VII. Luật biển quốc tế
3. Trình bày quy chế của lãnh hải theo quy định của luật biển quốc tế
Lãnh hải: Là vùng nước nằm phía ngoài đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, có chiều
rộng 12 hải lý.
Được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và vùng nước nội thuỷ của mình, đến một vùng nước tiếp liền, gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trưòi trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này.
Thuật ngữ lãnh hải được các quốc gia thừa nhận từ năm 1930 với bản chất như trên nhưng chiều rộng lãnh hải phải trải qua quá trình pháp điển hoá lâu dài và chỉ thống nhất được trong CƯ 1982 (Ng Hồng Thao, tr.49-52).
Chủ quyền quốc gia ven biển đối với lãnh hải không tuyệt đối như với lãnh thổ và nội thuỷ bởi bởi quyền qua lại vô hại.
Quyền qua lại vô hại
Qua lại nghĩa là: (Đ18(1))
Đi qua lãnh hải mà không vào nội thuỷ; Đi qua lãnh hải để vào nội thủy;
Đi qua lãnh hải sau khi vào nội thuỷ để ra biển. Qua lại vô hại là
Đi qua liên tục và nhanh chóng (Đ18(2))
Không dừng lại và thả neo, trừ trường hợp bất khả kháng
Không gây hại, đe doạ đến chủ quyền, an ninh và lợi ích của quốc gia ven biển (Đ19 CƯ 1982)
Qua lại vô hại là một quyền, được thực hiện cho tất cả các loại tàu thuyền, không có sự phân biệt đối xử và không phải là một sự ưu tiên. Không thực hiện đối với vùng trời.
Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định về an toàn hàng hải, điều phối giao thông hàng hải, bảo vệ các thiết bị và các công trình trên biển, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, gìn giữ môi trường biển, đánh bắt thủy sản, nghiên cứu khoa học biển, hải quan, thuế, y tế và nhập cư (Đ 21).
Các quốc gia thực hiện quyền qua lại vô hại phải tuân thủ các quy định pháp luật trên của quốc gia ven biển trên cơ sở không phân biệt đối xử (Đ21(4)).
Quốc gia ven biển có thể đình chỉ quyền qua lại vô hại trong một số trường hợp nhất định (Đ25).
Yêu cầu về việc qua lại vô hại đối với tàu ngầm và tàu chở năng lượng hạt nhân (Đ20 và 23)