VII. Luật biển quốc tế
11. Trình bày các phương pháp vạch đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và thực tiễn của Việt
hải và thực tiễn của Việt Nam
Được xác định theo hai phương pháp:
ĐCS thông thường: Quy định tại Đ3 CƯ lãnh hải 1958 và Đ5 CƯ 1982; ĐCS thẳng quy định trong tập quán và Đ7 CƯ 1982
1. Đường cơ sở thông thường Là ngấn nước thuỷ triều thấp nhất
Ngấn nước thủy triều thấp nhất là đường cắt của bề mặt nước thuỷ triều khi xuống thấp nhất với bờ biển. Đường này chạy dọc theo bờ biển, hoặc phần đất dốc của bờ, tại đó biển lùi xuống mức triều thấp nhất.
Được áp dụng lần đầu tiên trong Hiệp ước đánh cá giữa Anh-Pháp năm 1839. 2. Đường cơ sở thẳng
Được áp dụng trong 3 trường hợp: (Đ7(1))
- Bờ biển khúc khuỷu, khoét sâu, lồi lõm - Có chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ;
- Có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của bờ biển như sự hiện diện của các châu thổ.
Điều kiện để ĐCS thẳng được quốc tế công nhận: (Đ7(3)) - ĐCS vạch ra phải đi theo xu thế chung của bờ biển
- Các vùng biển ở bên trong ĐCS phải gắn với đất liền đủ mức được đặt dưới chế độ nội thuỷ
Khả năng áp dụng đường cơ cở thẳng
ĐCS thẳng có thể được sử dụng là đường đóng cửa sông (Đ9), cửa vịnh (Đ10).
Điểm cơ sở phải là các điểm cố định. Nếu điểm được chọn làm điểm cơ sở là các bãi cạn lúc nổi lúc chìm (Đ13) thì phải có các công trình luôn nổi trên mặt nước được xây dựng trên điểm đó hoặc được sự thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế (Đ7(4))
ĐCS thẳng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc vùng EEZ (Đ7(6))