Nghèo khổ ở các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 83)

4.5.1.Nghèo khổ về thu nhập

4.5.1.1. Khái niệm

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.

Những người cận nghèo được hiểu phổ biến là những người ở mấp mé, cận kề với sự nghèo khổ.

Người dễ bị tổn thương có diện rộng hơn người nghèo và người cận nghèo, đó là những người dễ bị tác động tiêu cực trước những rủi ro của cuộc sống bao gồm: người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS, dân di cư, nhân dân trong vùng thiên tai, những cộng đồng đã bị ảnh hưởng bởi sự thoái hóa và ô nhiễm môi tường…

4.5.1.2. Phương pháp đánh giá nghèo khổ về thu nhập

- Ở các nước đang phát triển, việc phân tích và đánh giá nghèo khổ chủ yếu dựa trên tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu).

- Phương pháp của ngân hàng thế giới là dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng đô la mỗi ngày. Ngưỡng nghèo thường dùng hiện nay là 1 đô la và 2 đô la/ngày (theo sức mua tương đương).

- Phương pháp của Việt Nam: Dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người (phương pháp của tổng cục thống kê).

Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn

Chuẩn nghèo của Bộ LĐTBXH ban đầu được gắn với một số lượng gạo nhất định. Vào năm 1993, một người được coi là nghèo nếu anh ta không đủ tiền mua 20 kg gạo một tháng ở thành thị và 15 kg gạo một tháng ở nông thôn.

Chuẩn nghèo giai đoạn 1996 - 1997: Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ dưới: 15 kg gạo ở khu vực nông thôn miền núi; 20 kg gạo ở khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 25 kg gạo ở khu vực thành thị.

Chuẩn nghèo giai đoạn 1998 - 2000: Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ dưới: 15 kg gạo (tương đương 55.000 đồng) ở khu vực nông thôn miền núi; 20 kg gạo (70.000 đồng) ở khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 25 kg gạo (90.000 đồng) ở khu vực thành thị.

Chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005:

Theo quyết định thì các hộ gia đình được xếp vào dạng nghèo bao gồm:

1. Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80 000 đồng/ người/ tháng trở xuống là hộ nghèo.

2. Nông thôn đồng bằng là 100 000 đồng/ người/ tháng. 3. Thành thị là 150000 đồng/người/ tháng.

Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010:

1. Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

2. Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015:

1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

4.5.2. Chỉ số đánh giá

“Chỉ số đếm đầu người” (HC – Headcount index). Từ đó xác định tỷ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu – HCR).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w