Tăng trưởng kinh tế và mức độ đáp ứng phúc lợi cho con người trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 63)

Số tiết: 04 tiết (Trong đó: 03 tiết lý thuyết và 01 tiết thảo luận)

*) Mục tiêu

- Sinh viên nắm được các vấn đề về phúc lợi cho con người trong quá trình phát triển kinh tế.

- Vận dụng được chỉ số HDI vào đánh giá sự tiến bộ trong phát triển con người của các quốc gia trên thế giới và của Việt Nam.

- Vận dụng đường cong Lorenz và hệ số GINI vào đánh giá tình trạng bất bình đẳng của các quốc gia trên thế giới và của Việt Nam.

- Nắm được nội dung các mô hình về sự bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế: Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets; mô hình của A.Lewis; mô hình của Oshima; Mô hình của Ngân hàng thế giới (WB).

4.1. Tăng trưởng kinh tế và mức độ đáp ứng phúc lợi cho con người trong phát triển kinh tế triển kinh tế

4.1.1. Tăng trưởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi

Mục tiêu cuối cùng của mọi quốc gia hay mỗi địa phương là phấn đấu cho một xã hội phát triển, trong đó điều trước hết là làm thế nào để nâng cao mức sống cho quảng đại nhân dân. Xét về logic, thu nhập dân cư phụ thuộc vào tổng thu nhập của nền kinh tế và do kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, mức tăng tổng thu nhập của xã hội phải nhanh hơn mức tăng của quy mô dân số. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dân số thì mức thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là, khi thu nhập tăng lên, có đồng nghĩa với mức sống dân cư cũng được cải thiện hay không? Câu trả lời là có nếu chúng ta đồng nhất khái niệm thu nhập với khái niệm mức sống.

Tuy nhiên bản thân hai khái niệm này không giống nhau. Mức sống dân cư được thể hiện trong hành vi chi tiêu của dân cư, bao gồm tổng quy mô chi tiêu, trong đó cơ cấu chi tiêu phản ánh sự thay đổi về mặt chất còn tổng chi tiêu phản ánh mặt lượng của chi tiêu. Cơ cấu chi tiêu thể hiện việc phân chia chi tiêu thành chi cho nhu cầu vật chất và các nhu cầu khác ngoài vật chất. Các nhu cầu đều bao gồm nhu cầu cơ bản, thiết yếu và nhu cầu cao cấp, xa xỉ. Biểu hiện của sự gia tăng trong chi tiêu là quy mô, tỷ trọng thu nhập dành cho chi tiêu tăng lên và cơ cấu chi tiêu thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng chi tiêu cho các nhu cầu phi vật chất và nhu cầu mua sắm các hàng hóa xa xỉ, cao cấp trong tổng chi tiêu.

Phân tích trên cho thấy rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng với nâng cao mức sống dân cư. Tăng trưởng kinh tế là quá trình tạo thu nhập, trở thành điều kiện hàng đầu cho việc nâng cao mức sống quảng đại quần chúng nhân dân. Muốn có sự cải thiện mức

sống dân cư, trước hết nền kinh tế phải có tăng trưởng, đối với các nước đang phát triển thì phải là tăng trưởng nhanh, phải nâng cao tiềm lực kinh tế để cải thiện khả năng tạo thu nhập gia tăng cho đất nước. Tuy vậy, điều đó chỉ mang tính một chiều, một mũi tên ngược lại sẽ không phải luôn luôn đúng. Nhiều nước mức thu nhập bình quân đầu người khá cao nhưng tỷ lệ nghèo đói vẫn cao hơn nhiều so với cá nước có mức thu nhập thấp hơn, tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục cũng thấp hơn.

