Trình bày quá trình pháp điển hoá của luật quốc tế về biển

Một phần của tài liệu 71 câu hỏi ôn thi Công pháp có đáp an (Trang 98)

VII. Luật biển quốc tế

1. Trình bày quá trình pháp điển hoá của luật quốc tế về biển

1.1. 1930: Hội nghị pháp điển hoá LQT

Hội nghị thất bại do các quốc gia không đạt được sự thống nhất về chiều rộng lãnh hải. Lãnh hải được chọn làm vấn đề cần được pháp điển hoá.

1.2. 1958: Hội nghị luật biển lần 1

- Hội nghị luật biển đã thảo luận và pháp điển hoá 4 Công ước và một nghị định thư. Công ước: Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải,

Biển cả,

Thềm lục địa và

Đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh

vật của biển cả.

Nghị định thư: Giải quyết tranh chấp.

Vấn đề mấu chốt về chiều rộng lãnh hải vấn chưa được giải quyết. 1.3. 1960: Hội nghị luật biển lần 2

Tiếp tục thảo luận về chiều rộng lãnh hải và giới hạn vùng đánh cá. Công thức được đưa ra:

6 dặm vùng hãnh hải + 6 dặm vùng đánh cá

Hội nghị thất bại trong việc thông qua công thức này với một phiếu bầu. 1.4. 1973-1982: Hội nghị luật biển lần 3

Hội nghị có 3 uỷ ban chính:

UB 2 về quy chế pháp lý của lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, biển cả và đánh cá và bảo tồn các nguồn tài nguyên sống ở biển cả, và quốc gia quần đảo,

UB 3 về bảo tồn môi trường biển và nghiênứu khoa học. Nhóm adhoc để nghiên cứu các vấn đề cụ thể của từng phiên họp.

Đa số các vấn đề thảo luận đòi hỏi thủ tục thông qua tại hội nghị là thủ tục đồng thuận. Sau 9 năm đàm phán và 11 phiên họp, Công ước được ký kết ngày 10/12/1982 bởi 117 quốc gia và thực thể. CƯ 1982 gồm 320 điều, 17 phần và 9 phụ lục.

Điều 308 của CƯ quy định CƯ sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày quốc gia thứ 60 nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn. Theo đó, sau ngày 16/11/1993 Guyana, quốc gia thứ 60 nộp văn bản phê chuẩn, CƯ có hiệu lực vào ngày 16/11/1994

Phần XI của CƯ được sửa đổi bởi Hiệp định thực hiện phần XI của CƯ 1982 ngày 28/7/1994.

CƯ liên quan đến việc bảo tồn và quản lý các nguồn cá nằm trên biên giới của nhiều quốc gia và các nguồn cá có khả năng di cư cao vào 4/8/1995.

CƯ 1982, Hiệp định 1994 và 1995 là những điều ước trong gói quy định về luật biển của LHQ.

1.5. Nguồn của Luật biển Điều ước quốc tế:

Các điều ước về luật biển của LHQ

Một số điều ước chuyên ngành về biển do IMO soạn thảo

Tập quán quốc tế: cách xác định đường cơ sở thẳng, nguyên tắc tự do hàng hải…

Phán quyết của toà án: Eo biển Corfou, Ngư trường Anh-Nauy, Thềm lục địa biển Bắc… Ý kiến tư vấn của các luật sư và học giả danh tiếng

Nghị quyết của LHQ, các báo cáo, nghiên cứu về luật biển của các cơ quan của LHQ. Luật và các tuyên bố của các quốc gia

Tuyên bố 12/5/1977 về các vùng biển: nội thuỷ, lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Tham gia hội nghị luật biển lần 3 vào tháng 7 năm 1977.

Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải 12/11/1982.

Ký CƯ luật biển 1982 ngày 10/12/1982 và phê chuẩn vào ngày 23/6/1994.

Ban hành các luật và văn bản dưới luật trong các lĩnh vực biển, thuỷ sản, dầu khí, bảo vệ môi trường.

Phê chuẩn một số CƯ chuyên ngành về biển do IMO soạn thảo.

Một phần của tài liệu 71 câu hỏi ôn thi Công pháp có đáp an (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w