Tăng trưởng và phát triển kinh tế do nhiều nhân tố quy định. Các nhân tố tác động lẫn nhau và lồng vào nhau. Do yêu cầu phát triển, giới hạn tự nhiên và đặc điểm của chúng mà vị trí, tác động của từng nhân tố đến tăng trưởng và phát triển sẽ khác nhau giữa các nước và các thời kỳ.
Có nhiều cách phân chia các nhân tố trong nghiên cứu và quản lý. Trong đó cách phân chia có tính phổ biến là phân chia theo nội dung. Theo cách phân chia này, các nhân tố được phân thành ba nhóm cơ bản: Các nhân tố kinh tế, các nhân tố phi kinh tế, các nhân tố có tính hỗn hợp.
- Các nhân tố kinh tế là những nhân tố biểu hiện bằng vật chất hoặc có thể chuyển hóa thành của cải vật chất (ví dụ tiền vốn …), tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh tế, tạo ra của cải và có thể trực tiếp xác định được mức đóng góp của chúng trong quá trình hoạt động kinh tế.
Các nhân tố kinh tế chủ yếu là: vốn, kỹ thuật – công nghệ, nhân lực, đất đai, tài nguyên thiên nhiên,…
- Các nhân tố phi kinh tế là những nhân tố không biểu hiện bằng vật thể, hoặc chỉ thông qua, lồng vào các nhân tố khác để phát huy tác dụng, hoặc là “dung môi”, “điều kiện” để cho các nhân tố kinh tế hoạt động và tăng hiệu quả. Người ta không thể trực tiếp xác định tác động và đóng góp của chúng trong quá trình hoạt động kinh tế.
Các nhân tố phi kinh tế chủ yếu là: diễn biến của thời, các truyền thống tập quán, các thể chế của Chính phủ và các cộng đồng, các hình thái ý thức xã hội, môi trường văn hóa- xã hội,…
- Các nhân tố có tính hỗn hợp là những nhân tố mà bản thân chúng có sự lồng ghép của cả nhân tố kinh tế và phi kinh tế.Chẳng hạn nhu cầu tiêu dùng cuối cùng, hợp tác kinh tế quốc tế,…
Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu một số nhân tố chủ yếu mà không đi vào toàn bộ các nhân tố.
1.5.1. Nhân tố kinh tế
Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến đầu vào và đầu ra của nền kinh tế.
1.5.1.1. Các nhân tố tác động trực tiếp tới tổng cung
Bao gồm 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu là vốn (K), Lao động (L), tài nguyên đất đai (R) và công nghệ kỹ thuật (T) theo hàm sản xuất:
Y = F (K, L, R, T)
+ Vốn (K): là yếu tố vật chất quan trọng có tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế. Vốn được đề cập ở đây là vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại trong nền kinh tế bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị đang được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất thể hiện tính chất tăng trưởng theo chiều rộng.
+ Lao động (L) là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại nhân tố này được nhấn mạnh ở khía cạnh phi vật chất hay còn gọi là vốn nhân lực đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp nhiểu bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp.
+ Tài nguyên đất đai (R): Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế thuộc
các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm nguồn tài nguyên từ trong lòng đất, không khí, từ rừng và biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ góp phần tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng nhất là đối với các nước đang phát triển.
+ Công nghệ kỹ thuật (T) được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện đại. Yếu tố này cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:
- Đó là những thành tựu kiến thức tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật.
- Sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.
Cơ chế tác động của các yếu tố tổng cung đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua mô hình tổng cung – tổng cầu (AD – AS) và mô tả như sau:
1.5.1.2. Các nhân tố tác động đến tổng cầu
Yếu tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế chính là khả năng chi tiêu, sức mua và năng lực thanh toán, tức là tổng cầu (AD) của nền kinh tế.
Có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu bao gồm: + Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (C)
+ Chi tiêu của chính phủ (G)
29 P 0 Y AD AS2 AS0 AS1 E1 E0 E2 P2 P0 P1 Y2 Y0 Y1
+ Chi cho đầu tư (I)
+ Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX)
Dưới sự tác động của thị trường các yếu tố của tổng cầu thường xuyên biến đổi, nếu tổng cầu bị giảm sút sẽ gây lãng phí rất lớn các yếu tố nguồn lực của quốc gia đã có nhưng không được huy động và làm hạn chế mức tăng trưởng thu nhập còn ngược lại nếu mức tổng cầu quá cao sẽ làm cho mức thu nhập của nền kinh tế tăng nhưng giá cả các yếu tố nguồn lực trở nên đắt đỏ sẽ đẩy mức giá chung của nền kinh tế lên.