Ví dụ, Brazil có thu nhập bình quân đầu người gấp 2 lần Trung Quốc và gấp 5 lần Việt Nam nhưng tỷ lệ nghèo đói theo chuẩn quốc tế hiện nay vẫn còn 22% trong khi con số tương ứng ở Trung Quốc và Việt Nam là 4,6% và 7%, không những thế, một số chỉ số khác phản ánh mức sống như tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ bình quân… của Brazil cũng thấp hơn Trung Quốc và Việt Nam. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ cho việc nâng cao mức sống của quảng đại quần chúng nhân dân.

Ba trường hợp sau đây thể hiện cụ thể hiện tượng tăng trưởng không dẫn đến nâng cao mức sống dân cư như sau:

Một là, kết quả của tăng trưởng chủ yếu sử dụng để tích lũy, tái đầu tư cho chu kỳ tiếp theo. Nếu phân chia thu nhập thành hai phần là tiêu dùng và tích lũy thì nhiều quốc gia, hay chủ thể kinh tế trong những giai đoạn khó khăn hay cũng có thể do quan điểm riêng biệt trong từng giai đoạn phát triển nhất định, đã dùng phần lớn thu nhập tăng thêm cho tích lũy để tái đầu tư với mục tiêu tăng thêm tiềm lực kinh tế để hy vọng có thu nhập cao hơn cho giai đoạn sau. Tuy vậy, hậu quả của nó là mức sống của quảng đại quần chúng nhân dân không tăng lên do phải hy sinh phần tiêu dùng đánh được tăng lên của mình. Trường hợp Nhật Bản trong những năm đầu sau Đại chiến thế giới thứ 2 là một ví dụ minh chứng, để khôi phục nền kinh tế, Chính phủ đã chủ trương tăng cường tích lũy nội bộ để sử dụng ngày càng nhiều vốn cho đầu tư hàn gắn, phục hồi kinh tế. Một chính sách “thắt lưng buộc bụng” đối với không chỉ khu vực chính phủ mà cả khu vực tư nhân, khu vực hộ gia đình. Thu nhập làm ra được sử dụng chủ yếu cho tích lũy, đầu tư cho tương lai.

Hai là, phần thu nhập dành cho tiêu dùng chủ yếu sử dụng đến các lĩnh vực không liên quan đến nâng cao mức sống dân cư. Nếu xét riêng phần thu nhập dành cho tiêu dùng thì có thể chia thành hai nhóm là chi cho tiêu dùng cá nhân và chi cho tiêu dùng chính phủ. Trường hợp ở đây là, phần gia tăng của chi cho tiêu dùng lại không được sử dụng cho tiêu dùng cá nhân mà lại dành để gia tăng chi tiêu chính phủ. Phần gia tăng chi tiêu Chính phủ được sử dụng vào các khoản chi tiêu cho các lĩnh vực đầu tư phi kinh tế như quốc phòng, an ninh, ngoại giao hay tăng thêm chi cho tiêu dùng của chính phủ không liên qan đến cải thiện mức sống của nhân dân. Một số khoản

chính phủ sử dụng cho đầu tư cho tiêu dùng thì lại không phải là đầu tư cho các công trình kinh tế có liên quan trực tiếp cung cấp hàng hóa tiêu dùng của quảng đại quần chúng nhân dân mà lại chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng hóa xa xỉ cho một số tầng lớp người trong xã hội.

Cuối cùng, kết quả của phần gia tăng trong chi tiêu cá nhân lại không được phân bổ đều cho các thành viên trong xã hội mà chỉ thuộc về một nhóm người do sự khác nhau về lợi thế phát triển giữa các nhóm người trong xã hội. Những người, những chủ thể kinh tế có những lợi thế khác nhau về điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội, gia đình, cá nhân, họ sẽ được hưởng phần lớn phần thu nhập gia tăng. Trong khi đó, những người bất lợi thế về các điều kiện nguồn lực thì lại không nhân được sự cải thiện thu nhập. Điều này thể hiện khá rõ không những trong một quốc gia mà kể cả giữa các nước, các nền kinh tế trên toàn thế giới. Rõ ràng là hiện nay, tổng thu nhập toàn cầu đạt khoảng 44 nghìn tỷ USD, trong đó hơn 35 nghìn tỷ USD xấp xỉ 80% thuộc về các nền kinh tế phát triển với quy mô dân số chiếm 15%. Các nước Nam Mỹ có mức thu nhập bình quân đầu người cao như Brazil, Argentina, Mexico nhưng phần thu nhập của 20% người nghèo nhất xã hội chỉ chiếm lần lượt là 2,6%; 3,2% và 3,4% (số liệu WB 2005).

