Adam Smith được coi là người khai sinh của khoa học kinh tế, với tác phẩm
“Của cải của các nước”. Trong tác phẩm này ông giới thiệu những nội dung cơ bản : - Học thuyết về “giá trị lao động”: Lao động chứ không phải đất đai, tiền bạc là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước.
- Học thuyết “Bàn tay vô hình”: Tự người lao động chứ không phải ai khác biết rõ nhất cái gì lợi cho họ. Nếu không bị chính phủ kiểm soát, họ được lợi nhuận thúc đẩy, sẽ sản xuất các hàng hóa và dịch vụ cần thiết. Thông qua thị trường, lợi ích cá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội. Ông cho rằng mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích công cộng…Họ được bàn tay vô hình dẫn dắt để phục vụ một mục đích không nằm trong ý định của mình.
- Về vai trò của Chính phủ ông viết: “Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình. Không phải như vậy đâu. Hãy để mặc tất cả, hãy để mọi sự việc xẩy ra. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu. Không ai cần kế hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả…”.
- Ông cũng đưa ra lý thuyết về phân phối thu nhập, theo nguyên tắc “ai có gì được nấy”. Tư bản có vốn thì có lợi nhuận, địa chủ có đất thì nhận địa tô, công nhân có sức lao động thì nhận tiền lương. Theo tác giả đây là nguyên tắc phân phối công bằng, hợp lý.
2.1.1. Các yếu tố tăng trưởng kinh tế và quan hệ giữa chúng
2.1.1.1.Các yếu tố tăng trưởng
Lý thuyết tăng trưởng của Ricardo đã nhấn mạnh đến 3 yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, đó là vốn (K), lao động (L) và ruộng đất bao gồm cả số và chất lượng (R). Hàm sản xuất của Ricardo được khái quát là:
Y = F (L, R, K)
Trong đó K (vốn, tư bản) là một quỹ tiền, được xác định bằng tổng tiền lương phải trả cho người lao động sản xuất sản phẩm, trước khi hàng hóa được bán đi và phần tiền phải bỏ ra để mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
R (đất đai) là số và chất lượng ruộng đất trong nông nghiệp. Ruộng đất, theo quan điểm của Ricardo là không đổi, tức là có giới hạn, chính vì thế mà số và chất lượng sẽ ngày càng giảm dần theo quy mô khai thác, sử dụng và tuân thủ theo nguyên tắc lợi tức giảm dần.
L (lượng cung lao động) được xác định bằng số lượng lao động sẵn sàng làm việc đủ thời gian với bất kể mức lương bao nhiều. Lao động được giả định là cố định trong ngắn hạn (khi dân số chưa thay đổi) nhưng lại trở nên “hoàn toàn co giãn” trong dài hạn. Điều đó có nghĩa là khi lao động đã đến mức bão hòa so với một quy mô ruộng đất hạn chế thì người lao động sẽ được hưởng mức tiền lương như nhau và gọi là “mức tiền lương tối thiểu”.
Ricardo đã không “tin tưởng” đưa yếu tố kỹ thuật, công nghệ vào hàm sản xuất, vì cho rằng nó tác động rất yếu ớt và lại không liên tục, không đủ sức khống chế được quy luật lợi tức giảm dần của ruộng đất.
2.1.1.2. Mối quan hệ
- Giữa các yếu tố (K,L) có thể kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định (không có khả năng thay thế giữa các yếu tố đầu vào lẫn nhau).
- Trong sản xuất nông nghiệp khi có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất có biểu hiện của tỷ suất lợi nhuận giảm dần.
- Trong sản xuất công nghiệp khi có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất sẽ đạt được hiệu quả sản xuất theo quy mô.
2.1.1.3. Vai trò của đất đai
Ricardo đã cho rằng nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, quy mô ruộng đất sử dụng được chính là yếu tố quyết định đến tăng trưởng. Để tìm ra câu trả
lời nói trên, ông đã có sự phân tích theo một logic bắt đầu từ nguồn gốc của tăng trưởng là tích lũy và đầu tư tư bản, cụ thể là:
Muốn tăng thu nhập thì nền kinh tế phải có tích lũy. Tăng trưởng (g)
2.1.2. Phân chia các nhóm người trong xã hội và thu nhập của họ
2.1.2.1. Phân phối thu nhập
Tương ứng với các yếu tố tăng trưởng, Ricardo chia xã hội thành các nhóm người: địa chủ, nhà tư bản, công nhân. Phân phối thu nhập của ba nhóm người này phụ thuộc quyền sở hữu của họ với các yếu tố sản xuất: địa chủ có đất sẽ nhận được địa tô; công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công; tư bản có vốn sẽ nhận được lợi nhuận.
Do vậy, thu nhập của xã hội là tổng thu nhập của các tầng lớp dân cư, nghĩa là bằng: tiền công + lợi nhuận + địa tô.
Trong các nhóm người của xã hội, các nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và phân phối, đặc biệt họ là tầng lớp giữ vai trò chính thực hiện tích lũy cho phát triển sản xuất.
2.1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của nền kinh tế
Tổng thu nhập xã hội = Tiền công + lợi nhuận + địa tô
2.1.2.3. Vai trò của tư bản
Trong các nhóm người của xã hội, các nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và phân phối, đặc biệt họ là tầng lớp giữ vai trò chính thực hiện tích lũy cho phát triển sản xuất.
2.1.3. Sự cân bằng của nền kinh tế và vai trò của chính phủ
2.1.3.1. Sự cân bằng của nền kinh tế
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng, thị trường với bàn tay vô hình dẫn dắt đã gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, làm linh hoạt giá cả và tiền công, hình thành và điều chỉnh các cân đối kinh tế, bảo đảm công việc làm đầy đủ. Đây là quan điểm cung tạo nên cầu.
35
Yo GDP
ADO
AD1
Hình 2: Đường Cung cầu theo mô hình trường phái cổ điển
Trong mô hình này, đường cung AS luôn là đường thẳng đứng ở mức sản lượng tiềm năng. Đường cầu AD thực chất là đường biểu thị hàm cung tiền, được xác định bởi mức giá, không quan trọng với việc hình thành sản lượng. Điều này cũng có nghĩa là các chính sách kinh tế không có tác động đáng kể vào hoạt động kinh tế.
2.1.3.2. Vai trò của Chính phủ
Các chính sách kinh tế không có tác động đáng kể vào hoạt động kinh tế, thậm chí các hính sách kinh tế nhiều khi lại hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Ví dụ chính sách thuế, xét cho cùng thuế lấy từ lợi nhuận, tăng thuế sẽ làm giảm tích lũy hoặc làm tăng giá cả hàng hóa dịch vụ.
Về chi tiêu của Chính phủ, các nhà kinh tế học cổ điển cho đó là những chi tiêu “không sinh lời”. Ricardo chia những người làm việc thành hai nhóm. Những người làm việc trực tiếp và gián tiếp tạo ra sản phẩm là những lao động sinh lời, còn những người khác là lao động không sinh lời. Do những hoạt động không sinh lời này mà khả năng phát triển kinh tế bị giảm bớt.