1.5.2. Các nhân tố phi kinh tế
Có nhiều nhân tố phi kinh tế có tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phạm vi bài giảng chỉ đề cập đến một số nhân tố sau đây:
1.5.2.1. Truyền thống, tập quán với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Truyền thống tập quán (trong sản xuất, tiêu dùng và các sinh hoạt xã hội) là kết quả lâu dài của lịch sử - tự nhiên và xã hội, được thể hiện qua kiểu cách sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ, các hình thức sinh hoạt xã hội của các cộng đồng, các khu vực và vùng lãnh thổ.
Quốc tế hóa và toàn cầu hóa làm cho thị trường các nhân tố được mở rộng. Trong khi đó, truyền thống và tập quán ít bị quốc tế hóa và toàn cầu hóa, nó trở thành lợi thế để các quốc gia duy trì tăng trưởng, chuyển hóa nó vào hàng hóa, dịch vụ đáp ứng cầu cho cả thị trường bên ngoài.
Cần chú ý rằng, truyền thống, tập quán là lợi thế, nhưng không có ý nghĩa tuỵêt đối và vĩnh viễn. Khoa học và nghệ thuật vận dụng truyền thống, tập quán là phải phối hợp với các nhân tố khác như thế nào để nó hóa thân vào các yếu tố kinh tế và được thời đại chấp nhận. Hàng hóa dịch vụ dựa trên đó phải duy trì được tính cạnh tranh ở các thị trường.
1.5.2.2. Các thể chế có tính tự nguyện của các cộng đồng
Nhân tố này cũng là kết quả của quá trình lịch sử -tự nhiên và xã hội. Nó được các cá nhân hoặc hộ gia đình tự nguyện cùng xây dựng và thực hiện các quy ước của các cộng đồng dân cư (hoặc dân tộc) về các hoạt động kinh tế và sinh hoạt xã hội.
Với các thể chế này, một hệ thống ràng buộc, hệ thống hành lang và luật chơi được vận hành. Nó tác động tích cực và cả tiêu cực đến sự phát triển. Sự tác động của hệ thống này thường vận động ngược chiều với đà phát triển kinh tế, xã hội và sự hoàn thiện của thể chế quản lý của Chinh phủ. Một khi đất nước đã đi vào phát triển hiện đại các thể chế này có thể lụi tàn, thay vào đó là hệ thống thể chế quản lý của Chính phủ.
1.5.2.3. Các hình thái ý thức xã hội (các tôn giáo)
Mỗi hình thái ý thức xã hội (tôn giáo) có hệ thống các giá trị mà mỗi tín đồ và toàn thể giáo hội hằng theo đuổi. Ứng với hệ thống giá trị đó là hệ thống các giáo luật,
các quy ước đặt ra cho các tín đồ. Một khi các hế thống trên vận hành nó sẽ tác động, ghi dấu lên quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tín đồ đạo Hồi coi con heo là con vật dơ bẩn nên ngành nuôi và chế biến thịt heo không phát triển. Trong khi đó nghĩa vụ đóng thuế được coi là giáo luật nên nguồn thu của ngân sách Chính phủ tương đối ổn định. Phụ nữ không được khuyến khích đi làm nên một bộ phận tài nguyên bị lãng phí.
Do vậy, chiến lược và chính sách phát triển, đặc biệt những quốc gia đa tôn giáo cần phải đặc biệt coi trọng cân bằng lợi ích của các tôn giáo.
1.5.2.4. Diễn biến cùa thời tiết, khí hậu
Thời tiết, khí hậu biến đổi theo những quy luật của nó.Tuy vậy con người chỉ có thể tiếp cận sự vận động của nó theo quy luật số lớn mà không thể biết hết mọi diễn biến của nó trong ngắn hạn.
Thời tiết có thể tạo nên những thuận lợi bất ngờ, nhưng cũng có thể đưa lại nhiều mất mát và đau khổ không lường trước cho con người. Để tối đa hóa những thuận lợi, tối thiểu hóa những bất lợi, ngày nay các nước đều có chiến lược phát triển bền vững, chính sách thân thiện với thiên nhiên, chung sống với thiên nhiên.