Ba trường hợp trên dẫn đến kết qủa của tăng trưởng không dẫn đến nâng cao mức sống của quảng đại quần chúng nhân dân và xóa đói giảm nghèo. Điều đó cũng được giải thích bởi ba lý do tương ứng.

Một là, sự bất hợp lý trong việc giải quyết mối quan hệ cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng.

Hai là, sự mất cân đối trong phân phối khoản chi tiêu tiêu dùng giữa tiêu dùng vì mục tiêu kinh tế, cải thiện cá nhân với tiêu dùng cho hoạt động phi kinh tế.

Ba là, chính sách phân phối thu nhập.

Để làm cho kết quả tăng trưởng kinh tế luôn luôn dẫn đến nâng cao mức sống quảng đại quần chúng nhân dân, ba nhóm chính sách liên quan đến phân phối thu nhập sau đây cần được đặt ra:

+ Chính sách bảo đảm cân đối tích lũy tiêu dùng.

+ Chính sách bảo đảm cân đối tiêu dùng cá nhân và chi tiêu chính phủ. + Hoàn thiện các chính sách phân phối thu nhập dân cư.

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để có chính sách phân phối thu nhập dân cư vừa tạo động lực tăng trưởng nhanh nhưng kết quả của tăng trưởng không chỉ thuộc về một số người trong xã hội.

4.1.2. Các phương thức phân phối

4.1.2.1. Phân phối thu nhập theo chức năng:

Là hình thức phân phối dựa trên cơ sở sự đóng góp nguồn lực của mỗi thành viên trong xã hội vào quá trình hình thành thu nhập của nền kinh tế. Ví dụ, thù lao chi yếu tố lao động là tiền công, các yếu tố đất đai, tiền và vốn sử dụng vào hoạt động sản xuất và dịch vụ sẽ hình thành thu nhập dưới dạng tương ứng là địa tô, lãi suất và lợi nhuận. Các khoản thu nhập ấy sẽ được chuyển vào các cá nhân hay hộ gia đình theo mức độ sở hữu nguồn lực của các thành viên trong xã hội.

Hình 4.1: Sơ đồ phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập cá nhân

Cơ chế phân phối thu nhập nói trên có tác dụng thúc đẩy việc các hộ gia đình, các thành viên trong xã hội chuyển nguồn lực sở hữu vào quá trình sản xuất và dịch vụ, mở rộng quy mô nguồn lực, nâng cao chất lượng nguồn lực cũng như sử dụng nó một cách có hiểu quả nhất để tạo ra thu nhập cho nền kinh tế. Như vậy là, phân phối thu nhập theo chức năng bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nó tiến bộ hơn nhiều so với hình thức phân phối thu nhập theo lao động nếu đứng trên góc độ khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội. Phương thức phân phối này phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, nó cũng ngày càng được hoàn thiện trong quá trình thực hiện một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh.

Theo phương thức phân phối này thu nhập của mỗi thành viên (hoặc hộ gia đình) phụ thuộc vào hai yếu tố là:

+ Quy mô và chất lượng nguồn lực sở hữu. + Giá cả của yếu tố nguồn lực mà họ sở hữu.

