III. Các nguyên tắc cơ bản (NTCB) của LQT
65. Phân tích nguyên tắc bình đẳng chủ quyền (nguồn, nội dung của nguyên tắc, mối quan hệ vớ
mối quan hệ với các nguyên tắc khác, ví dụ minh họa).
• Chủ quyền
là thuộc tính chính trị-pháp lý không thể tách rời của quốc gia, bao gồm 2 nội dung chủ yếu: + Quyền tối cao của quốc gia trong lãnh thổ của mình: quốc gia thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà ko có bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài.
+ Quyền độc lập của quốc gia trong QHQT: quốc gia tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình mà ko có bất cứ sự áp đặt nào từ chủ thể khác.
• Nguồn:
+ Đc ghi nhận trong Hiến chương LHQ như là nguyên tắc làm cơ sở cho sự hoạt động của LHQ (Khoản 1 Điều 2: “Tổ chức LHQ dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên”.)
+ Đc ghi nhận trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống LHQ, của tuyệt đại đa số của các tổ chức quốc tế phổ cập, và tổ chức khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương và trong nhiều văn bản quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế.
Nội dung:
+ Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý
+ Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
+ Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác + Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch
+ Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của mình
+ Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác.
Mối quan hệ : Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc của luật quốc tế hiện đại.