*) Tài liệu học tập:
1. GS. Vũ Thị Ngọc Phùng, (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
2. E.Wayne Nafziger, (1998), Kinh tế học của các nước đang phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội
*) Câu hỏi ôn tập, thảo luận
1. Tại sao nói phát triển kinh tế là quá trình kết hợp giữa biến đổi về lượng và sự thay đổi về chất của nền kinh tế. Phát triển bền vững thường nhấn mạnh yếu tố gì? Tại sao?.
2. Phân tích các hướng lựa chọn con đường phát triển của các nước đang phát triển. Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế đã lựa chọn con đường nào? Giải thích?
3. Tại sao các nước dang phát triển thường đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước phát triển?
4. Phân tích các dạng khác nhau của cơ cấu kinh tế. Giải thích cơ cấu ngành kinh tế là phản ánh rõ rệt nhất trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
5. Để đánh giá sự phát triển xã hội, thường sử dụng các nhóm chỉ tiêu nào? Chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá xếp loại trình độ phát triển xã hội giữa các quốc gia hoặc các địa phương? Sự thể hiện các chỉ tiêu đó ở Việt Nam qua các số liệu thống kê.
6. Để đánh giá tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng, thường sử dụng các chỉ tiêu nào? Nêu các chỉ tiêu đó ở Việt Nam qua số liệu thống kê của 3 đợt tổng điều tra thu nhập 1993, 1998 và 2002 và cho nhận xét?
7. Các nhân tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế theo hướng tiếp cận mô hình tổng cung – tổng cầu? Hãy tự đưa ra các tình huống và sử dụng mô hình tổng cung – tổng cầu để xử lý và minh họa bằng các đồ thị tương ứng.
8. Cho số liệu về GDP của Mỹ và Ấn Độ năm t (giả định nền kinh tế chỉ có thép, gạo và dịch vụ)
Sản phẩm
Mỹ An Độ
Lượng Đơn giá Giá trị sản lượng
(tỷ $)
Lượng Đơn giá Giá trị sản lượng (tỷ Rupee) Thép (triệu tấn ) 2000 1000 ($/tấn) 1000 2000 (Rupee/tấn) Gạo (triệu tấn) 1000 100 ($/tấn) 800 200 (Rupee/tấn) Dịch vụ (triệu người) 200 5000 ($/người) 40 4200 (Rupee/người ) Tổng số GDP Tính GDP của Mỹ và Ấn Độ
9. Bảng sau là dự án đầu tư cho tăng trưởng kinh tế của nước A thời kỳ 2006-2010. Năm 2006, nước A có GDP/người là 1000$, dân số 20 triệu, tỷ lệ đầu tư trong GDP là 25%. NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 Yt I ICOR 3 3 3 3 3 ∆Y
a) Điền vào chỗ trống trong bảng. Tốc độ tăng trưởng của đầu tư hàng năm là 5% b) Tính tốc độ tăng trưởng của GDP năm 2010 so với năm 2006.
c) Nếu dân số gia tăng 3%/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP/ đầu người năm 2010 so với năm 2006 sẽ là bao nhiêu ?
CHƯƠNG 2
Các mô hình tăng trưởng kinh tế
Số tiết: 6 tiết (Trong đó: 04 tiết lý thuyết; 02 tiết thảo luận)
* Mục tiêu:
- Sinh viên nắm rõ các mô hình tăng trưởng kinh tế: Mô hình cổ điển, Mô hình của K.Marx, Mô hình tân cổ điển, Mô hình của Keynes và Mô hình kinh tế hiện đại về tăng trưởng kinh tế.
- So sánh để làm rõ sự khác biệt giữa các mô hình này.
- Vận dụng từng mô hình vào phân tích quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam qua các thời kỳ và định hướng chính sách trong tương lai gần.
Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Mục đích của các mô hình này là mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình tăng trưởng sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết. Những diễn đạt này có thể dưới dạng lời văn, sơ đồ hoặc toán học. Vấn đề khó khăn trong khoa học xã hội là ở chỗ tình hình thực tế vô cùng phức tạp. Một mô hình đơn giản có thể dễ dàng hiểu được nhưng sẽ gây ra sự mạo hiểm nghiêm trọng khi bỏ sót những yếu tố quan trọng trong thực tiễn. Ngược lại, một mô hình phức tạp chỉ có thể hiểu được trên cơ sở phân tích bằng toán học cao cấp.