Nếu hộ gia đình nào sở hữu càng nhiều nguồn lực với giá cả thị trường cao thì họ sẽ được hưởng thu nhập ngày càng cao từ kết quả của tăng trưởng kinh tế còn

Sản xuất Hộ gia đình 4 (W, Pr, R) Hộ gia đình 3 (Pr, R) Hộ gia đình 2 (W, Pr) Hộ gia đình 1 (W) Đất đai(R) Tư bản (K) Lao động (L) Địa tô (R) Tiền lương (W) Lợi nhuận (Pr)

ngược lại, ai có ít nguồn lực và giá cả nguồn lực thấp thì họ sẽ không nhận được thu nhập cao. Theo logic trên, hệ quả không mong muốn của phương thức phân phối thu nhập theo chức năng chính là khả năng phân hóa, bất bình đẳng xã hội nảy sinh và trở nên trầm trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh.

Ngân hàng thế giới (WB) đã gợi ý những việc cần phải làm trước để khi thực hiện phương thức phân phối theo chức năng có thể hạn chế đến mức cao nhất sự bất bình đẳng xã hội.

+ Cần tiến hành phân phối lại tài sản như đất đai, vốn, tài chính giữa các thành viên trong xã hội. Mục tiêu của việc này đã là bảo đảm sự đồng đều trong sở hữu tài sản của các hộ gia đình, xóa bỏ gốc rễ của khả năng sinh ra bất bình đẳng khi áp dụng phân phối theo tài sản. Ở các nước áp dụng thành công mô hình tăng trưởng đồng thời với phân phối lại như Hàn Quốc, Đài Loan, Đức…chính phủ đã áo dụng chính sách phân phối lại tài sản thông qua các cuộc cải cách ruộng đất, chia nhỏ đất đai nông nghiệp giao cho nông dân, quốc hữu hóa, giải thể hoặc phân chia lại tài sản đối với các cơ sở sản xuất quy mô lớn, cải cách tài chính, hỗ trợ vốn cho các DNVVN,…

+ Thực hiện định giá lại tài sản nhằm bảo đảm giá thị trường của các yếu tố nguồn lực ngày càng phản ánh sát với giá ngầm, tức là giá trị đích thực của nó.

Trên thực tế, giá thị trường của các yếu tố nguồn lực mà các thành viên trong xã hội sở hữu và phải đối mặt thường bị méo mó đi bởi nhiều lý do, trong đó có thể do sự mất cân đối giữa cung – cầu; do sự can thiệp quá nhiều của chính phủ vào định giá thị trường hoặc do sự khống chế giá đầu vào cả các tổ chức độc quyền thị trường.

4.1.2.2. Phương thức phân phối lại thu nhập

Đây là hình thức bổ trợ, đi liền với phân phối theo chức năng để bảo đảm giải quyết ngay từ đầu vấn đề xóa đói, giảm nghèo và công bằng xã hội. Phân phối theo thu nhập thực chất là phân phối lần đầu theo chức năng nhằm tạo ra sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Phân phối lại được tiến hành dưới hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp.

+ Phân phối lại trực tiếp tức là: Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập để điều chỉnh bớt thu nhập của các doanh nghiệp hoặc các cá nhân và hộ gia đình có thu nhập cao hơn mức quy định. Phần thuế thu nhập nhận được, Nhà nước sử dụng để cấp lại cho những hộ gia đình nghèo, những cá nhân, địa phương hay tập thể có mức thu nhập thấp do thiếu cơ hội phát triển hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống dưới hình thức trợ cấp thường xuyên hay đột xuất. Cơ chế thuế và trợ cấp nói trên gọi là nội dung chính của chính sách phân phối lại trực tiếp.

+ Phân phối lại gián tiếp thực chất là: chính sách ưu tiên trong việc tiếp cận dịch vụ công cho người nghèo, vùng nghèo, những thành viên trong xã hội không có hoặc thiếu cơ hội phát triển, thông qua chính sách giá,. Họ sẽ được tham gia các dịch

vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch…theo giá rẻ hoặc miễn phí, được nhà nước bỏ vốn đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, nhà cửa, trường học, trạm y tế…nhằm cải thiện các cơ hội phát triển.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w