiệu lực pháp lý bắt buộc.

Về con đường hình thành.

- Điều ước quốc tế: được hình thành bởi hai hay nhiều chủ thể của luật quốc tế, luật áp dụng trong quá trình đàm phán ký kết điều ước quốc tế là luật quốc tế ( công ước Viên 1969, công ước Viên 1986 về Luật ký kết điều ước quốc tế giữa quốc gia với tổ chức quốc tế, giữa tổ chức quốc tế với nhau).Ngoài ra,cũng có thể dùng tập quán quốc tế để điều chỉnh. Một thỏa thuận quốc tế giữa hai chủ thể luật quốc tế nếu được điều chỉnh bằng luật quốc gia sẽ không có giá trị pháp lý là điều ước quốc tế. Trình tự ký kết một điều ước quốc tế giai đoạn:

+ Giai đoạn hình thành văn bản dự thảo điều ước gồm có đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản. Việc thông qua văn bản tùy theo mức độ quan trọng mà áp dụng một trong các nguyên tắc : nguyên tắc đa số, nguyên tắc nhất trí, hoặc nguyên tắc đồng thuận. Sau khi thông qua, điều ước quốc tế chưa có hiệu lực ngay mà bước này chỉ có ý nghĩa xác thực cá nội dung kết quả của quá trình đàm phán, từ lúc này, văn bản không bị sửa đổi.

+ Giai đoạn các quốc gia thực hiện các hành vi ràng buộc của quốc gia với điều ước quốc tế, từ giai đoạn này điều ước quốc tế mới phát sinh hiệu lực. Việc thực hiện hành vi ràng buộc có thể là ký điều ước quốc tế;phê chuẩn hoặcyệt điều ước quốc tế; hành vi gia nhập điều ước quốc tế.

- Tập quán quốc tế : sự hình thành đa dạng hơn điều ước quốc tế.

Nếu như các quy phạm tập quán quốc tế trước đây phải trải qua quá trình hình thành lâu dài thì nay lại được hình thành rất nhanh chóng, trong một thời gian ngắn nhất do điều kiện thông tin liên lạc của các quốc gia ngày càng hiện đại.

Với tư cách là nguồn của luật quốc tế, tập quán quốc tế được hình thành bởi các con đường sau:

Hình thành từ nghị quyết của tổ chức quốc tế; từ một tiền lệ duy nhất; từ hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia và cuối cùng là từ điều ước quốc tế.

Từ điều ước quốc tế, tập quán quốc tế có 2 cách hình thành khác nhau:

+)Thứ nhất, tập quán quốc tế hình thành từ điều ước quốc tế được pháp điển hóa.

viên trong quan hệ với các quốc gia khác thường áp dụng quy phạm điều ước với tư cách là quy phạm tập quán.

Về hình thức

- Điều ước quốc tế : hình thức của Điều ước quốc tế là văn bản (đôi khi cũng có thể chấp nhận hình thức khác), tên của văn bản này thì không được quy định cụ thể, gồm có Công ước, Hiệp ước, Nghị định thư, Hiến chương, Quy chế. Các văn bản này có giá trị pháp lý như nhau.

- Tập quán quốc tế :Trong luật quốc tế hiện đại tồn tại hai quy phạm tập quán quốc tế:

Loại thứ nhất mang tính truyền thống, bao gồm các quy tắc xử sự không thành văn, hình

thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý ràng buộc của mình

Loại thứ hai bao gồm các quy tắc xử sự được ghi nhận trong một số văn kiện, được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình với tư cách là tập quán pháp lý quốc tế.

Về hiệu lực pháp lý

Về mặt lý luận, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều có giá trị pháp lý như nhau, việc áp dụng loại quy phạm nào của luật quốc tế là tùy thuộc vào từng lĩnh vực và từng mối quan hệ cụ thể, từng sự ràng buộc cụ thể có tính chất pháp lý của mỗi quốc gia với loại quy phạm nào đó.

a.

(Câu hỏi đặt ra:

1. Trong cùng một vấn đề, nếu tồn tại cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế điều chỉnh thì áp dụng nguồn nào? Tại sao? Về nguyên tắc, việc chọn áp dụng nguồn nào là do các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nếu có sự xung đột pháp luật giữa hai loại nguồn này, các bên hữu quan thường sẽ thỏa thuận để áp dụng các quy phạm điều ước vì các quy phạm thể hiện trong điều ước quốc tế rõ ràng hơn, minh bạch hơn và mức độ ràng buộc trách nhiệm cao hơn so với tập quán quốc tế. Trong điều 38(1) Quy chế tòa án công lý quốc tế có đưa ra một trật tự áp dụng các nguồn của LQT, theo đó điều ước sẽ được áp dụng trước sau đó mới đến tập quán. Điều này không tạo ra sự bất hợp lý, vì tòa án

công lý quốc tế vốn không có thẩm quyền đương nhiên, mà được các quốc gia thỏa thuận trao quyền. Do đó, việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa là do sự tự nguyện đồng ý đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa cũng đồng nghĩa với của các bên việc các bên chấp nhận quy chế của tòa.

2. Khi một tập quán được pháp điển hóa vào một điều ước thì tập quán đó có còn tồn tại với tư cách tập quán hay không? Tập quán đó vẫn tồn tại. Trong vụ các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa, Tòa án quốc tế đã đưa ra nhận định (cũng có thể coi là lời giải thích cho vị trí của tập quán quốc tế trong trường hợp này) rằng "việc các nguyên tắc tập quán được pháp điển hóa hoặc được đưa vào các điều ước quốc tế đa phương không thể nói rằng chúng đã chấm dứt tồn tại và được áp dụng như là những nguyên tắc của tập quán quốc tế, ngay cả với các quốc gia là thành viên của các công ước đó".

VD: nguyên tắc tự do biển cả, dù được pháp điển hóa trở thành nguyên tắc cơ bản của Công ước Luật Biển 1982 nhưng nó vẫn tồn tại với tư cách là tập quán quốc tế.

3. Trong quan hệ quốc tế hiện đại, với sự gia tăng các hình thức điều ước như hiện nay, có khi nào tập quán mất vai trò của mình và bị thay thế hoàn toàn bằng các điều ước hay không? Điều ước quốc tế dù hiện đại đến đâu cũng không thay thế được sự tồn tại của các tập quán quốc tế. Đây là 2 loại nguồn có sự độc lập nhất định và tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nhiều điều ước quốc tế có thời hạn 5năm, 10 năm hay nhiều hơn, khi hết hiệu lực này điều ước không còn tồn tại, và nếu các bên vẫn muốn áp dụng những quy định trong điều ước mà không muốn ký kết điều ước các quy định trong điều ước được áp dụng sẽ trở thành tập quán quốc tế. )

Một phần của tài liệu 71 CÂU HỎI ÔN THI CÔNG PHÁP CÓ ĐÁP AN (Trang 27 -27 )

×