0
Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Khái niệm và nguồn của Luật ĐUQT; Khái niệm ĐUQT theo Công ước Viên 1969 về Luật

Một phần của tài liệu 71 CÂU HỎI ÔN THI CÔNG PHÁP CÓ ĐÁP AN (Trang 47 -47 )

IV. Luật ĐUQT

65. Khái niệm và nguồn của Luật ĐUQT; Khái niệm ĐUQT theo Công ước Viên 1969 về Luật

Viên 1969 về Luật ĐUQT (dưới đây viết tắt là “CU Viên 1969”).

a. Định nghĩa

- Trong quan hệ pháp lý quốc tế, luật điều ước quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một mặt, nó điều chỉnh quá trình quá trình hình thành khung pháp luật quốc tế thông qua việc hình thành một loạt các điều ước quốc tế khác nhau, mặt khác nó tham gia vào quá trình điều chỉnh hầu hết các quan hệ quốc tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Như vậy, luật điều ước quốc tế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế, điều chỉnh quan hệ về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các chủ thể luật quốc tế.

b. Nguồn của luật điều ước quốc tế

- Các quy phạm của luật điều ước quốc tế được ghi nhận chủ yếu trong các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Và hiện nay, các quy phạm này chủ yếu được pháp điển hóa trong 2 công ước quốc tế đó là: Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và Công ước Viên năm 1986 về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế. Hai công ước này quy định khá chi tiết các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục ký kết điều ước quốc tế, hiệu lực của điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế.

- Phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt nam những năm gần đây cũng đã ban hành những văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế giữa Việt nam và các chủ thể khác của luật quốc tế. Trước đây chúng ta có Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, hiện nay văn bản mới nhất điều chỉnh vấn đề này là Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Đây là văn bản pháp lý quan trong chứa đựng những nguyên tắc và quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều

c. Khái niệm ĐƯQT theo Công ước Viên 1969:

Điều 2 khoản 1 mục a: Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.

Một phần của tài liệu 71 CÂU HỎI ÔN THI CÔNG PHÁP CÓ ĐÁP AN (Trang 47 -47 )

×